Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Khi xem chương trình Việc tử tế trên VTV1, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước tình bạn của hai anh Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu. 10 năm không phải là một thời gian ngắn nhưng anh Hiếu luôn cõng bạn đến trường, mang đến cả bầu trời mới đến với anh Minh. Anh Minh là cậu bé có những suy nghĩ và nghị lực rất phi thường bởi chỉ có em mới có thể quyết định được em của sau này. Sinh ra từ nhỏ Minh đã chịu những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa bởi em không có đôi chân lành lặn và cánh tay phải hoạt động như những bạn bình thường khác, em đã từng khóc và cảm thấy bất công nhưng rồi em nhận ra rằng em dù có thế nào em vẫn có quyền như các bạn của mình, em mong muốn được đến trường và thực hiện giấc mơ được trở thành lập trình viên xuất sắc về sau. Giấc mơ của em sẽ bước đi trên con đường gập ghềnh hơn nhưng em đã bước từng bước nhỏ, các bạn viết tay phải em lại phải khó khăn viết từng chữ bằng cánh tay trái. Em luôn luôn tự tiếp động lực cho mình bởi ước mơ của mình và những nguồn năng lượng từ những người yêu thương em. Hiếu, cậu bạn đã mang cả bầu trời ánh sáng, năng lượng đến với Minh khi em đã cõng bạn đến trường bao nhiêu năm và cùng bạn nói về những câu chuyện của ước mơ, của sách vở và của chính hai cậu bạn nhỏ cắp sách đến trường cùng nhau. Cõng bạn đi học, làm đôi chân của bạn, một cậu bạn nhỏ vô cùng tốt bụng và biết làm những điều có ích cho chính bạn mình và cộng đồng nơi em sống. Cuộc sống nào cũng khó khăn và vất vả nhưng nếu chúng ta biết cách yêu thương nhau chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt hơn thế. Tình bạn vượt khó là tình bạn bền lâu, Minh và Hiếu là cả thế giới của nhau dù trong mắt người ngoài cuộc họ có sự chênh lệch trong sự giúp đỡ cũng như so bì. Em rất ngưỡng mộ tình bạn không vụ lợi của hai anh.
2. Em chủ động hoàn thành bài tập.
3. Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi, chia sẻ và nghe nhận xét.
4. Em và các bạn cùng làm.
Khi xem chương trình Việc tử tế trên VTV1, em vô cùng yêu thích và cảm phục trước tình bạn của hai anh Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu. 10 năm không phải là một thời gian ngắn nhưng anh Hiếu luôn cõng bạn đến trường, mang đến cả bầu trời mới đến với anh Minh. Anh Minh là cậu bé có những suy nghĩ và nghị lực rất phi thường bởi chỉ có em mới có thể quyết định được em của sau này. Sinh ra từ nhỏ Minh đã chịu những thiệt thòi so với bạn bè cùng trang lứa bởi em không có đôi chân lành lặn và cánh tay phải hoạt động như những bạn bình thường khác, em đã từng khóc và cảm thấy bất công nhưng rồi em nhận ra rằng em dù có thế nào em vẫn có quyền như các bạn của mình, em mong muốn được đến trường và thực hiện giấc mơ được trở thành lập trình viên xuất sắc về sau. Giấc mơ của em sẽ bước đi trên con đường gập ghềnh hơn nhưng em đã bước từng bước nhỏ, các bạn viết tay phải em lại phải khó khăn viết từng chữ bằng cánh tay trái. Em luôn luôn tự tiếp động lực cho mình bởi ước mơ của mình và những nguồn năng lượng từ những người yêu thương em. Hiếu, cậu bạn đã mang cả bầu trời ánh sáng, năng lượng đến với Minh khi em đã cõng bạn đến trường bao nhiêu năm và cùng bạn nói về những câu chuyện của ước mơ, của sách vở và của chính hai cậu bạn nhỏ cắp sách đến trường cùng nhau. Cõng bạn đi học, làm đôi chân của bạn, một cậu bạn nhỏ vô cùng tốt bụng và biết làm những điều có ích cho chính bạn mình và cộng đồng nơi em sống. Cuộc sống nào cũng khó khăn và vất vả nhưng nếu chúng ta biết cách yêu thương nhau chúng ta sẽ nhận được những giá trị tốt hơn thế. Tình bạn vượt khó là tình bạn bền lâu, Minh và Hiếu là cả thế giới của nhau dù trong mắt người ngoài cuộc họ có sự chênh lệch trong sự giúp đỡ cũng như so bì. Em rất ngưỡng mộ tình bạn không vụ lợi của hai anh.
a. Vì em đạt được điểm cao, bố mẹ rất vui.
b. Nghe thấy tiếng nhạc, đàn cá heo lại kéo đến.
c. Để có sức khỏe tốt, em chăm chỉ tập thể dục.
d. Để bảo vệ môi trường, chúng em tích cực phân loại rác.
