Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : D
Câu 2: A
Câu 3 : C
Câu 4: D
Câu 5 : A
Câu 6: B
Câu 7 : Nguyên nhân: Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc - Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết
Ý nghĩa lịch sử:
- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 8:
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán
Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
Hai Bà Trưng muốn thể hiện sức mạnh của mình lên nắm quyền.
Do chính sách áp bức , bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
Giặc giã nổi lên khắp nơi.
Các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
Mùa xuân năm 40
Mùa xuân năm 41
Mùa xuân năm 42
Mùa xuân năm 43
Câu 3: Bà Trưng Trắc lên ngôi vua đóng đô tại đâu?
Thăng Long B. Bắc Giang
Mê Linh D. Hợp Phố
Câu 4: Đến thế kỉ III, miền đất Âu Lạc ( cũ) gồm những quận nào của Giao Châu?
A. Giao Chỉ B. Cửu Chân
C. Nhật Nam D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Tại sao Nhà Hán lại giữ độc quyền về sắt?
Hạn chế phát triển sản xuất và sự chống đối của nhân dân ở Giao Châu.
Để phục vụ cho nghề thủ công nghiệp ở Trung Quốc.
Để cho nhân dân Giao Châu phải sử dụng công cụ bằng đá.
Để Nhà Hán làm giàu.
Câu 6: Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, ở Châu Giao, đứng đầu huyện là
A. Lạc tướng người Việt. B. Lạc tướng người Hán.
C. Huyện lệnh người Hán D. Huyện lệnh người Việt.
Câu 7: Hãy trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
1. a- Nguyên nhân :Ách thống trị tàn bạo của quân Ngô ->ND ta khốn khổ, nổi dậy đấu tranh.
b- Diễn biến.
- Năm 248 : cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hâụ Lộc Thanh Hoá)
- Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lợng quân Hán rất mạnh , lại có nhiều mu kế hiểm độc.
c- ý nghĩa :
Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc ta.
2. * Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách chồng Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại. Để trả nợ nước, thù nhà Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
*Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ,làm lễ tế cờ ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Nghĩa quân từ Hát Môn--> Mê Linh -->Cổ Loa-->Luy Lâu.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .
3. Đó là cuộc khởi nghĩa Sông Bạch Đằng năm 938. VÌ sau đó, Ngô Quyền đã lên ngôi và lập ra một triều đại mới. Không còn bóng kẻ thù trên đất nước ta
Câu 8: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán
chúc bạn học tốt
Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.
học tốt
Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
- Thủ công nghiệp:
+ Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt.
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
Chúc bạn học tốt~
1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.
2.
a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu,
b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.
3.
a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.
b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.
c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.
4.
a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.
b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều
* Làm trước mấy câu ,
b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?
Từ “ăn cho chắc bụng” được dùng theo nghĩa gốc
Từ “ trong bụng mừng thầm” đc dùng theo nghĩa chuyển
Câu 2 (3,5đ)
a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
- Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện truyền thuyết và thần thoại
- Truyện đc gắn với các thời đại vua Hùng, trong công cuộc khuất phục , phòng trừ bão lũ ở thời đại dựng nước , giữ nước đầu tiên của người Việt cổ.
b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó?
-Sơn Tinh : vẫy ta về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi".Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; "hô mưa, gọi gió làm thành bão rung chuyển cả đất trời".
- Sơn Tinh : tượng trưng cho khát vọng chống thiên tai và sức mạnh chiến thắng lũ lụt của tổ tiên ta ngày trc .
- Thuỷ Tinh : tượng trưng thiên tai , lũ lụt , điều đáng sợ uy hiếp cuộc sống của nhân dân ; Thứ mà con người ta phải chinh phục , chiến thắng lúc bấy giờ .
c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?
- Khuyên mọi người không chặt cây , xẻ gỗ, làm thiệt hại về tài nguyên và môi trường ; Theo dõi tình hình về thiên tai ,bão lũ qua truyền hình và tích cực phòng tránh .