Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tài năng, giỏi,hiếu thảo với cha mẹ. Mình chỉ thích ông huấn luyện viên trưởng Park Hang Seo thôi!
Chuẩn wóa
anh thủ môn Bùi Tiến Dũng đẹp zai kinh
(soái ca của U23 VN đóa)!!!!!
Như một bản đàn với nhiều tiết tâu, một bức tranh với sự kết hợp của những mảng màu khác nhau, cuộc sống cũng có lúc thăng trầm, lúc tràn ngập niềm vui khi đong đầy nước mắt, lúc hạnh phúc tột đỉnh, khi lại khổ đau đến tột cùng rạng rỡ với những thành công và cũng không ít lần cay đắng bởi những thất bại. Bởi thế, trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần nhưng với bản thân bạn không được phép yếu mềm, vì đó là thất bại thảm hại nhất.
Trên hành trình khám phá cuộc sống, con người luôn luôn mong muốn vươn tới những điều tốt đẹp, và gặt hái được những thành công. Thế nhưng trên con đường ấy không hề bằng phẳng mà còn nhiều chỗ khúc khuỷu, gập ghềnh và cũng chính những đoạn không hề dễ đi ấy có thể làm ta vấp ngã có thể phải chấp nhận một sự thất bại. Thất bại có thể là không đạt được mục đích mà mình đề ra; cũng có khi là sự bế tắc trong việc tìm ra giải pháp cho những khó khăn. Thế nhưng có lẽ sự thất bại lớn nhất chính là khi bạn nản lòng, không còn muốn cố gắng để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
Cuộc sống vô cùng đa dạng, thiên biến vạn hoá và trong cái thế giới bao la muôn hình vạn trạng ấy mỗi con người chi là một phần rất nhỏ bé. Hơn nữa "Nhân vô thập toàn", con người không có ai là hoàn hảo cả. Vì thế sự vấp ngã trước những khó khăn là một điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nêu trước những thất bại ấy mà ta nản lòng, không còn động lực để cố gắng nữa thi ta chẳng bao giờ đến được với thành công. Người khôn ngoan trong cuộc sống luôn ghi nhớ rằng: không thành công hay thất bại nào là cuối cùng cả. Vì thế nếu ta yếu lòng trước một thất bại cũng có nghĩa là ta sẽ đầu hàng và có nghĩa với việc sẽ chẳng bao giờ ta có cơ hội để thành công. Còn thất bại thảm hại hơn thế? "Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã" (M.A.Ca-re-ra). thất bại là điều không ai mong muốn, thế nhưng, trong cuộc sống sự thật sẽ cho ta thấy mình thực sự ở đâu, thật sự cần gì, đang thiếu những gì. Ai biết là không nên mềm yếu trước thất bại nhưng để thực hiện được nó thì không hề đơn giản, sự yếu lòng trước những lần vấp ngã chủ yếu là do chủ quan,do cá nhân không tự trang bị cho mình một bản lĩnh vững vàng để đối với khó khăn. "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì người ngại núi e sông"(Nguyễn Bá Học).
Và trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương đã đứng dậy sau vấp ngã. Để có thể tiếp tục sống và trở thành người có ích, những con người tàn tật đã phải vượt biết bao đau đớn, mặc cảm sau khi dường như đã mất hoàn toàn niềm tin ở cuộc sống. Có những danh nhân thành đạt lập nghiệp từ hai bàn tay trắng gây dựng lại cơ nghiệp sau khi bị phá sản. Phải qua bao thử nghiệm thất bại có được một phát minh khoa học có giá trị,... Thế nhưng, trong xã hội hiện nay không ít những người trẻ, những thanh niên dường như đã gục ngã sau những thất bại, thậm chí đã có người tìm đến cái chét khiến xã hội phải rung lên hồi chuông báo động về bản lĩnh của thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi người hãy tự học chấp nhận thất bại đúng đắn nhất. Hãy rèn luvện cho mình sự kiên nhẫn, tự tin, sự vững vàng để cố gắng đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Tuy nhiên, hành trang quan trọng để chúng ta đứng dậy sau mỗi lần thất bại là phải rút ra được những kinh nghiệm để không bao giờ thất bại nữa. Tuổi trẻ với nhiều ước ao hoài bão đồng nghĩa với việc sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng mỗi ta đừng tự cho phép mình thất bại. Thất bại chi thực sự có ý nghĩa khi ta không thể thay đổi tình thế dù đã cố gắng hết sức. Riêng với bản thân mình, tôi rất thích câu nói của Mô-ra-vi-a: "Thành công là một cuộc hành tình chứ không phải đích đến". Trong cuộc hành trình đó, bản lĩnh, niềm tin, sự vững vàng và tri thức, kinh nghiệm sẽ là những phương tiện hữu ích nhất.
Cách ứng phó trước những thất bại trong cuộc sống cũng là một trong những cách để người khác đánh giá về con người bạn. Bởi thế có lẽ không phai vô cớ khi A. Lin-côn lại nói: "Điều tôi muôn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào"
.
Cảm ơn nha (tối nay ko đc đi bão rùi), thế khi nào đá?
Nhưng bạn ơi, bạn ko đc đăng các câu hỏi ko liên đến học tập đâu, coi chừng bị khóa tài khoản đó!
Cũng đã gần mười năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà ở một vị thế khác: Một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng như không tưởng thế này… Kỳ tích, lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục. Tất cả đều đúng. Và dù một ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi gần trọn vẹn 150 phút thi đấu của đội tuyển Việt Nam tối thứ 7. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hành trình đỉnh cao của bóng đá với bao cảm xúc lẫn lộn: có vui mừng, có hụt hẫng và tiếc nuối, có hi vọng và hồi hộp để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.
…Ôi! Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam thực sự đã làm nức lòng hơn 90 triệu người dân ở quê nhà. Nếu có ai hỏi tôi rằng, chiến thắng của U23 Việt Nam là nhờ đâu thì tôi có thể khẳng định rằng trong chính tinh thần thi đấu quả cảm. Chiến thắng này cũng đã có ý nghĩa to lớn trong việc khơi gợi giáo dục về tinh thần thi đấu trong cuộc sống. Cuộc sống chúng ta cũng như một cuộc đấu luôn tiến về phía trước, nếu ai không tiến lên thì sẽ tụt lại và ngày càng lạc hậu…
Như mọi người đã biết, U23 Việt Nam chúng ta vừa giành được giải Á quân trong trận chung kết ngày 27/1/2018. Dù thua bên Uzbekistan, ta vẫn tự hào về cố gắng của các cầu thủ đội nhà. Chúng ta vẫn ko ngừng hô vang: "Việt Nam! Việt Nam!". Ko chỉ trên mảnh đất hình chữ S nhỏ bé này mà còn tất cả mọi người trên toàn thế giới xúc động về trận đấu ngày hôm đó. U23 VN thật tuyệt vời! Việt Nam vô địch! Vô địch!
Thành công, hạnh phúc luôn là những trải nghiệm, trạng thái mà con người hướng đến. Thế nhưng cũng có những quan điểm trái chiều, cho rằng chính những đau khổ hay thất bại mới là trải nghiệm nên có để ta thấu hiểu cuộc đời và sống tốt hơn. Vậy, thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
Thành công và thất bại vẫn thường được hiểu là những trạng thái, kết quả, trải nghiệm có khuynh hướng trái ngược nhau. Nếu thành công được tung hô thì thất bại lại thường ít ai để ý. Nếu thành công là được toại nguyện thì thất bại lại là bất toại nguyện. Thành công, chính là đạt được những kết quả theo ý muốn, là một trạng thái mà công việc nào đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc. Còn thất bại, ta có thể hiểu đó là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm của con người trong cuộc đời. Nhưng giữa chúng, cái nào mới là điều bổ ích giúp con người tiến bộ chính là vấn đề mà chúng ta sẽ bàn luận đến ở đây.
Không một ai là không khát khao được thành công, tỏa sáng. Thành công chính là một trạng thái để con người hướng tới, là một mục đích để vươn đến và đạt được. Những người thành công sẽ được vinh danh vì anh ta đã đi qua muôn vàn gian nan, thử thách. Thành công lúc này chính là một thứ trái ngọt cho quá trình cần mẫn, học hỏi, nỗ lực không ngừng. Nếu thành công là một trải nghiệm vui thích, thỏa mãn được mục đích, khát khao của bản thân mỗi người thì đó chính là trải nghiệm của những trải nghiệm bổ ích trước đó. Để nhìn nhận thành công, chúng ta cần nhìn vào quá trình chứ không chỉ mỗi kết quả. Thành công chính là một minh chứng cho thấy con người đã tiến bộ. Vậy thì, những trải nghiệm để dẫn đến nó đã chính là những trải nghiệm bổ ích. Ta sẽ không thể nào phủ nhận được vai trò của thành công đối với sự tiến bộ của con người. Liệu rằng thế giới này cứ phải thất bại mãi mãi để học lấy sợi dây kinh nghiệm? Tôi bất chợt nghĩ đến Francis Hùng – một diễn giả và cũng là một chuyên gia đào tạo doanh nghiệp. Ông đã từng là một nhân viên lễ tân, nhưng với sự nỗ lực vượt bậc, ông dần trở thành “nhân tài” của Hoa Kỳ. Để có được thành công như ngày hôm nay, để từ một nhân viên lễ tân trở thành một diễn giả, một chuyên gia hẳn Francis Hùng đã phải nỗ lực, học hỏi rất nhiều. Những nỗ lực và học hỏi đó chính là những trải nghiệm bổ ích để ông ngày một tiến bộ.
Sự tiến bộ mà thành công đem lại không chỉ là tiến bộ cho cá nhân người được thành công mà còn đem đến sự tiến bộ chung cho cộng đồng, thậm chí là nhân loại. Thành công của Nguyễn Du trong Truyện Kiều không chỉ cho thấy sự phát triển về nghệ thuật của riêng ông mà còn là một điểm sáng cho cả một giai đoạn văn học cũng như là một trước tác của Việt Nam cho đến tận ngày nay. Hay như thành công của Thomas Edison khi phát minh ra đèn điện đã giúp loài người được “thắp sáng” cho đến tận ngày nay, và nó chính là dấu hiệu của văn minh, tiến bộ.
Sự thành công mà Edison có được cũng là sự thành công sau nhiều lần thất bại với các thí nghiệm đèn điện không thành. Những trải nghiệm để dẫn đến thành công của Edison hoàn toàn có ích cho bản thân cũng như cộng đồng. Nói cách khác, nếu thành công là trải nghiệm bổ ích, thì ở đây, chúng ta có thể thấy chính thất bại cũng là một trải nghiệm bổ ích, đóng vai trò không thể thiếu để giúp Edison và nhân loại tiến bộ. Những bài học, kinh nghiệm từ sự vấp ngã sẽ giúp con người đến gần hơn với thành công. Microsoft – một công ty công nghệ có sản phẩm trụ cột là hệ điều hành Windows gồm nhiều phiên bản đã chiếm lĩnh thị trường máy tính cũng đã từng thất bại với Windows Vista. Nói là thất bại, nhưng Windows Vista đã là một bước đi phát triển hơn so với Windows XP. Cũng chính thất bại của Windows Vista trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống mà khi đó hầu hết các máy tính đều không đủ đáp ứng đã giúp Microsoft có cho mình được một bài học. Rõ ràng, không chỉ vì sự thất bại của Windows Vista mà Microsoft không thành công. Chính bài học từ Vista đã giúp cho Microft tiến bộ, có được trải nghiệm bổ ích để từ đó phát triển và thành công với hệ điều hành Windows 7. Có thể thấy, thất bại cũng là một trải nghiệm quan trọng để con người tiến bộ.
Lẽ thường, người ta vẫn hay cho rằng thất bại đối lập với thành công, nhưng với những gì vừa phân tích ở trên, ta hiểu được thành công và thất bại chỉ là các khía cạnh, các mặt trong sự trải nghiệm của con người. Nó không những đối lập mà còn bổ trợ cho nhau. Nói cách khác, cả thành công và thất bại đều là những trải nghiệm bổ ích giúp con người phát triển. Việc trả lời một mặt thành công hay thất bại sẽ là câu trả lời mang tính cá nhân của mỗi chúng ta. Thành công và thất bại đều không quan trọng bằng thái độ của con người đối với trải nghiệm đó. Nếu thành công mà ngủ quên trong chiến thắng, ắt sẽ thất bại, và sự ngủ quên này là một trải nghiệm không mấy bổ ích. Nhưng nếu thất bại mà vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, rồi thành công cũng sẽ tới, và đó chính là một trải nghiệm bổ ích.
Con người vẫn luôn hướng đến thành công, nhưng với tôi dù thành công hay không, hay thậm chí là thất bại, đó cũng đều là những trải nghiệm bổ ích giúp bản thân tôi tiến bộ. Điều quan trọng với tôi trong vấn đề này, chính là thái độ của mình trước hai trải nghiệm thành công và thất bại đó
Tham khảo:
Xét một cách khách quan, đội bóng ở Thái Lan có quá nhiều điểm yếu so với lứa U23 đã vào tới chung kết 2 năm trước tại Thường Châu. Cầm hòa UAE và Jordan là những kết quả không tồi, nhưng xét về thế trận, có lẽ các học trò của ông Park đã gặp ít nhiều may mắn để không thua. Các ý tưởng chiến thuật của ông thầy người Hàn Quốc vẫn rõ ràng, có tính toán để hạn chế sở đoản, phát huy sở trường cầu thủ. Tuy vậy, U23 Việt Nam tại giải lần này cho thấy sự lực bất tòng tâm về yếu tố con người. Dù lối chơi có được định hình hợp lý đến mấy, khi cầu thủ không đủ tầm để triển khai, mọi thứ cũng như không!
Bắt đầu từ hàng thủ, U23 Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt vấn đề về sự ổn định. Sự trở lại của Đình Trọng không vá nổi những khoảng trống mênh mông về chất lượng của các vệ tinh xung quanh. Nhìn những gì mà Đức Chiến, Ngọc Bảo, hay sau đó là Bảo Toàn thể hiện, người ta không thể không nhớ tới những chiến binh chơi tuyệt hay tại Trung Quốc như Duy Mạnh, Tiến Dũng, Văn Hậu hay Văn Thanh. Ngay cả chốt chặn cuối cùng, thủ thành Bùi Tiến Dũng cũng gây thất vọng ở trận đấu chia tay giải bằng một sai lầm khó tin. Đây không phải là lần đầu tiên thủ môn người Thanh Hóa mắc một sai sót có tính cơ bản về chuyên môn như vậy, và điều đó đã gián tiếp tạo ức chế cho các đồng đội phía trên. Là người gắn bó với đội nhất, thầy Park thừa sức nhìn ra những điều này, nhưng thực tế, ông cũng không có nhiều sự lựa chọn hơn trong tay. Trước Triều Tiên, cú đấm bóng hụt của Tiến Dũng, pha truy cản trong vòng cấm quá non nớt của Bảo Toàn, hay cả chiếc thẻ đỏ của Đình Trọng, đó chính là những hình ảnh chân thực nhất phơi bày điểm yếu hàng thủ của U23 Việt Nam ở giải lần này.
Thủ không chắc, các cầu thủ Việt Nam công cũng chẳng hay. Thiếu hẳn một tay chia bài có nhãn quan tốt như Lương Xuân Trường, ông Park đã buộc phải kéo đội trưởng Quang Hải xuống đá khá thấp để làm cầu nối giữa các tuyến. Hoàng Đức cũng vậy, khi bị phá sức liên tục ở khu trung tuyến, các tiền vệ công của chúng ta không còn đủ sắc sảo cũng như tốc độ để tạo ra khác biệt. Về lý thuyết, U23 Việt Nam có khả năng "sát thương" không tồi với bộ đôi Đức Chinh - Tiến Linh đá cao nhất. Nhưng thực ra, ngay cả khi cầm bóng tới 70% trước Triều Tiên, hàng công áo đỏ cũng trở nên vô hại khi thiếu một nhà kiến thiết thực thụ. Hai trận đấu đầu tiên không ghi được bàn thắng phần lớn là do đội bóng của chúng ta phải tập trung thủ khá nhiều. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy U23 Việt Nam không còn là một đối thủ đáng gờm về phản công cũng như tấn công áp đặt như 2 năm về trước.
Có mặt trong trận chung kết tại Thường Châu, U23 Việt Nam đã tạo ra một bước ngoặt ngoạn mục đối với bóng đá trẻ nước nhà. Tuy thế, đây cũng là một áp lực rất lớn đối với các đội bóng kế cận. Các đối thủ không còn chủ quan mỗi khi phải đối mặt với thầy trò Park Hang-seo. Các miếng đánh của ông Park chắc chắn cũng đã được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, qua đó đối phương cũng dễ bắt bài Việt Nam hơn về chiến thuật. Khi yếu tố bất ngờ mất đi, đó cũng là lúc U23 Việt Nam bắt buộc phải thể hiện chất lượng thật về chuyên môn và nhân sự. Đáng tiếc đó lại là những gì họ chưa có đủ!
Điểm tích cực nhất mà ông Park thu hoạch được trên đất Thái có lẽ sẽ chỉ là một vài nhân tố sẵn sàng bổ sung cho tuyển Quốc gia. Vòng loại World Cup sẽ là sân chơi quan trọng hơn, cần sự tập trung và chất lượng cao hơn. Lứa U23 lần này có thể chưa đáp ứng được kỳ vọng, nhưng dù sao họ cũng đã có những trải nghiệm đáng giá khi đương đầu với các đối thủ mạnh hơn. “Khóc khi chiến thắng, nhưng không được khóc lúc thất bại”, lời nhắn nhủ của thầy Park cũng sẽ là động lực để các cầu thủ trẻ bản lĩnh hơn, mạnh mẽ hơn trong những bước đường phía trước.
Không ai có thể thắng mãi – đó là chân lý không chỉ trong bóng đá. Nhưng trên hết, cách ứng xử với thất bại mới là nền tảng cho sự trưởng thành. Chỉ cần các cầu thủ không gục ngã và tiếp tục tiến bước, chắc chắn người hâm mộ sẽ luôn đồng hành, ủng hộ cùng sẻ chia./
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Đang có khá nhiều ý kiến chê trách HLV Park Hang Seo và các học trò sau thất bại trước Triều Tiên tối 16/1, qua đó bị loại khỏi VCK U23 châu Á 2020. Chúng ta có vẻ đã quên mất chỉ 2 năm trước, bóng đá Việt Nam hành quân tới giải đấu này với mục tiêu chỉ là 1 điểm. Không có nhà chuyên môn nào đánh giá cao triển vọng của U23 Việt Nam, cho tới khi thầy trò ông Park đưa tất cả đi từ hết bất ngờ này tới bất ngờ khác. Hai năm sau, chúng ta tới Thái Lan với tư cách Á quân, cùng mục tiêu đoạt vé tham dự Olympic Tokyo 2020, tức ít nhất cần lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất châu lục. Vị thế của Việt Nam đã thay đổi, nhưng điều đó đồng thời cũng tạo cho Việt Nam không ít áp lực. Đội bóng của ông Park đã đánh mất yếu tố bất ngờ, và các đối thủ cũng chơi thận trọng hơn trước. Có thể dễ dàng nhận ra điều đó ở trận đấu của Việt Nam với Jordan. Đội bóng Tây Á đã áp dụng đúng chiến thuật phòng ngự-phản công trước Việt Nam, và chỉ lên bóng khi có thời cơ tốt. Ở trận đấu trước đó, UAE dù vượt trội về khả năng kiểm soát bóng nhưng vẫn giữ hàng thủ rất chắc chắn ở phía dưới, thay vì ào lên tấn công. Trước các đối thủ như vậy, mọi thứ trở nên rất khó khăn cho U23 Việt Nam. Trong khi đó ở giải đấu lần này, lực lượng của U23 Việt Nam lại không tốt. Ông Park mất những quân bài mạnh nhất như Văn Hậu hay Đình Trọng (chấn thương không thể đá chính). Ở tuyến giữa, U23 Việt Nam cũng thiếu một thủ lĩnh thực sự có khả năng dẫn dắt lối chơi, kiểm soát bóng cũng như làm điểm tựa tinh thần cho các đồng đội. Tại SEA Games 30, ông Park đã có Hùng Dũng lấp khoảng trống nhưng tới VCK U23 châu Á 2020, vị trí này bị khuyết. Phương án bố trí Đức Chiến luân phiên đá cặp với một cầu thủ khác (Hoàng Đức hoặc Thanh Sơn) đều không tạo nên hiệu quả. Việc kéo lùi Quang Hải xuống không phát huy tác dụng. Chất lượng quân của U23 Việt Nam không cao, điều này khiến cho ông Park không có nhiều lựa chọn để thay đổi khi các vị trí chính thức gặp vấn đề. Một người theo đuổi triết lý “không thua trước”, vốn đặc biệt coi trọng hàng thủ như HLV Park Hang Seo nhưng liên tục phải xáo trộn các hậu vệ là một vấn đề. U23 Việt Nam thiếu hẳn một hàng thủ chắc chắn, và nhiều vị trí chỉ là phương án “đóng thế”. Việt Anh vốn là trung vệ nhưng có lúc được đẩy lên đá cánh. Trọng Hùng khi vào giải cũng phải tập luyện trái vị trí sở trường. Ở hành lang 2 cánh, HLV Park Hang Seo chỉ có 2 chân chạy đúng nghĩa là Tấn Tài và Thanh Thịnh. Thất bại của U23 Việt Nam không phải kết quả bất ngờ và quá gây thất vọng, nhưng điều đáng tiếc nhất có lẽ là chúng ta không giới thiệu thêm được gương mặt nào mới thực sự có triển vọng. Ở tuyến giữa, Hoàng Đức rõ ràng cần thêm thời gian để trưởng thành. Việt Anh hay Đức Chiến đều chưa gây được ấn tượng. Những cầu thủ còn lại đều là những gương mặt cũ. Cách đây 2 năm trên đất Trung Quốc, ông Park đã trình làng một lứa cầu thủ mới với những cái tên như Phan Văn Đức, Phạm Xuân Mạnh và đặc biệt, khiến Quang Hải tỏa sáng rực rỡ để trở thành một ngôi sao lớn. Tới giải đấu lần này, ngay cả Quang Hải cũng không thể chơi đúng năng lực khi thiếu các vệ tinh xung quanh, cho dù anh chính là hy vọng lớn nhất của U23 Việt Nam.