Mình rất thích câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" vì nó có một số hình ảnh và chi tiết mà khiến mình rất cảm động và thích thú:
- Đầu tiên là lời kể sinh động. Người kể câu chuyện đã tận dụng các từ gợi tả âm thanh, màu sắc, hình ảnh,... để tạo nên một bức tranh hết sức sống động và sinh động trong đầu người đọc hoặc nghe.
- Thứ hai là nội dung câu chuyện hấp dẫn và có yếu tố kì ảo nhưng lại nói về ước mơ của con người. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là một kỳ quan cổ tích mà còn rút ra được những bài học ý nghĩa về sự kiên trì, dũng cảm và lòng hiếu thảo.
- Thứ ba là tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói. Cô bé quàng khăn đỏ được tạo hình là một nhân vật thông minh, dũng cảm, hiếu thảo và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" là một câu chuyện kinh điển, với các giá trị tinh thần cao được truyền tải và đem lại nhiều cảm xúc khác nhau cho người đọc hoặc người nghe. Mình rất xúc động và khâm phục trước lòng can đảm và tình yêu thương của cô bé đối với bà của mình.
2. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa phượng e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng.
3. Học sinh tự đọc và chỉnh sửa lại đoạn văn
a. Hoa hướng dương là loài hoa em thích nhất.
b. Những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.
c. Người dân tham gia Tết trồng cây.
d. Người gần gũi với em nhất là mẹ của em.
e. Chùm hoa phượng đỏ rực.
g. Những chú voi rất dễ thương.
1,
Em chủ động hoàn thành bài tập.
2,
Bước 1: Tìm trang có chữ "t".
Bước 2: Dò từ trên xuống theo thứ tự tự
Bước 3: Tìm đến từ "tự hào". Đọc kĩ phần giải thích nghĩa của từ và chọn nghĩa phù hợp.
3,
Thuần hậu: Nói tính nết thật thà và hiền hậu
Hiền hòa: hiền lành và ôn hòa
Ấm no: Đầy đủ về vật chất, như đủ ăn, đủ mặc
Yên vui: yên ổn và vui vẻ
4,
Những người nơi đây thật thuần hậu
Cuộc sống làng quê thật yên bình, ấm no.
1.Ví dụ về truyện: "Cậu bé thông minh" - Truyện cổ tích Việt Nam.
2.
Ghi vào "Nhật kí đọc sách":
- Tên truyện: Cậu bé thông minh
- Tên nhân vật: cậu bé thông minh và nhà vua
- Tình huống: nhà vua nghĩ ra một cách để tìm người tài trong thiên hạ: “lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng”.
- Cách giải quyết:
Lần một, lên kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm ở trước cung vua để khi được gặp vua, cậu kể một câu chuyện khiến vua cho là vô lí (chuyện bố đẻ em bé), từ đó làm ngài phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí (gà trống không thể đẻ trứng).
Lần sau, cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Cậu yêu cầu một việc không ai có thể làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. Có thể gọi là một mũi tên bắn trúng hai đích, vừa thể hiện trí thông minh, tài đối đáp vừa không cãi lệnh và cũng không cần phải thi hành lệnh vua ban.
3.
Cùng bạn chia sẻ:
Câu chuyện dân gian cậu bé thông minh, dù ra đời từ lâu nhưng đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị nhân văn và bài học đạo đức. Truyện ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội. Bằng những tình huống và cốt truyện hợp lí, gần gũi giản dị đậm chất dân gian, cậu truyện em bé thông minh để lại tiếng cười hài hước, dí dỏm cho độc giả.
Qua câu truyện, người đọc cũng nhận thức được giá trị của trí tuệ trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời hiểu rằng những người có trí thông minh sẽ luôn gặp nhiều may mắn, được mọi người yêu quý và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
a. Để chào đón các em lớp Một, chúng em đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ đặc biệt.
b. Nhờ chăm chỉ và tự giác, Ngân được cô giáo khen.
c. Vì có kĩ thuật và sức khoẻ, hai chàng trai đã chinh phục được đỉnh núi.
d. Do mưa, quãng đường trở nên lầy lội.
e. Nhằm giúp đỡ các bạn học sinh vùng lũ, trường em đã vận động học sinh quyên góp quần áo, sách vở,.
Tham khảo
Câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” là một câu chuyện gây xúc động với tôi mỗi khi nhắc lại. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Hình ảnh người mẹ hết lòng bao dung, yêu thương đứa con trai đã in đậm trong tâm trí tôi. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Câu chuyện đã gửi gắm đến mỗi chúng ta là con cái, hãy hiếu thảo và yêu thương bố mẹ mình nhiều hơn.
1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
3.
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét