Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Bài nói mẫu tham khảo
Chào các bạn thân mến, các bạn có thể thấy dân tộc ta đã phải trải qua cả một quãng lịch sử dài đằng đẵng thấm đẫm máu và nước mắt để bảo vệ cho được sự độc lập, dân chủ cho quốc gia, và cuối cùng đã vượt qua một cách hết sức huy hoàng, đó chính là nhờ sức mạnh của tình yêu nước. Chính vì thế, tình yêu nước của nhân dân ta là một thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý, đáng trân trọng và đáng được phát huy rất nhiều. Ngày hôm nay, tôi muốn thuyết trình cho các nghe quan niệm của tôi về lòng yêu nước.
Theo tôi, lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương nơi mình sinh ra, trưởng thành, suy nghĩ rộng là đất nước với đồng bào dân tộc trân quý. Tình cảm ấy thiêng liêng vô ngần, yêu gia đình, yêu làng quê, yêu núi sông, yêu những người dân đất nước để rồi sống một cuộc đời đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực những ước mong cho đất nước mình những ngày thanh bình, ngày càng phồn thịnh, phát triển
Tình cảm ấy gần gũi, bình dị và thân thuộc vô cùng. Nó đến với tư tưởng mỗi người một cách rất tự nhiên, trong ý thức và những hành động bộc phát nhưng rất lý tính của con người. Dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc anh hùng. Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước thì quá nửa chìm đắm trong nạn binh đao với những sự chết chóc, biệt ly, tang thương vô cùng. Tuy nhiên, đau khổ đến bao nhiêu cũng không khiến cho nhân dân ta lùi bước, bằng tinh thần đoàn kết và sức mạnh tinh thần. Như trong tác phẩm “Tình thần yêu nước của nhân dân ta”, bác Hồ kính yêu, vị cha già vĩ đại của dân tộc ta đã có nhiều lời khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc”.
Thật vậy, biểu hiện của tình yêu nước, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được hiển hiện rất rõ nét trong đời sống, nó nằm ngay trong ý thức và hành động của mỗi con người Việt. Trong thời chiến, đó là hàng triệu trái tim từ các cụ già tóc bạc phơ đến những đứa trẻ tuổi đời còn rất nhỏ, thanh niên, kiều bào nước ngoài ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, một lòng hướng tới lý tưởng kiên quyết đấu tranh vì lý tưởng độc lập, hòa bình cho đất nước. Hậu phương có những người phụ nữ bản lĩnh với tám chữ vàng “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” thi đua tăng gia sản xuất, góp công sức sản xuất lương thực, thực phẩm gửi vào hậu phương chi viện cho bộ đội. Trên khắp các chiến trường, là những chiến sĩ anh hùng, quả cảm, luôn suy nghĩ về lợi ích cộng đồng hơn là những tình cảm cá nhân. Lòng yêu nước ấy mang giá trị to lớn vô cùng, sức mạnh của nó thật sự rất khủng khiếp, chính điều đó đã làm nên thương hiệu của một dân tộc anh hùng khi một đất nước nhỏ bé và lạc hậu đã đánh thắng, đã chiến thắng một cách oanh liệt kẻ thù hung bạo với vũ khí trang bị tối tân, hiện đại vô cùng.
Không chỉ trong thời chiến, mà ngay trong thời đại hòa bình này, tinh thần yêu nước cũng được biểu hiện một cách rất rõ rệt. Lòng yêu nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu làng quê nơi chôn rau cắt rốn của mình, yêu thương con người đồng loại, cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. Lòng yêu con người đất nước, yêu hương cũng là một trong những biểu hiện của tình yêu đất nước. Chúng ta sinh ra và lớn lên là nhờ công ơn sinh thành và dưỡng dục của gia đình, người thân bạn bè, vùng đất nơi tạo không gian sống và trải nghiệm. Đôi khi tình yêu nước còn được biểu hiện ở những điều hết sức bình dị, giản đơn nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc vô cùng.
Lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện ở tấm lòng của mọi người dân đất nước hướng về nhau, nghĩ về nhau, luôn quan tâm, giúp đỡ cho nhau. Những hoàn cảnh khó khăn như trẻ em lang thang cơ nhỡ, các cụ già neo đơn, bệnh nhân, những người có công với cách mạng…luôn được xã hội, cộng đồng quan tâm rất nhiều.
Đất nước có thể phát triển, vươn cao, vươn xa hay không là cũng nhờ sự cống hiến, xây dựng của những con người dân tộc. Và lòng yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hướng mục tiêu này. Tóm lại, lòng yêu nước là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người, cho sự phát triển chung của một đất nước. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của tôi!
Dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu lòng yêu nước.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng yêu nước?
Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
- Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…
- Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
+ Các y bác sĩ, tình nguyện viên xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch Covid – 19.
+ Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…
3. Vai trò của lòng yêu nước
+ Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
+ Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
+ Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
+ Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
+ Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
+ Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
+ Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
+ Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
+ Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Bài viết chi tiết
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
Em ơi em
Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Dàn ý
I. Mở đầu:
- Lời chào, giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu lòng yêu nước.
II. Nội dung
1. Giải thích thế nào là lòng yêu nước?
Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước
- Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…
+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,…
- Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
+ Các y bác sĩ, tình nguyện viên xung phong tham gia tuyến đầu chống dịch Covid – 19.
+ Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…
3. Vai trò của lòng yêu nước
+ Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
+ Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
+ Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
+ Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
+ Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
+ Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…
+ Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…
+ Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…
+ Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Bài nói chi tiết
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
Em ơi em
Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Chào thầy/ cô và các bạn. Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.
Tham khảo
Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai. -Nợ công danh: + Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời. + Xuất phát từ tinh thần của thời đại. =>Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời). Quan niệm này được nhắc đến nhiều lần trong thơ ca xưa nay: Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng Khi chí làm trai không rõ ràng sẽ có những câu ca phê phán Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp sờ lông con mèo Trong thơ của các nhà thơ trung đại cũng nói đến chí làm trai Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bến bể Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông -Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc. -> Tự mình phải nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân. => Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc. => Chính vì thế nó luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão 2.2.Nhân cách lớn lao: Thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu - Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục. ->Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão. + Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm. + Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc. =>Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước. 3.Chí làm trai trong xã hội hiện nay -Có nhiều thanh niên biết xây dựng lí tưởng sống, mục đích sống, có ước mơ, hoài bão Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội -Bên cạnh đó có những người vẫn sống ý lại, thiếu nghị lực Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội
| Bài luận thuyết phục người khác | Bài luận về bản thân |
Mục đích | Đưa ra các nguyên nhân, hậu quả và cách để thay đổi thói quen xấu nhằm thuyết phục thay đổi họ theo chiều hướng đúng đắn | Thuyết phục người khác tin vào phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ, công việc hoặc hoạt động nào đó của chính mình |
Yêu cầu | - Tìm hiểu đề (Đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào) - Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ - Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những hình ảnh tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó - Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em | - Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết của bài luận - Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (họ là ai, học có yêu cầu gì, họ cần gì ở mình ?) - Suy nghĩ về chính mình: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điểm hạn chế, mức độ hoàn thành công việc - Xác định những luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng sáng tỏ cho mỗi luận điểm trong bài viết - Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn - Nhờ những người có kinh nghiệm đọc, góp ý để hoàn thiện bài viết |
Nội dung chính | Thuyết phục người có thói quen chưa tốt, quan niệm chưa đúng từ bỏ những thói quen và quan niệm ấy | Nhằm giải trình một cách trung thực những điểm nổi bật nhất về bản thân trong tương quan với mức độ yêu cầu của tổ chức cá nhân, hoạt động cần thực hiện |
Học, học nữa, học mãi, câu nói của Lênin vẫn đúng cho đến tận bây giờ. Học để tiếp thu kiến thức, những điều cần biết, là hành trang vững trãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một số bộ phận học sinh đã lơ là việc học và việc tạo cho mình một động cơ học tập là điều rất cần thiết.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là động cơ học tập? Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Dàn ý
1. Mở bài
Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập
2. Thân bài
a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?
Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.
b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?
- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh
- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?
Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.
d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?
Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…
3. Kết bài
- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.
Bài làm tham khảo
Học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mỗi người cần phải xác định cho mình, đặc biệt là với mỗi học sinh. Để việc học đạt hiệu quả mỗi người nên xác định cho mình một động cơ học tập đúng đắn. Vậy động cơ học tập là gì? động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người?
