K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6

Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?

A. Tô Hoài.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Tuân.

D. Võ Quảng.

Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 5: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể lại theo lời

A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Ở đời phải trung thực, tụ tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối hận.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động.

B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Cả ba câu A, B và C.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu vài nét về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 2: Sau khi học xong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì? Hãy viết thành đoạn văn (10-15) câu?

 

0
1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế MènB. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam3. Qua đoạn trích “Bài...
Đọc tiếp

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?

A. Tuyển tập Tô Hoài             C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

B. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           

B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam

3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách  nào?

A. Tự tin, dũng cảm                                     C. Tự phụ, kiêu căng

B. Khệnh khạng, xem thường mọi người      D. Hung hăng, xốc nổi

4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Chị Cốc            B. Người kể chuyện                 C. Dế Mèn            D. Dế Choắt

5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;

B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?

A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;

B. Không giúp Dế Choắt đào hang;

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                         C. Thương và ăn năn hối hận

B. Than thở và buồn phiền                 D. Nghĩ ngợi và xúc động

9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?

A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.

B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.

C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.

D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.

10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?

A. Gày gò, ốm yếu                   C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ

B. Bóng bảy, giã tạo                           D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha

Phần II/ Tự luận:

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.  Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.

2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên?  Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?

2
29 tháng 11

Cho tớ hỏi nội dung của đoạn mà dế mèn đánh dế non chết là gì vậy ạ

29 tháng 11

Với lại tìm từ ghép và từ láy giúp tớ với , cảm ơn nha ❤️

18 tháng 3 2020

1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.

2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.

- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.

Ví dụ:

  • Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.
  • Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…

=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.

- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:

  • Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)
  • Chú đất nung (Nguyễn Kiên)   

3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế :rolleyes:)
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

Giới thiệu đôi nét về tác giả Tô Hoài

Bài học đường đời đầu tiên

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Giới thiệu về tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”

- Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

- Thuộc thể truyện đồng thoại

- Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.

+ Chương 1: kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương 2: tới chương 9 kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, cùng người bạn đường là Dế Trũi.

+ Chương 10: kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.

6 tháng 2 2018

1. Tác giả

– Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội.

– Viết văn từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Là nhà văn hiện đại Việt Nam có khối lượng tác phẩm phong phú đa dạng gồm nhiều thể loại.

– Giải Nhất Hội Văn nghệ Việt Nam(1956), Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội (1967), Giải thưởng Thăng Long (UBND Hà Nội) tập hồi ký
Chuyện cũ Hà Nội (1980).

2. Tác phẩm

– In lần đầu vào năm 1941

– Gồm 10 chương

+ Chương I: Kể về lai lịch và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

+ Chương II, III: Kể chuyện Dế Mèn bị bọn trẻ con bắt đi chọi nhau với các con dế khác. Mèn trốn thoát. Trên đường về gặp chị Nhà Trò bị sa vào lưới của bọn Nhện độc ác.Mèn đánh tan bọn nhện cứu chị Nhà Trò yếu ớt.

+ Bảy chương còn lại: Kể về cuộc phiêu lưu của Mèn cùng Trũi – người anh em kết nghĩa – không ít nguy hiểm, vất vả nhưng đầy ý nghĩa.

– Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích trong chương I của tác phẩm.

12 tháng 4 2021

Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", em rút ra được bài học cho mình là: - Bài học về tính kiêu căng, hỡm hĩnh, xốc nổi của Dế Mèn. - Bài học về lòng bao dung độ lượng, biết cảm thông và tha thứ của Dế Choắt. - Bài học về cách biết kiềm chế, không nên nóng nảy, tự ái của chị Cốc.

21 tháng 1 2022

coc cặc

20 tháng 2 2020

Bức chân dung của nhân vật Dế Mèn trong bài học đường đời  đầu tiên được hiện ra như chàng thanh niên cường tráng với đôi càng mẵn bóng, 2 cánh dài tới chấm đuôi, vuốt thì nhọn hoắt và cứng, răng thì đen nhánh, đặc biệt toàn thân một màu nâu bóng mỡ. nhưng tính cách thì thô lỗ, trịnh thượng và xóc nổi với hàng xóm láng giềng và và tạo nên 1 hậu quả nghiêm trọng khiến dế choắt phải ra đi. cái chết của dế choắt đã chỉ ra một bài học đáng giá.

bài học thì trong ghi nhớ có nhé!!!!!!

chúc học tốt

Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn

. Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán. Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính. 

Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta

nhớ k ho mik nha học tốt

24 tháng 12 2018

Trong đoạn trích có 3 nhân vật: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc. 

Cả ba nhân vật đều tham gia vào câu chuyện. Dựa vào những sự kiện có trong cốt truyện.

Dế Mèn xưng 'tôi" có tác dụng: - Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hóa.

                                                  - Làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, thân mật, sinh động, chân thân với người đọc.

Yêu trẻ em, gần gũi với thiên nhiên và thế giới loài vật, nhà văn Tô Hoài đã đem đến một món quà hết sức thú vị: Truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Truyện hấp dẫn bạn đọc, đặc biệt là trẻ em ngay từ khi mới ra đời. Cho đến nay sau gần 70 năm, truyện vẫn được trẻ em đón nhận, yêu thích. Trong đó Dế Mèn, nhân vật chính của tác phẩm đã đem đến những cảm nhận thú vị. Đoạn trích bài học đường đời đầu tiên là phần đầu của truyện, là những nét phác thảo khái quát về nhân vật chính là bài học đầu tiên mà cậu ta nhận được trên đường đời.

Đọc đoạn trích này, người đọc bị hấp dẫn bởi cách miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn của nhà văn Tô Hoài. Trước hết, ta bắt gặp một | chàng dế thanh niên đẹp trai “cả thân mình là một màu nâu bóng mỡ rồi

cánh, râu, vuốt…của Dế Mèn đều toát lên vẻ đẹp đó. Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Đúng là một “thanh niên” như nhà văn Tô Hoài đã gọi tên. Người đọc không chỉ có thiện cảm với vẻ cường tráng của Mèn, chúng ta chắc cũng thích cách làm việc, sinh hoạt “ điều độ, chừng mực”, cái sự biết lo xa của một chú dế đang còn thanh niên qua việc chú biết đào hang nhiều ngách, luyện tập để cơ thể khở mạnh…

Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm đáng mến ấy, Dế Mèn cũng còn những nét tính cách chưa tốt khiến cho người đọc bớt đi thiện cảm với cậu. Trước hết phải nói đến thói kiêu ngạo. Biết mình có vẻ đẹp cường tráng, có những cái ưu điểm lợi hại cậu thường thử sức hay đúng hơn là khoe sự lợi hại đó bằng việc đạp gãy cỏ trong vùng. Rồi để khoe cặp râu và đôi cánh cậu chọn cách đi đứng nhún nhảy cho ra vẻ…Ở đây ta bắt gặp nét đặc trưng của một chàng dế “thanh niên” ở tuổi mới lớn. Tuy nhiên, thói xấu ấy chưa gây hậu quả, chưa làm hại ai, bởi thế ở chừng mực nào đấy, chúng ta có thể thông cảm với cậu. Nhưng đến khi, sự kiêu ngạo, coi thường người khác ngày càng lớn và bị đẩy đến đỉnh điểm thì nó đã gây hậu quả ghê gớm mà chính Dế Mèn cũng không hề lường trước. Coi thường Dế Choắt, không thèm giúp Choắt đào hang rồi hơn nữa, trêu chọc chị Cốc, gây hiểu lầm và Dế Choắt là người chịu hậu quả. Cái chết thương tâm và lời trăng trổi của Dế Choắt làm Mèn tỉnh ngộ, nhận ra sự ngông cuồng và hậu quả vô cùng tai hại mà mình gây ra.

Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Nếu như ở trên, người đọc thấy giận Màn vì việc làm nông nổi, ngông cuồng gây hoạ cho người khác thì ở đây, ta thấy cảm thông cho Dế Mèn. Dù sao, cậu cũng đã nhận ra lỗi lầm, ăn năn, ân hận vì những lỗi lầm đó và hơn hết cậu nhận ra “bài học đường đời đầu tiên” dù không phải là sớm, dù phải trả giá bằng mạng sống của Dế Choắt. | Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện về Dế Mèn, ta bắt gặp hình ảnh con người. Chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời. Nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm. Và điều quan trọng hơn, chính là lời nhắc nhở phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mình mắc phải.

 

Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và đoạn trích bài học đường đời đầu tiên thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó mãi mãi là một cuốn sách hay cho chúng ta, là bài học đường đời cho mỗi con người, nhất là những người sắp bước vào đời như chúng ta.