Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề Toán
Bài 1: (3,5 đ)
Thực hiện phép tính:
a) -8/5 + 13/21 + 23/5 + 8/21
b) 6/21 : 3/7 + 4/7
c) 2.3/4(1,2 – 4/5) – 70%
d) (1/2018 + 2/2019) . (1/2 – 1/3 – 1/6)
Bài 2. (2 đ) Tìm x biết:
a) x – 3/10 = 3/5
b) 3/4:(2,2x – 7/11) = -3/8
Bài 3. (1,0 đ)
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 30m và chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.
a)Tính chiều rộng của khu vườn
b) Tính chu vi của khu vườn
Bài 4. (1,0 đ)
Nhân dịp khai trương, một cửa hàng bán giầy thể thao giảm giá 10% cho tất cả các sản phẩm. Bạn Ngà mua 1 đôi giày vào dịp khai trương và phải trả số tiền là 270000 đồng. Hỏi giá đôi giày bạn Ngà mua khi chưa giảm giá là bao nhiêu?
Bài 5. (2 đ) Cho góc xOy và góc yOz là hai góc kề bù, biết góc xOy bằng 1000.
a). Tính số đo của góc yOz
b) Kẻ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo của góc xOt.
c) Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Ot, nối điểm A với điểm B. Viết kí hiệu tam giác AOB và kể tên các cạnh của tam giác AOB.
Bài 6. (0,5đ)
So sánh hai biểu thức A và B biết rằng:
A = 2018/2019 + 2019/2020 B = (2018 + 2019)/(2019 + 2020)
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện
B. Chị Cốc
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?
A. Tạ Duy Anh
B. Vũ Tú Nam
C. Tô Hoài
D. Đoàn Giỏi
3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Kết hợp cả A, B và C.
4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Phrăng
B. Thầy giáo Ha – men
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?
A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy
B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy
C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy
D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa
Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái
Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?
A. Sự việc
B. Lời kể
C. Người kể chuyện
D. Cốt truyện
8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện thơ
9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?
A. Định nghĩa
B. Đánh giá
C. Giới thiệu
D. Miêu tả
10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?
A. Đánh giá
B. Định nghĩa
C. Miêu tả
D. Tồn tại
12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
A. Động từ và danh từ
B. Động từ và tính từ
C. Động từ và số từ
D. Động từ và lượng từ
13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ khả năng
14. Trong hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.
Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
https://vndoc.com/de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-mon-lich-su-lop-6/download
https://loga.vn/tai-lieu/de-cuong-on-tap-hoc-ki-1-mon-lich-su-lop-6-4133
* GDCD :
I. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Câu 1. Biển báo cấm hình tròn, …………………………….., viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện ………….
Câu 2. Không ai được ………………… vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ……………………………………..
Câu 3. Người đi bộ phải đi trên ………………, ………………; nếu không có lề thì đi sát ……….........................
II. Khoanh tròn chữ cái đầu câu em chọn.
Câu 1. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào?
A. 1988
B. 1990
C. 1989
D. 1991
Câu 2. Việc làm nào sau đây là vi phạm trật tự an toàn giao thông?
A. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy.
B. Mang giấy phép khi lái xe.
C. Đi xe đạp vào phần đường dành cho người đi bộ
D. Không đi xe dàng hàng hai, hàng ba.
Câu 3. Nhặt được thư của bạn em sẽ làm gì?
A. Mở ra xem
B. Mang đi giấu, về nhà mở ra xem
C. Đem bỏ vào thùng rác
D. Trả lại cho bạn
Câu 4. Việc làm nào sau đây là vi phạm quyền trẻ em?
A. Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho trẻ em.
B. Lôi kéo, dụ dỗ trẻ em uống rượu, hút thuốc.
C. Tạo mọi điều kiện cho trẻ em được đi học
D. Cho con cái tham gia các hoạt động tập thể của trường tổ chức.
Câu 5. Biển hiệu lệnh có các dấu hiệu nào?
A. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
B. Hình tròn, nền màu vàng, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
C. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
D. Hình tròn, nền màu xanh trắng, hình vẽ màu đen nhằm báo hiệu điều phải thi hành.
Câu 6. Trẻ em trong độ tuổi nào bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học?
A. Từ 6 – 16 tuổi
B. Từ 6 – 14 tuổi
C. Từ 8 – 14 tuổi
D. Từ 6 – 18 tuổi
III. Đánh dấu x vào ô trông tương ứng.
Câu 1. Cho biết những việc làm nào sau đây là xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
Việc làm | Tính mạng | Thân thể, sức khỏe | Danh dự, nhân phẩm |
A. Dùng điện bẩy chuột gây chết người | |||
B. Chưởi mắng, nhục mạ bạn trước đám đông. | |||
C. Đánh bạn gây thương tích. | |||
D. Trêu chọc, nói xấu bạn với người khác. |
Câu 2. Cho biết những việc làm sau đây là thể hiện quyền hay nghĩa vụ học tập?
Việc làm | Quyền | Nghĩa vụ |
A. Học với bất cứ hình thức nào | ||
B. Chăm chỉ học tập. | ||
C. Học suốt đời. | ||
D. Chủ động, tự lập, tự giác trong học tập, không bỏ học giữa chừng. |
Câu 3. Cho biết những việc làm sau đây việc làm nào thực hiện quyền trẻ em, việc làm nào vi phạm quyền trẻ em?
Việc làm | Thực hiện quyền trẻ em | Vi phạm quyền trẻ em |
A. Cho trẻ em đi học khi đến tuổi. | ||
B. Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm. | ||
C. Quan tâm dạy dỗ, giáo dục không cho trẻ tham gia các trò chơi không lành mạnh. | ||
D. Không cho con bày tỏ ý kiến. |
IV. Nối ý.
Câu 1.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Tránh nhau a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Về phía tay phải
3. Người đi bộ c. Đi sát mép đường
4. Người đi xe đạp d. Không buông cả hai tay
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 2.
Nối hai vế câu cho đúng với quyền và nghĩa vụ của công dân.
A | B | |
1. Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể. | a. Quyền và nghĩa vụ học tập | |
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, trử trường hợp pháp luật cho phép. | b. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | |
3. Không nghe trộm điện thoại của người khác. | c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở | |
4. Chăm chỉ học tập, không bỏ học giữa chừng. | d. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. |
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
Câu 3.
Nối hai vế câu cho đúng với quy định về thực hiện trật tự an toàn giao thông.
A B
1. Người đi xe gắn máy a. Về phái tay trái
2. Vượt nhau b. Đội mũ bảo hiểm
3. Người đi bộ c. Đi trên hè phố, lề đường
4. Người đi xe đạp d. Đi đúng vào phần đường dành cho người đi xe đạp.
Trả lời: 1……; 2…….; 3……..; 4………
B. Ôn thi học kì 2 môn Công dân lớp 6 phần Tự luậnI. NHẬN BIẾT:
Câu 1.
Cho biết các nguyên nhân phổ biến của tai nạn GT? Trong đó nguyên nhân nào là chính? (2 đ)
- Do ý thức của người tham gia GT chưa tốt,
- Không hiểu biết pháp luật.
- Đường xấu và hẹp,
- Người tham gia GT đông,
- Phương tiện GT không đảm bảo an toàn…
* Nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt
Câu 2.
Gia đình và Nhà nước có trách nhiệm, vai trò gì đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? (2đ)
a. Trách nhiệm của gia đình:
- Tạo điều kiện cho con em được HT, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.
- Người lớn có trách nhiệm giáo dục, làm gương.
b. Vai trò của Nhà nước:
- Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
- Giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, người tàn tật, khuyết tật … được hưởng 9 sách ưu đãi
Câu 3. Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước? (1đ)
=> Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
Câu 4. Cho biết biển báo cấm có đặc điểm gì? (1 đ)
=> Hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
Câu 5. Cho biết pháp luật quy định như thế nào đối với người đi bộ? (1 đ)
- Phải đi trên hè phố, lề đường; nếu không có lề đường thì đi sát mép đường.
- Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường; tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Câu 6. Cho biết theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, quy định trẻ em có mấy nhóm quyền? Kể tên? Ở địa phương em đã có những hoạt động nào góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em?
=> 4 nhóm quyền:
+ Nhóm quyền sống còn,
+ Nhóm quyền bảo vệ,
+ Nhóm quyền phát triển,
+ Nhóm quyền tham gia.
Ở địa phương em đã có những hoạt động góp phần bảo vệ các quyền của trẻ em:
- Xây dựng trường học,
- Tiêm ngừa, khám sức khỏe cho trẻ em,
- Trẻ em đến tuổi đi học đều được đi học,
- Khuyến khích, giúp dỡ, tạo mọi điều kiện cho trẻ em đến trường,
- Mở các khu vui chơi lành mạnh cho trẻ em …
II. THÔNG HIỂU
Câu 1.
Việc học tập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình? Trong học sinh hiên nay có nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, trốn tiết đi chơi; lười không chịu học … Em có suy nghĩ gì đối với các hiện tượng này?
a. ĐV bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
b. ĐV gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xd gia đình no ấm, hạnh phúc.
* Suy nghĩ của em:
Đây là những hiện tượng sai trái. Vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập. Ảnh hưởng xấu đến tương lai: không có kiến thức, không có việc làm ổn định dẫn đến nghèo đói, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội …
Câu 2.
Tại sao mọi người phải thực hiện đúng trật tự ATGT?
Vì để:
- Bảo đảm ATGT cho, mình và cho người khác, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
- Bảo đảm cho GT được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong GT, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
Câu 3.
Ý nghĩa của công ước LHQ về quyền trẻ em? Nêu 2 việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em theo quy định của công ước LHQ?
- Đối với trẻ em: Trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, do đó được phát triển đầy đủ.
- Đối với thế giới:
Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai, trẻ em được phát triên đầy đủ sẽ xây dựng nên thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.
* Hai việc là
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................
III. VẬN DỤNG
Câu 1.
Tình huống: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi: Theo em Tuấn đã vi phạm điều gì? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách ứng xử nào là tốt nhất?
* Xúc phạm đến danh dự của bạn, xâm phạm thân thể, súc khỏe của bạn ;
* Hải có thể: - Chống cự lại;
- Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu;
- Nói cho người lớn biết để giải quyết;
* Cách ứng xử tốt nhất là: Bình tĩnh giải thích cho Tuấn hiểu; Nói cho người lớn biết để giải quyết
Câu 2.
Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau:
- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
- Nhìn thấy bạn xem trộm thư hoặc nghe điện thoại của người khác.
* Em tuyệt đối không cho họ vào nhà, nói với người đó đợi cha mẹ về rồi trở lại ; Gọi điện báo cho cha mẹ hoặc người thân biết ;...
* Ngăn cản, giải thích cho bạn hiểu việc làm đó là sai, đã xâm phạm vào quyền bí mật riêng tư của người khác, Không được làm như vậy.
Câu 3.
Tình huống: Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có 2 em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.
H: Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Vì sao?
=> Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn bằng cách:
+ Tuyệt đối không bỏ học mà vẫn cố gắng học tiếp;
+ Một buổi đi học, 1 buổi ở nhà phụ giúp gia đình;
+ Tìm sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường, địa phương …
Vì: Chỉ có học tập mới giúp em có 1 tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nếu nghỉ học ở nhà có thể bản thân sẽ khó vượt qua khó khăn, thậm chí có thể sa vào các tệ nạn xã hội khác…
Hi bạn . Trường mk thi rồi nhé
Mk cho bạn đề cương đây:
GDCD
+Theo em tai nạn giao thông ngày càng tăng là do những nguyên nhân nào?Nguyên nhân nào là chủ yếu?
+Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.
+Theo công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhòm quyền?Hãy nêu nội dung Từng nhóm quyền.
+Để đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường chúng ta cần phải làm gì?
+Công dân là gì?Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
+Đối với người đi xe đạp cần đi như thế nào là đúng?
LS nhé:
+Nước Chăm-pa ra đời như thế nào?
+Trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Lý Bí
+Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan(năm 722)
+Tình hình kinh tế, văn hóa nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
xl mấy cái đè cương năm lp 6 mk hk còn nữa. chúc pn có kì thi tốt và đạt điểm cao nhé :)
Lý nè: