Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2017

I. MB:
_ Giới thiệu về kho tàng ca dao tục ngữ từ xưa đến nay của ông cha ta.
_Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_Chuyển ý.
II.TB:
1.Giải thích:
_Bầu:cây trồng ở vườn nhà, leo bằng tua cuốn, phân nhánh, lá mềm rộng phủ lông mịn, hoa to trắng, quả dùng để nấu ăn, lúc non quả có hột nhỏ, vỏ mỏng, mềm, ngọt.
_Bí: loài cây song tử diệp cùng họ với bầu, hoa màu vàng, quả dùng để nấu canh hoặc làm mứt.
*Nghĩa đen:
Bầu và bí tuy là hai loại cây khác nhau về màu sắc, hình dáng, nhưng đều ở trên một giàn, cùng chịu những tác động tốt lẫn xấu từ thiên nhiên,...lại cùng một họ, mối liên hệ giữa bầu và bí lại càng dc thắt chặt hơn.
*Nghĩa bóng:
Trong đời sống, không ai giống ai, mỗi ng có một hoàn cảnh, một xuất thân khác nhau, tiếng nói đôi khi cũng khác nhau, nhưng đừng vì vậy mà khinh miệt, chia rẽ, phân biệt đối xử với nhau. Chúng ta điều là con người, đều cùng một loài, chúng ta phải biết yêu thương, chia sẽ, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau, như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn.
2. Bình:
_yêu thương là một điều ko thể thiếu trong cuộc sống.
_Yêu thương sẽ tạo ra một sức mạnh kì diệu giúp con ng` có thể vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
_Yêu thương, chia sẽ là những đức tính tốt đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách của một con người.
_Phê phán những kẻ ko biết yêu thương mọi ng, luôn sống ích kỉ,...
Nêu những câu ca dao, tục ngữ tương tự:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng."
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"
...
3. Phương hướng phấn đấu cho bản thân:
_Yêu thương, giúp đỡ mọi ng xung quanh.
_Sống vì mọi ng, ko tính toán, vụ lợi cho bản thân.
_Tự hoàn thiện bản thân trong cách sống hằng ngày.
**Nêu thêm đẫn chứng trong thực tiễn cuộc sống để chứng minh câu ca dao trên.
III. Kết bài:
Khẳng định câu ca dao trên là đúng.
Nêu suy nghĩ của bản thân.

26 tháng 4 2017

I. Mở bài:
-
Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
"
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
-
Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.

4 tháng 5 2018

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Từ xưa đến nay truyền thống yêu thương con người đã xuất hiện trong cuộc sống, và nó được nhân dân ta đúc kết thành câu tục ngữ này, nó đem lại những giá trị cần thiết và ý nghĩa nhất mà con người dành tặng cho nhau, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong những khó khăn trong cuộc sống. Như chúng ta đều được biết những truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay những giá trị mang lại ý nghĩa to lớn và có giá trị cho mỗi con người, khi xưa nhân dân ta bị chết đối, chính quyền nhà nước đã có chính sách chia cơm và giúp đỡ những người dân nghèo, hũ gạo tình thương, những hành động tuy nhỏ bé nhưng nó lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đem lại những điều cần thiết nhất cho mỗi chúng ta, nó đem lại sự sống cho rất nhiều người đang có nguy cơ dình dập trước cái chết.

Những hành động cứu giúp người đó cần phải được coi trọng và giữ gìn phát huy nhiều hơn, những giá trị to lớn đó đã để lại cho mỗi người chúng ta những tình cảm chân thành nhất. Như chúng ta thấy được câu ca dao trên vô cùng đúng đắn và nó là một bài học to lớn về giá trị làm người, chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn về tình yêu thương giữa con người với con người, những giá trị niềm tin to lớn đó để lại cho mỗi chúng ta những niềm tin yêu vào một cuộc sống có tran vàn những tình yêu thương, những trái tim cao thượng và những điều chân thành nhất mà con người dành cho nhau.

Câu tục ngữ này đã khẳng định được vai trò và trách nhiệm mà con người cần phải làm đó quả thật là những điều cần thiết và mang ý nghĩa to lớn nhất dành cho mỗi người, những hành động mang lại những điều có ý nghĩa nhất cho con người đều được đánh giá rất cao và nó để lại cho chúng ta những tình thương quý giá và to lớn nhất dành tặng cho mỗi người, những hành động to lớn mà con người có thể làm cho người khác là luôn luôn yêu thương và đoàn kết giúp đỡ những con người khó khăn, luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, và từ đó nâng cao được những phẩm chất quan trọng và những tình yêu thương vô bờ bến và mạnh mẽ nhất. Những tình cảm đáng quý và luôn luôn được coi trọng dành tặng cho những người có lòng vị tha luôn luôn biết đồng cảm và yêu thương con người xung quanh. Giúp họ vượt qua những khó khăn và gian nan nhất của cuộc đời.

Giống như truyền thống lá lành đùm lá rách, đây cũng là truyền thống về tấm lòng tương thân tương ái, sự cao cả khi giúp đỡ những người khác khi họ gặp khó khăn, những con người có số phận may mắn hơn sẽ giúp đỡ và yêu thương những người có số phận bất hạnh, giúp cho họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời là những điều để lại những bài học có giá trị và cao quý nhất mà con người dành cho nhau. Tình yêu thương giữa con người và con người như chúng ta thấy trong xã hội này đó là những hoạt động mang tính chất cao cả tự nguyện như hành động hiến máu cứu người đây là một hành động đem lại những giá trị to lớn và giúp đỡ được những sinh mạng đang vấp phải những lúc khó khăn và cần sự cứu giúp từ người khác. Những hành động cao cả đó có thể đem lại sự sống cho những người tiếp nhận đó, đây quả thực là những điều đem lại những giá trị to lớn đối với con người.

Giống như Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều những chương trình nhằm giúp đỡ và cứu trợ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, như chương trình Lục Lạp Vàng, đây là chương trình đem lại ý nghĩa to lớn đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà nước đã tạo điều kiện to lớn cho gia đình họ có điều kiện để vươn lên thoát nghèo, hay chương trình Triệu trái tim cũng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người tham gia và ủng hộ, những người mắc căn bệnh hiểm nghèo nhưng không có điều kiện được cứu chữa thì nhà nước và những nhà hảo tâm khác trong xã hội cũng luôn luôn tạo điều kiện để họ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất vươn lên thoát nghèo và được sống trong những điều kiện là trong vòng tay che trở của tất cả mọi người trong xã hội này.

Những hoàn cảnh có ý nghĩa và đem lại những giá trị to lớn nhất đã đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin yêu vô bờ bến về những điều này, những giá trị và sự yêu thương của con người dành cho con người sẽ đem lại những tình cảm lớn lao và có giá trị nhất, trong hoàn cảnh sống như hiện nay, xã hội ngày càng phát triển mọi người ngày càng phải cải thiện và nâng cao tình yêu thương của mình đối với những con người trong xã hội, luôn sẵn sàng giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống, sẵn lòng giúp đỡ người bất hạnh hơn mình về những thứ mà mình có, có thể bằng vật chất, và những hành động cao cả cũng luôn luôn góp phần mạnh mẽ vào việc làm cho con người được sống trong những tình yêu thương và sự nồng ấm của đối phương.

Những tình cảm to lớn và vô cùng có giá trị đó để lại cho cuộc sống của chúng ta những niềm vui và nhận được tình yêu thương của mọi người nhiều hơn, có thể chúng ta cho họ một bát gạo nhưng thứ mà chúng ta nhận được đó là thứ giá trị hơn rất nhiều vật chất đó là một tình yêu thương, lòng biết ơn của đối phương dành tặng cho chính bản thân mình. Như chúng ta đều thấy trong xã hội có nhiều những chương trình giúp đỡ những người khó khăn, lá lành đùm lá rách luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, có chương trình khuyên góp áo ấm, những chiếc áo đó sẽ giúp được rất nhiều người thoát khỏi cái rét cái lạnh đang đe dọa đến tính mạng của họ. Chỉ với những hành động tuy nhỏ, quyên góp thức ăn, đồ uống hay những vật chất mà chúng ta ít dùng đến cho người khác cũng giúp họ rất nhiều trong cuộc sống này.

Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương lam cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lí tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn

5 tháng 5 2018

Câu ca dao xưa của các bậc tiền nhân để lại luôn luôn là những lời khuyên hay là những bày tỏ cảm xúc của người đi trước. Câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Như đã trở thành bài hát ngân nga khắp nơi như một lời nhắn gửi những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Ta đã biết được rằng chính trái bầu và bí hai giống cây khác nhau nhưng được người nông dân xưa và nay cũng đã biết và trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn. Hai loại cây này thông thường leo chung một giàn tre. Có lẽ chính vì được leo chung mọt dàn như vậy cho nên bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. BBầu và bí như đã cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận nên bầu và bí thường quấn quýt với nhau. Bầu cũng chớ có nên chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ chê bầu vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng. Ngoài ra thì quả bí thì tròn, quả bầu thì dài để rồi ganh ghét mà lại như xa lánh nhau. Vì sao vậy? Câu hỏi này là một câu hỏi thường trực với tất cả chúng ta. Ta như biết đực rằng, chính bầu và bí được xem là hai giống riêng biệt. Tuy chúng khác nhau nhưng cùng chung một họ. Cây bầu và bí leo chung một giàn để cùng ra hoa kết trái và nghĩa bóng sau đó tức là cùng chung cảnh ngộ, và đồng thời cũng chung số phận. Đặc biệt là khi mà mưa thuận gió hòa, bầu bí không ai có thể tránh khỏi mà cùng hưởng chung. Có những lúc mà gặp khi nắng hạn bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Và nếu như mà chẳng may gặp cơn gió bão to lớn ập đến thì thân bí giập, quả bí rụng đi. Khi bí bị gặp khó khăn như vậy mà chẳng lẽ bầu một mình tươi tốt như xưa được chứ?

Câu ca dao như một bài hát gần gũi, đem chuyện nói về bầu, bí nhưng chắc chắn là nói chuyện của chính con người, hay xa hơn, khái quát hơn đó chính là câu chuyện cuộc đời. Ông cha quả nhiêu đã có tầm nhìn xa trông rộng và cũng đã khuyên con cháu một lời khuyên chân thành. Ta như nhận thấy được lời khuyên này dường như thật kín đáo mà tha thiết, tế nhị qua hai câu ca dao đặc sắc này.

một con người có một nguồn gốc, hoàn cảnh cũng như có những điều kiện sống riêng. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải khẳng định người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Ta như thấy được anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Cũng có thể là bạn bè cùng lứa cùng chung trường, chung lớp, cùng học chung thầy cô, chung sách vở. Thế rồi có cả những người hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Thực sự dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, cho dù khác nhau về cả lứa tuổi, ngành nghề,…nhưng có lẽ rằng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Trong cuộc đời ta như thấy được sẽ có những cảnh ngộ chung, những nét tương đồng giữa người với người đã làm nên mối quan hệ ràng buộc. Đó có thể là những sự gắn bó, là cơ sở gần gũi, cảm thông. Chính vì những cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu nhau hơn và họ như cũng đã biết đùm bọc, biết nhường nhịn, chia sẻ để công việc chung được tốt được tốt đẹp. Bên cạnh đó ta như thấy được cả cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Qủa thực trong cuộc sống không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương yêu. Sống tách biệt làm sao được sự chia sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gắn bó với nhau hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Trong lịch sử của đất nước đau thương mang tên Việt Nam thì luôn có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo hay có cả những người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng dường như chúng ta đều thấy được tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Có lẽ chính vì vậy, tất cả mọi người đã đoàn kết lại thành một khối thống nhất tạo lên được sức mạnh tổng hợp để chống quân cướp nước. Đó chắc chắn cũng chính là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước sự ức hiếp, đe dọa của kẻ thù cướp nước.

Dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay cũng đã chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thì không thể tránh khỏi được thời tiết. Thời thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu như mà mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, và cùng chung tay để có thể trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng, thành quả lao động một nắng hai sương. Thế rồi ta như thấy được ngay trong điều kiện sống khắc nghiệt như thế, nếu không biết nương tựa lẫn nhau thì làm sao tồn tại nổi. Có lẽ ta như hiểu được chính mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho lòng thương người nảy nở và người Việt Nam dường như cũng đã coi đó là một truyền thống quý báu truyền từ đời này sang đời khác. Cuộc sống hiện đại có rất nhiều điều thay đổi, thế rồi ngay cả con người hiện đại chú ý nhiều đến cái riêng, và con người cũng đã quan tâm đến cá nhân mình những truyền thống đoàn kết, nhân ái dường như vẫn vẹn nguyên và luôn có giá trị trường tồn. Chính nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, thêm ý nghĩa biết bao nhiêu như trong lời dạy của ông cha ta qua câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

26 tháng 2 2022

tk

Có ý kiến cho rằng bài thơ Ngắm trăng là một cuộc vượt ngục về tinh thần, em hãy chứng minh ý kiến đó

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

18 tháng 7 2021

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

6 tháng 3 2021

muốn biết phải hỏi, muốn giỏ phải học.đây là câu mà ông cha ta đã lưu truyền từ đời này sang đời khác.học lí thuyết mà bài tập ko có thì học bằng ko.học để biết đẻ vận dụng nó vào thực tế và phải làm đc bài tập.nếu chỉ học giảng ko vậy liệu bài tập mình có hiểu.học phải kết hợp mới hiểu đc bài.ý nói :học để biết để hiếu.làm bài tập để vận dụng kiến thức.vì nếu học mà ko hiểu thì chắc gì mình đã hiểu bài.chúng ta đã học là phải học thạt tốt.đã học phải biết vận dụng vào thực tế,làm bài tập.làm bài tập là chuyện ko thể thiếu đối với những người đang ngồi trên ghế nhà trường

17 tháng 3 2021

Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả rất thành công và chân thực hình ảnh của những người dân làng chài quê ông. Thật vậy, qua hình ảnh của những người dân lao động, nhà thơ Tế Hanh còn đồng thời bộc lộ những tình cảm của mình đối với người dân cũng như làng chài quê hương. Đầu tiên, nhà thơ đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài:"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Người đọc cũng thấy được tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Những từ như "phăng, mạnh mẽ, vượt" thể hiện được sức vóc phi thường của những người dân chài bình dị, siêng năng và yêu lao động. Thứ hai, hình ảnh những người dân làng chài lại một lần nữa được thể hiện ở những câu thơ miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

17 tháng 3 2021

ý kiến nào em?

12 tháng 12 2016

mọi người trả lời giúp mình đi mà please

 

14 tháng 12 2016

sao k ai tra loi the