Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
II. LUYỆN TẬP:
Kể tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”
- Câu chuyện kể về một buổi sáng như bao nhiêu ngày khác, Phrăng đến lớp học.
- Nhưng hôm nay trên đường đi học cậu thấy có những điều lạ thường đến khi cậu vào lớp thì lại càng ngạc nhiên hơn.
- Cậu đến lớp muộn nhưng không bị thầy Ha-men quở trách mà còn nói rất nhẹ nhàng.
- Hơn nữa, hôm nay thầy lại ăn mặc rất chỉnh tề như các ngày lễ trọng đại.
- Không khí trong lớp thì im lặng
- Hóa ra hôm nay là buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
- Thầy Ha-men hôm nay nghẹn ngào, xúc động và kết thúc buổi học thầy đã viết : “Nước Pháp muôn năm”.
Câu 1: Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh cảnh, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”.
Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha – men, tại một trường làng trong vùng An – dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo-ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp nữa. Chính vì vậy, tác giả mới đặt truyện là “Buổi học cuối cùng”.
Câu 2:
* Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng. Kể theo ngôi thứ nhất.
* Truyện còn có những nhân vật khác như là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ Hô –de…
* Nhân vật thầy giáo Ha-men gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.
Câu 3:
* Những điều khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học:
- Khi qua trước trụ sở xã: có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
- Quang cảnh ở trường: bình lặng như một buổi sáng chủ nhật.
- Phrăng đến lớp muộn nhưng thầy giáo không quở trách.
- Ở phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học và mặt ai cũng có vẻ buồn rầu.
Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng của chú bé Phrăng diễn biến trong truyện:
* Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
- Lúc đầu cậu ngạc nhiên, sững sỡ khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học cuối cùng.
- Cậu nuối tiếc và hối hận vì sự lười nhác, ham chơi của mình.
- Cậu xấu hổ và tự giận mình.
- Kinh ngạc khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp sao lại hiểu đến thế “Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”.
Câu 5:
* Nhân vật thầy giáo Ha-men được miêu tả:
- Trang phục: mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thái độ đối với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách phạt, quở mắng Phrăng khi cậu đến muộn và khi cậu không đọc được bài, nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài.
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: điều mà thầy muốn nói nhất với mọi người trong vùng An dát và cậu bé Phrăng đó là hãy biết yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, tiếng dân tộc (tức là tiếng Pháp),
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu và thầy dằn mạnh hết sức viết lên bảng “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
* Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ: Thầy chính là một người con yêu nước và yêu tiếng của dân tộc hết mực: vui sướng khi được nói, dạy tiếng Pháp nhưng đau khổ, nghẹn ngào khi không còn được dạy thứ tiếng quen thuộc nữa.
Câu 6: Tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh:
- Tiếng ồn ào như chợ vỡ.
- Mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…
Câu 7: Trong truyện, thầy Ha-men nói: “…khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ…chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy.
* Em hiểu về suy nghĩ ấy là: Câu nói của thầy nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói dân tộc được hình thành và vun đắp bắng sự sáng tạo của bao thế hệ. Chính vì vậy, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để phát huy tiếng nói của dân tộc
- Văn bản ngoài sử dụng văn bản đơn thuần còn kết hợp thêm nhiều hình ảnh, số liệu cụ thể chi tiết sinh động khiến cho việc tiếp cận của người đọc nhanh chóng và dễ hiểu hơn.
Sử dụng phương tiện để sinh động hơn:
Khác so với mọi hôm, nay trời nắng và không có gió nên cây cối dường đứng im lặng như người đang nghiên cứu. Còn ngoài lộ thì mọi người đi lại thưa thớt trong bầu không khí ngột ngạt dưới mặt đường cháy nắng.
Hôm nay trời nắng lại không có gió nên cây cối đều đứng im bên vệ đường. Người đi lại thưa thớt bởi không mấy ai có thể chịu được cái không khí ngột ngạt này. Mặt đường cháy nắng tạo ra sức nóng như cắt da cắt thịt những người qua lại.
Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.
Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:
-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!
-Có phải cái Sa không?
-Tao đây chứ ai hử?
-Thôi, từ từ, tao ra.
Nó vừa ra, tôi đã hỏi:
-Mày có tiền không?
-Mày hỏi làm chi?
-Tao cho cụ Danh
-Chi vậy? Rảnh quá hử?
-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.
-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?
-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!
-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!
-Ừ, còn cái Thương.
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co
Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:
Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:
-Thương ơi, mày có nhà không?
-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?
Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:
-Mày có tiền không?
-Có
-Mấy xu?
-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!
-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!
-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?
-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!
-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.
_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá!
- Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.
Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.
Bạn tham khảo xem nào
Cuối xóm là nhà bà Sáu, hằng ngày cứ nhìn thấy chị Lan thường hay lui tới. Nhà chị Lan cách nhà em haicăn. Hôm nay, chủ nhật em được nghỉ học chị Lan rủ qua nhà bà sáu chơi, thấy việc làm của chị Lan đối với bà Sáu em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng “. Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “ Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đếnbây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo
- Trong câu a) Là văn bản miệng.
- Trong câu b) Thuộc kiểu văn bản hành chính- công vụ.
- Trong câu c) HS tuỳ theo sự hiểu biết của bản thân mà điền thêm các văn bản thích hợp.
Tham Khảo:
Điện thoại thông minh đang dần trở thành người bạn thân thiết của mỗi học sinh. Vậy nhưng, việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ đem lại những lợi ích thiết yếu và mà còn có những ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, học tập của mỗi người.
Các bạn học sinh sử dụng điện thoại gần như vào hầu hết các thời gian trong ngày. Nó tạo ra hình ảnh của một thế hệ cúi đầu, chỉ mải chăm chăm vào màn hình smartphone mà quên đi cuộc sống thực tại. Cũng có một bộ phận học sinh rất chăm chỉ, rất chịu khó, các bạn dùng điện thoại thông minh một cách thông minh cho việc học tập, phát triển bản thân, biến nó từ một đồ vật vô tri thành những lợi ích thiết thực. Tuy vậy, không ít học sinh vì không kiểm soát được con sâu lười biếng trong bản thân mà để nó điều khiển. Các bạn sử dụng điện thoại không đúng cách, có thể kể đến là những học trò dùng điện thoại trong các giờ học nhưng không vì mục đích học tập mà để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó. Cũng không ít các bạn mang theo sự non nớt của tuổi mười bảy, mười tám mà dùng điện thoại một cách không ý thức. Các bạn sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)...
Điện thoại thông minh đã đánh dấu bước tiến của công nghệ, nhưng nếu mỗi bạn trẻ - mỗi bạn học sinh đều lệ thuộc như vậy thì chẳng mấy chốc, những gì tối tân, thông minh ấy lại quay lại hủy hoại chúng ta. Hãy biết đâu là điểm dừng, biết nhìn nhận những ích lợi, hậu quả qua sự cư xử của bạn với điện thoại thông minh.