Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Các cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.
- Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1995 – 2005
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau: lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (gấp 2,36 lần cả nước và 3,1 lần Đồng bằng sông Hồng năm 2005), Đồng bằng sông Hồng thấp hơn bình quân của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng có sự biến động không ổn định (dẫn chứng).
- Tốc độ gia tăng có sự khác nhau, từ năm 1995 đến năm 2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng gấp 1,35 lần, cả nước tăng gấp 1,31 lần, Đồng bằng sông Hồng tăng gấp 1,09 lần (đang giảm trong những năm gần đây).
* Giải thích
- Sản lượng bình quân tăng là do tốc độ tăng sản lượng lương thực tăng cao hơn so với tốc độ tăng dân số.
- Đồng bằng Sông Cửu Long có bình quân cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đồng thời đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số thấp hơn Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng Sông Hồng có bình quân lương thực thấp và tăng chậm là do vùng này ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác mà còn có nguy cơ bị thu hẹp do chuyển dịch sản xuất, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Đây lại là vùng có dân số quá đông.
Đáp án: D
Giải thích: Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản:
- Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho các cây lương thực (trồng lúa).
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm bãi cá và các đầm phá thuận lợi phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
⇒ Biện pháp hợp lí nhất là tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của vùng để đảm bảo lương thực thực phẩm tại chỗ cho vùng: trong ngư nghiệp: tăng cường khai thác nuôi trồng thủy sản; trong trồng trọt: phát triển thủy lợi đẩy mạnh thâm canh, xác định cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Một trong các ngành cơ cấu trọng điểm của vùng đồng bằng sôg hồg là Cn chế biến lương thực, thực phẩm vì thế diện tích và sản lượng lương thực của vùng đứng thứ 2 sau đồng bằng sông cửu long . Mặc khác đồng bằng sông hồng là vùng có trình độ thâm cao phụ thuộc vào khí hậu và thủy văn, đất phù sa ,... Tuy nhiên ở vùng Đồng bằng Sông hồng còn có thiên tai, mưa bão ,lũ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự phát triển sản xuất lương thực
a) Nguồn lực tự nhiên
- Thuận lợi :
+ Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, nhất là lúa nước
+ Đất phù sa màu mỡ thích hợp với cây lương thực; nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây trồng và tăng vụ
- Khó khăn : thiên tai thiên nhiên, đất bạc màu
b) Nguồn lực kinh tế - xã hội
- Thuận lợi :
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh lúa nước
+ Cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc,...) và cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, các trại giống, trạm bảo vệ thực vật,...) vào loại tốt nhất cả nươc
+ Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Có thị trường tiêu thụ, đường lối, chính sách khuyếnn khích phát triển nông nghiệp của Đảng, Nhà nước.
- Khó khăn : số dân quá đông là khó khắn lớn nhất.
Thế mạnh chủ yếu để sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng là
A. cơ cấu ngành đa dạng, nguồn nguyên liệu phong phú.
B. đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. lao động giàu kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao.
D. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Đảm bảo thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.
-Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
-Trồng nhiều hoa màu lương thực.
-Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm.
-Đồng cỏ nhiều thuận tiện phát triển đàn trâu, bò, dê, cừu.
-Đẩy mạnh việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
-Tăng thêm khẩu phần cá và thủy sản trong cơ cấu bữa ăn.
Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vấn đề này.
- Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng cần được giải quyết bằng cách:
+ Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.
+ Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông cửu Long.
+ Tăng thêm khẩu phần cá và các thủy sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
- Khả năng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm tại chỗ là rất lớn. Vấn đề LTTP của vùng hoàn toàn có thể giải quyết tốt, nhất là trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người và có tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).
* Giải thích
- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
Giải thích: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở Đồng bằng sông Hồng thấp, vì thế để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu nhân dân trong vùng thì phải đẩy mạnh thâm canh và thay đổi cơ cấu mùa vụ.
Đáp án: B