Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời. Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.
Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.
Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.
tham khao:
Đối với mỗi người con đi xa nhà xa quê thì cảm xúc và kí ức của họ luôn hướng về một nơi thân thương được gọi là quê hương. Có lẽ mỗi người chúng ta ai cũng có quê hương của chính mình, quê hương là một nơi nào đó mà nơi đó có thể ta được sinh ra hay lớn lên, là nơi cho ta nhiều kỉ niệm, nơi mang đến cho ta cảm giác ấm áp và thân thuộc, tin tưởng đến nỗi cho dù cuộc sống có chông chênh hay mệt mỏi ta vẫn luôn mong được trở về nơi đó để ta có một điểm tựa cho chính bản thân mình. Nhắc đến quê hương là nhắc đến tuổi thơ, nhắc đến những kỉ niệm tươi đẹp, nhắc đến một thời hồn nhiên và ngây thơ. Quê hương nơi mà ta luôn thuộc về và cũng là nơi luôn sẳn sàng giang tay chào đón ta. Quê hương, nơi đó có ánh nắng của buổi ban mai với bầu không khí trong lành và mát dịu, có những đồng ruộng thẳng cánh cò bay, đâu đó là những chú trâu giữa những cánh đồng đang cầy cáy cùng với người nông dân. Trên những con đê nho nhỏ và hẹp ấy là những cậu nhóc cùng nhau thả diều hay những lần chơi đuổi bắt mà vô tình trượt chân xuống ruộng lúa toàn bùn đất lâu lâu lại thấy những cậu nhóc chăn trâu ngoài đồng rồi vừa chăn trâu vừa thả diều, có những hôm là buổi chiều tà mọi người cùng nhau dắt trâu về chuồng. Quê hương là nơi mà tôi với những bạn bè cùng trang lứa mặc kệ gái trai cùng nhau trèo lên những cây ăn trái khi đến mùa, hái cho nhau những trái ngon nhất, là lúc tôi trên cây hái còn cậu thì ở bên dưới lấy áo hứng những trái ngọt lành đó. Quê hương là nơi đưa chân những người con xa nhà lên thành thị để làm ăn để học tập mà chẳng biết đến khi nào mới về cũng chẳng biết lên thành thị sẽ như thế nào, là nơi mà mỗi người con, người xa quê đều nhớ đến và mong muốn tìm về. Đôi lúc sống giữa cuộc sống đầy vất vả và tấp nập ta lại chợt nghĩ đến những sự yên bình tại quê hương ấy cái sự đầm ấm và hạnh phúc khi mà cả làng cùng nhau sum họp và vui vầy cho một học sinh nghe tin đậu đại học là niềm hãnh diện của cả làng chứ không phải của riêng gia đình nào đó, là nơi có cây đa hàng nước, nơi thôn quê dân dã nhưng lại mang đậm tình yêu thương vô bờ, là nơi mà đồng tiền tuy khan hiếm nhưng tình cảm thì luôn chất chứa. Quê hương là những ngày cuối năm ông bà cha mẹ đều mong ngóng con cháu chở về để gặp mặt để hội họp sau những năm xa cách mà chẳng biết con cháu sống ra sao có khổ cực hay không. Là nơi mà tất cả sự yêu thương đều được chia sẻ, tất cả lỗi lầm đều được tha thứ, là nơi đưa tâm hồn ta về với sự bình yên, về với yêu thương. Quê tôi chẳng giàu có cũng chẳng nhộn nhịp tấp nập, quê tôi là một nơi bình dị, là vùng nông thôn suốt những năm tháng đều phải chịu nắng mưa dãi dầu, cuộc sống tuy khó khăn nhưng tất cả rất yên bình và nhẹ nhàng không có sự cãi vả hay tranh dành, đó là nơi tôi được sinh ra và lớn lên là nơi in đậm kí ức tuổi thơ của tôi, in đậm dấu ấn về ông bà, về những người thân yêu mà tôi luôn mong mỏi tìm về.Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
Học Tập - Giáo dục » Văn mẫu » Bài văn hay lớp 6
Cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh chúng ta vô cùng phong phú vậy nên với đề văn Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích sẽ khá dễ dàng đối với các em học sinh, tuy nhiên, để làm được đề văn này đúng trình tự bài văn miêu tả và thu hút người đọc, các em cần nắm vững các bước làm một bài văn miêu tả, chuẩn bị vốn từ phong phú và cách diễn đạt tự nhiên, linh hoạt.Bài viết liên quan
Dàn ý tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thíchCảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hèViết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương emTả một loại trái cây mà em thíchDàn ý viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em Tổng đài hỗ trợ văn học: Gọi 1900.63.63.81 (văn ngắn, điểm cao)Mục Lục bài viết:1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3
5. Bài mẫu số 4
6. Bài mẫu số 5
Đề bài: Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
5 bài văn mẫu Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích
1. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp thiên nhiên mà em định tả (Cảnh cánh đồng)
2. Thân bài
- Cánh đồng rộng lớn
- Xa xa là những hàng tre xanh mướt
- Buổi sáng trên cánh đồng không gian thoáng đãng, mát mẻ.
