Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
MB:
Sau những ngày nghỉ hè xa cách chúng con rát háo hức với buổi gặp mặt lớp đàu năm học chuản bị cho buổi khai giảng.Vừa dén trường chúng con đã vội vàng yimf nhau đẻ kể cho nhau nghe về kỉ nghỉ hè của mình và còn đẻ nói chuyện vì nhớ nhau qua!Chính vì quá say mê''buôn''chuyện như thế mà cúng con đã gây ra một cau chuyện buồn cười trong trường:nhận nhàm lớp học
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
Câu1:
- Tích cực tham gia mang những cây bạch đàn non lên đồi cao để cha và anh trồng.
- Bắt đầu sự nghiệp nuôi trồng từ chuồng gà bé nhỏ.
- Mẹ cho 10 gà con nay thành 10 con gà mái đẻ trứng.
- Tiền bán trứng tiết kiệm mua sách vở, đồ dùng học tập, truyện tranh và báo thiếu niên tiền phong
- Sự lao động của cha anh là tấm gương sáng để học tập và noi theo
Câu 2:
Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó được thể hiện như:
- Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì phát cày, cuốc đất.
- Bất kể thời tiết khắc nghiệt đến đâu, cha và anh cũng không bao giờ rời “trận địa”.
- Lòng kiên trì, bền bỉ của cha, sự lao động không mệt mỏi của cha anh, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo bằng chính sức lao động của mình.
Câu 3: ns ngắn gọn là ns về phẩm chất đọa đức con người qua hình ảnh tờ giấy dù cho giấy có rách hay bẩn thì cũng pk giữ đc cái lề vở tử tế cũng như con ng dù cho có nghèo đói túng thiếu hay bất lực thế nào thì cũng pk giữ đc phẩm chất nhân cách tốt ( theo mk là mk ko trg đổi tuyển toán ko pk văn nên viết ko hay thông cảm)
Bây giờ, mỗi khi lật lại quyến vở cũ, thấy đôi nét chữ ngay ngắn bên cạnh những dòng nguệch ngoạc, em không thể nào quên được bao buổi tối ông nội ngồi kèm cho em học.
Năm đầu lớp một, chẳng hiểu vì sao riêng món tập viết lả em kém gần như nhất lớp. Cô rầy mãi. Đã thế, cô còn báo về nhà khiên em hổ thẹn vô cùng.
Ba mẹ em thì đâu có thời giờ. Hàng đêm, ông cứ ngồi kề bên, chi bảo và cầm tay nắn nót cho em từng nét chữ. Hết bảng con rồi lại vào vở. Phải nói, ông chiều chuộng em hết mức. Nhiều lần có chữ o mà viết mãi cũng không tròn, ông chớ hề tỏ ra bực dọc chút nào.
Dần dần về sau đã có sự tiến bộ. Cho đến một hôm, lần đầu tiên em được điểm chín môn tập viết làm cô giáo rất đỗi ngạc nhiên. Cô tuyên dương em trước lớp.
Về nhà, em khoe ngay với ba, với mẹ, chạy thẳng ra sau vườn, xoè quyển vở điếm còn tươi rói cho ông xem. Đang chăm sóc mấy cây kiểng, ông dừng lại và cười nói: “Có công mài sắt. có ngày nên kim con ạ!”
Nhưng giờ đây, ông em đã ra người thiên cổ rồi, còn đâu! Nhìn chữ viết ông đó mà lòng bùi ngùi vô hạn.
Bài 4:
Hôm nay,khi đi học về, thấy sân nhà trống vắng, chỗ mà mẹ hay ngồi nhặt rau cũng trống trơn, tôi vội vã chạy vào nhà vì có linh cảm không hay, quả nhiên,mẹ tôi nằm lịm đi ở 1 chỗ, tôi hoảng hốt, chạy lại hỏi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ có sao không, mẹ bị như thế này từ bao,giờ, sao mẹ không gọi con về?". Mẹ thều thào đáp:" Mẹ ốm nhẹ thôi mà, con đang đi học làm sao mà về...." Chẳng đợi mẹ nói hết câu, tôi vùng đi gọi bác sĩ. Sau đó, tôi vội vàng đun nước, đắp chăn, xoa đầu cho mẹ. Tôi chạy xuống bếp và nấu 1 bát cháu hành, cho thêm chút tía tô vào cho mẹ giải ốm. Khi bác sĩ đến, bác sĩ khen tôi ngoan và biết cách chăm sóc mẹ, gương mặt xanh xao của mẹ cũng nhìn tôi trìu mến.
đề 1:
Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kèm được nước mắt!
Cô Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!
Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sơ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.
Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và cô đã khóc những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui nhưng bây giờ sẽ không còn cơ hội nữa!
Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc ‐ người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện chính là cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!
Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không? Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn ‐ những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng…khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!
Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T‐ một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!
Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm ‐ không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giọt nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và cô đã đi bóng của cô từ từ mờ dần và khuất xa tầm mắt!
Khi kể xong mẹ em khuyên: “Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!” Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi!
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ bé thôi nhưng no thật ý nghĩa. Qua câu truyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.