- Hương lúa mới thoang thoảng trong không khí
- Những tia nắng mới phủ lên cánh đồng sắc màu nhàn nhạt...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích tại đây.
II. Bài Văn Mẫu Tả Một Cảnh Thiên Nhiên Mà Em Yêu Thích
1. Tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích, mẫu số 1:
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: Năm nay chắc được mùa to.
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.
Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu mà về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
bạn tham khảo thử nhé
Mặt trời lặn đã lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong lấn sương mỏng. Tiếng trông ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chôn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.
Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống lá tươi xanh đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuôi tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốm Vòng nõn nà màu ngọc đựng trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng. Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm. Trên đường làng, từng đoàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức: Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,
Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang… Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây rơm, mái nhà… in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!Chúc bạn hc tốt!
Tham khảo
Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có cái đẹp ta dễ dàng trông thấy, cũng có cái đẹp khuất lấp, có cái đẹp hiện ngay ra trước mắt nhưng vì một lý do nào đó mà ta vô tình quên lãng. Dòng sông quê hương ngày ngày trở phù sa bồi đắp cho ruộng vườn quê hương thêm xanh tốt chính là một trong những vẻ đẹp của quê hương tôi.
Con sông quê tôi hiền hoà lắm. Màu nào, sông cũng lững lờ trôi như thể ngắm thật sâu, thật kĩ vẻ đẹp của quê hương mình vậy. Nước sông lững lờ trôi.
Mùa xuân, khi vạn vật đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái và ở bên kia bờ sông cũng thế. Mùa xuân, nước sông trong lắm, chỉ nổi gợn sóng li ti, thậm chí đứng trên bờ tôi còn có thể nhìn thấy những chú cá tung tăng bơi lội ở phía dưới.
Rồi khi hè sang, những tia nắng chiếu xuống mặt sông s nước sông ánh lên một màu vàng nhẹ. Những bác nông dân đi gặt về, giữa cái nắng oi nồng của mọi hè, khi ngày tàn, lại dừng chân nơi dòng sông ngồi nghỉ cho mát. Những đứa trẻ thơ ngày ngày ra dòng sông tắm, nước sông chảy trên người chúng như là quê hương đang nuôi lớn chúng từng ngày, từng năm. Những cây tre bên bờ soi bóng xuống như hình ảnh của những người thiếu nữ đang chải tóc, đang phô diễn vẻ đẹp của mình cho mọi người.
Thu về, nước sông không còn ánh lên màu vàng của nắng nữa. Cây bàng mùa thu thay la, những chiếc lá bàng đỏ in bóng xuống dòng sông khiến một góc dòng sông chuyển sang màu đỏ. Những chiếc lá rơi trên dòng sông quê khiến dòng sông như khoác trên mình một tấm sặc sỡ màu sắc. Khi ấy, dòng sông mới điệu làm sao!
Đông về, những cây cối ven sông đã dần rụng hết lá, chỉ còn lại trơ trụi. Dòng sông khi ấy lạnh hơn, nó mang một sắc thái của mùa đông quê hương. Không rạo rực, sôi nổi như khi hè đến mà dường như có cái gì đó thâm trầm. Và dòng sông như thế có phải là muốn nhắc nhở chúng tôi rằng: mùa đông rồi, hãy giữ ấm, đừng nghịch nước vì có thể bị ốm!
Dòng sông không chỉ là vẻ đẹp của quê hương tôi mà còn trở thành nơi se duyên cho bao người. Nó đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của quê hương tôi rồi. Tôi yêu dòng sông như yêu quê hương của mình vậy !
Em tham khảo:
Quê hương, hai tiếng gọi thiêng liêng mà trìu mến vô ngần, quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh của tuổi thơ. Quê hương là nơi ta lớn lên, là nơi ta đi để trở về. Là nơi mà nếu không nhớ ta sẽ không lớn nổi thành người. Mỗi người yêu quê hương theo những cách khác nhau và hẳn đều lưu giữ cho mình những hình bóng đẹp đẽ khác nhau về cảnh trí quê hương. Như với tôi, dòng sông quê hương vẫn là dòng suối ngọt chảy suốt tâm hồn một thuở.
Hẳn là tuổi thơ ai cũng đều gắn liền với dòng sông, cánh đồng bát ngát. Nhưng dòng sông trong tâm trí, trong kỷ niệm và trong mỗi nơi lại thật riêng biệt, và nó như một dòng chảy bất tận trong tâm hồn, chảy từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Cho ta một nguồn suối ngọt lành, là mạch nguồn để đắm mình, nương náu. Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước sông trong soi tóc những hàng tre, tâm hồn tôi là một buổi trưa hè...chao ôi, những câu thơ ấy đã đánh thức tâm hồn tôi.
Dòng sông quê tôi tuôn dài, tuôn dài như áng tóc trữ tình cuồn cuộn mùi khói mèo tháng hai và mùi nắng mới hương xuân. Con sông thơ mộng, duyên dáng và dịu dàng kín đáo như tiếng vâng không nói ra của tình yêu. Bên bờ sông là những rặng phi lao xanh rì đang rì rào trong gió, như đang thì thầm với chúng tôi mỗi khi chúng tôi ghé thăm. Con sông này là nơi gắn với tuổi thơ tôi, với những đứa trẻ đồng quê yêu sông nước, yêu nghịch ngợm hồn nhiên. Con sông có lúc dữ dội và ào ào mãnh liệt cuộn xoáy như những lốc xoáy sâu thẳm. Có khi nó dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ chói lói của tán phượng vào ngày hè. Nhưng nó đã ở đây, cùng thời gian của sự trưởng thành trong tôi mà đắp bồi cho xứ sở quê hương.
Con sông dịu dàng lắm, màu hè nước sông trong xanh ve như ngọc bích. Dòng nước mát ấy khiến chúng tôi không bao giờ hiền lành vuốt ve mà đều sà xuống để vẫy vùng, quẫy đạp. có lẽ nhờ nó mà chúng tôi biết bơi chăng, có lẽ nhờ nó mà tôi thấu cảm được một định nghĩa nho nhỏ về tuổi thơ đẹp và quý giá là thế nào.
Con sông này hiền lành và là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân quê tôi. Hằng ngày, mọi người đều ra sông rửa rau, tắm rửa và đùa nghịch. Con sông cũng là nơi tâm hồn được thỏa mê vui thích mà chẳng e dè gì. Vậy nên con sông như người bạn tri kỷ của người dân nơi đây, con sông thân thương chảy giữa đôi bờ hư thực đã lớn lên cùng tâm hồn dào dạt và sôi nổi của tuổi thần tiên trong tôi. Cứ thế, chúng tôi lớn lên, chúng tôi gắn bó và lấy nó làm địa chỉ của tâm hồn, làm kí hiệu và dấu hiệu riêng cho tuổi thơ thuần khiết của mình.
Khi nhớ về con sông quê hương, là nhớ lấy quê hương, là yêu quê hương nhỏ xinh bên dòng sông êm lặng, dịu dàng như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Con sông như đã trở thành nàng thơ trong tâm hồn mỗi đứa trẻ thơ chúng tôi. Con sông mang lại những giá trị về vật chất nhưng nhiều hơn cả là về tinh thần, là nỗi niềm cổ tích thuở xưa. Quê hương đẹp, đẹp theo một cách riêng, và đáng nhớ về theo một cách riêng, để mỗi người nhớ về quê hương. Khi thì nhớ về cánh đồng xanh thẳng cánh cò bay, khi thì là con sông trong nước trôi êm ả, khi là cây đa giếng nước sân đình để làm nên một tuổi thơ trọn vẹn, tươi vui mà thiêng liêng tột cùng.
Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.
Năm tuổi, từ thành thị tôi về quê sống với nội theo yêu cầu của bố. Bố tôi nói, nội ở quê một mình buồn lắm, không ai trò chuyện lúc rảnh rỗi, cũng tội. Thế là tôi chuyển hẳn về sống ở quê. Căn nhà nhỏ tự dưng có hai bà cháu. Những lúc đi chợ xa, nội gửi tôi sang bên nhà hàng xóm. Tuy là con gái nhưng tính tôi thì nghịch hệt con trai nên mỗi khi tôi tung tăng, chạy nhảy cùng với lũ bạn trong làng về là nội lại phải lôi ngay tôi đi tắm. Tôi ghét tắm thế nên mỗi lần như vậy chẳng khác nào tôi đang hành nội. Những lúc rảnh rang, nội lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện cô Tấm hiền lành, Thạch Sanh dũng cảm, chuyện thằng Lý Thông ở ác... Sau mỗi lần như thế, nội lại khuyên tôi: sau này lớn lên cháu phải chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Có vậy, cháu mới được nhiều người yêu mến.
Những ngày tháng ở quê, nội thường nhờ một anh hàng xóm sang dạy chữ cho tôi. Buổi tối, tôi thường sợ ma, chốn không học bài đi ngủ sớm. Nội kiên nhẫn thắp đèn thức cùng tôi. Nội nói: rèn nét chữ cũng là rèn nết người cháu ạ! Thế là tôi lại cặm cụi ngồi tập viết. Nhưng chính vì thế mà giờ đây tôi phải cảm ơn bà bởi nếu không có những hôm như vậy thì chữ tôi chắc bây giờ xấu lắm. Và quan trọng hơn là nhân cách tôi sẽ ra sao?
Năm ấy, mẹ tôi sinh thêm em bé. Khi em cứng cáp, bố về quê nội. Bố ở lại thăm bà mấy bữa, sửa lại hàng rào, lợp lại ngói cho bà. Tới ngày chuẩn bị lên thành phố, bố bảo tôi lên trên ấy mấy bữa để giúp mẹ tôi chăm sóc em khi bố đi công tác. Tôi không muốn rời xa nội, nhưng nội cứ dỗ dành tôi lên trên ấy với mẹ ít ngày rồi trở lại. Thế là tôi lại về thành phố. Lúc bố đi công tác vừa xong cũng là lúc tôi đến tuổi phải bước chân đến lớp. Ở quê nội trường học rất xa, nội lại già và yếu nên bố quyết định tôi không về quê nữa. Tôi sẽ ở lại và học ở đây. Tôi đành chấp nhận. Tôi yêu nội lắm, hình ảnh nội luôn hiện lên trong tâm trí của tôi – một người bà hiền từ, nhân hậu. Suốt những năm xa nội tôi luôn tự hỏi: không biết nội có thay đổi nhiều không? Tôi muốn đặt cho nội hàng loạt câu hỏi để nói lên niềm khao khát được về thăm nội của tôi.
Tôi học ở thành phố đến năm lớp bảy thì bố đón hẳn nội ra sống với nhà tôi. Ngày đón nội, tôi theo bố mãi ra ga. Tôi vui mừng lắm. Tôi cứ mơ màng hình dung về nội. Nhưng khi nội bước ra khỏi toa tàu, tôi không thể cầm được hai dòng nước mắt. Nội đã già hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của tôi. Lưng nội đã còng rạp xuống, da mặt nhăn nheo, duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nội là không thay đổi. Nó vẫn gợi sự hiền từ và nhân hậu như xưa.
Những ngày sau đó, tôi không giấu nổi sự vui mừng vì được sống trong vòng tay thương yêu của nội. Nhưng nội thì có vẻ khó khăn để làm quen với cuộc sống mà tôi biết là nội không hoàn toàn mong muốn. Bố cũng như tôi rất hiểu điều này nên thường xuyên an ủi nội. Lâu dần, nội đã quen và sống vui hơn.
Giờ đây, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc vì không phải xa nội nữa. Nội ơi! Giờ con đã lớn, con đã học Trung học phổ thông. Con đã dần hiểu được những lời dạy của nội khi xưa về việc rèn giũa nết người. Con sẽ làm cho nội vui trong suốt quãng đời từ đây của nội. Mong sao những việc làm của con sẽ làm vơi đi những nhọc nhằn của nội khi xưa.
3)
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó."Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)
Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !
5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
ĐỀ 2:A. Mở bài: -Nêu loài cây và lí do em thích.
B. Thân bài:
a) Biểu cảm về những đặc điểm nổi bật của phượng.
+ Hoa màu đỏ
+ Cành cây rộng, che bóng mát cả một khoảng sân trường.
+ Những chiếc chồi non lấp ló sau những cánh hoa.
b) Biểu cảm về vai trò của cây phượng trong cuộc sống.
+Che bóng mát.
+Làm đẹp cho sân trường.
c) Sự gắn bó gần gũi của em với cây phượng.
+ Chơi đùa dưới gốc cây phượng.
+ Vào cuối năm học, chúng em thường xuống sân nhặt những cánh hoa phượng ép vào vở làm kỉ niệm.
c) Biểu cảm trực tiếp.
C. Kết bài:
-Nêu cảm nghĩ.
Bài làm
Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương ĐỀ 3:.Mở bài:- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
3. Kết bài:
- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.ĐỀ 4:Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.ta thấy con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, ẩn hiện trong màn khói sóng, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, tự do, để giữ mãi những đêm nguyên tiêu trăng đầy trời của đất nước quê hương thanh bình. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
-Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA
Đề 2:
* Mở bài : Giới thiệu loài cây phượng :
- Em yêu cây phượng.
- Cây phượng gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu với biết bao kỉ niệm đẹp.
* Thân bài :
- Đặc điểm gợi cảm của cây :
+ Thân to, da màu xám, xù xì và sần sùi...
+ Rễ lớn, rễ chồi lên mặt đất như những chú rắn ngoằn ngoèo.
+ Tán phượng xòe rộng như chiếc ô che mát.
+ Hoa màu đỏ thắm như những cánh bướm đẹp, bền bỉ, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng.
- Loài cây phượng trong cuộc sống của con người :
+ Tỏa mát bên cánh đồng, con đường, mái trường...
+ Tạo vẻ đẹp thơ mộng.
+ Tạo bầu không khí trong lành, tươi mát.
- Loài cây phượng trong cuộc sống của em :
+ Cây phượng gợi nhớ tuổi học trò, nhớ thầy cô, bạn bè thân yêu.
+ Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống của chúng em luôn vui tươi, rộn ràng.
* Kết bài :
- Em rất yêu quý cây phượng.
- Xao xuyến, bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kỳ nghỉ hè.
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Một năm có hai ngày hội dành cho thiếu nhi, đó là tết Thiếu nhi 1 – 6 và tết Trung thu. So với tết Thiếu Nhi thì tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hoà vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.
Mẹ tôi vẫn bảo đêm rằm trung thu là tròn nhất. Quả vậy, nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm, một vầng sáng tròn vành vạnh như đổ khuôn. ánh trăng như mật vàng ngọt lịm tuôn tràn xuống mọi ngõ ngách khiến từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh. ánh mắt trong sáng của mọi bé thơ đều háo hức hướng lên vầng trăng với ý nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội: chị Hằng xinh đẹp cùng thỏ ngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội tìm trâu ngồi sầu trên gốc đa thần kì… Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích đáng yêu.
Ngước lên trời cao bao la, lòng tôi xúc động vô bờ khi gặp vầng trăng tròn như gương mặt thiếu nữ rạng rỡ nụ cười. Những vì sao lấp lánh kia là những ánh mắt của trời cao đang sẻ chia cùng nàng niềm vui hội ngộ. Tôi lại thấy lòng mình rạo rực hơn.
Đường phố nhộn nhịp, đông vui như Tết. Bước ra đường, thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình; các em bé đội trên đầu những chiếc mũ công chúa đáng yêu, tay cầm đèn ông sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống, lòng tôi lại vui vui vì một phong tục truyền thống đẹp đẽ đã không bị quên lãng theo thời gian.
Về nhà, tôi xúc động thấy gia đình đã quây quần, đoàn tụ quanh mâm bánh kẹo trung thu, chỉ còn đợi tôi về để phá cỗ. Nào bánh nướng, bánh dẻo, quả bưởi, quả chuối, … lâu rồi nhà mình mới tụ họp đông đủ vậy bố mẹ nhỉ ! Cảm giác hạnh phúc tràn ngập tim tôi. Tôi thầm cảm ơn đêm trung thu đã mang mọi người đến gần nhau hơn.
Tối muộn, phố xá dần vắng bóng người, bây giờ bình thản ngồi lại ngắm trăng trong đêm yên tĩnh mới thấy lạ làm sao. Trăng như tròn hơn, sáng hơn, đẹp thanh cao. Lòng nhẹ đi bao nỗi âu lo về bài vở sắp đến.
Đêm trung thu năm ấy sẽ khắc mãi trong tôi. Đó là một kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Nó nhắc nhở tôi nghĩ đến những nét trong trẻo mà tâm hồn mình từng có, những yêu thương mọi người dành cho nhau … để mai này nghĩ đến những giây phút đã qua tôi có thể mỉm cười hạnh phúc …