Chúng ta hiểu động cơ học tập là việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập đúng đắn. Trên cơ sở có mục tiêu học tập đó, mỗi người sẽ có ý thức phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và đạt được kết quả cao trong học tập. Mỗi người sẽ có mỗi động cơ học tập khác nhau, không ai giống ai cả. Dù động cơ học tập khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục tiêu và kết quả đạt được, đó là kết quả học tập tốt. Trên thực tế không phải ai cũng xác định được mục tiêu học tập cả, có người có ý thức, trách nhiệm thì luôn luôn xác định được mục tiêu học tập đúng đắn, phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Trường hợp này thì lại thường rơi vào những người có sự chăm chỉ và có kết quả học tập tốt. Ngược lại những người có lực học kém, thường xuyên ỷ lại vào người khác sẽ không có động cơ học tập rõ ràng, hậu quả là việc học đã kém lại càng kém hơn, thành tích học tập không được như mong muốn.
Động cơ học tập hình thành từ khi nào? Chúng ta không thể ép học sinh mầm non, tiểu học mới chập chững đi học đã xác định được mục tiêu, động cơ học tập ngay được. Động cơ học tập hình thành trong quá trình lâu dài, được tích lũy dần dần và chỉ thực sự rõ ràng khi học sinh đã có những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, chính xác về việc học của mình. Có những bạn hình thành động cơ học tập từ rất sớm ngược lại lại có những người trải qua rất nhiều những thay đổi, biến động, đả kích về tinh thần hoặc nhiều lý do khác mới hình thành cho mình được động cơ học tập… Với động cơ học tập chúng ta có thể chia nó làm hai loại: một là động cơ bên trong hai là động cơ bên ngoài. Động cơ bên trong chính là mục tiêu phấn đấu mà người học đề ra để mình đạt được; động cơ bên ngoài là những ảnh hưởng, tiêu chí của xã hội đặt ra và nó cũng có tác động không nhỏ đến người học, là yếu tố thúc đẩy mỗi người hình thành được mục tiêu cho mình.
Như chúng ta đều biết động cơ học tập có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Nhờ có động cơ học tập người học có phương hướng, mục tiêu học tập để từ đó hoàn thành được giấc mơ của mình. Chẳng hạn một người có động cơ học tập là đạt học bổng để đi nước ngoài du học thì họ sẽ luôn có ý thức phấn đấu, nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đó. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Để có được động cơ học tập mỗi người cần phải xác định được tầm quan trọng của việc học, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh cũng là những yếu tố cần thiết giúp mỗi người học nhận thức được đúng đắn nhiệm vụ của mình. Cha mẹ cũng không nên quá áp đặt, so sánh để tạo áp lực cho con cái. Mà hãy dành sự nhẫn nại, kiên trì, giảng giải từ từ để con em hiểu được tầm quan trọng của học tập.
Với mỗi học sinh xác định được động cơ học tập là điều vô cùng quan trọng, đó là bước đệm và là tiền đề để mỗi người có hướng phấn đấu trong học tập, hoàn thành được những mục tiêu đề ra, chinh phục được con đường học vấn của mình.
Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.
Bài nói chi tiết
Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Nguyễn Văn A, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta.
Tôi từng nghe một câu chuyện rất hay như thế này. Chuyện xưa kể rằng, có đôi bạn rất thân, từ nhỏ đã sống và học hành bên nhau. Tuy nhiên hai người có chút khác biệt là một người thì siêng năng học hành, còn một người thì không chú tâm đủ cho việc học. Nên trong kỳ thi kén chọn nhân tài của nhà vua, người học trò siêng năng đã đậu trạng nguyên. Còn người bạn kia không được gì đành ôm nỗi buồn mà về quê nhà. Tân trạng nguyên rất vui vì thành quả sau bao năm đèn sách đã thu hoạch được. Tuy nhiên, anh cũng rất buồn vì người bạn chí cốt không đỗ đạt cùng mình. Với niềm hy vọng và lòng yêu mến bạn, anh đã dùng một cách rất độc đáo để khích lệ và tạo động lực cho bạn là không nhận người kia là bạn nữa, xa lánh, coi thường và kể cả việc dùng những lời lẽ thậm tệ để mạt sát anh bạn kia nữa. Cách cư xử đó đã làm người bạn kia rất tức giận và tự nhủ : “ anh nghĩ anh được làm quan là ghê gớm hả? Tôi cũng sẽ làm quan cho anh thấy.” Và quả như vậy, ba năm sau anh đã trong đợt thi trạng nguyên kế tiếp, anh đã ghi danh bảng vàng với danh hiệu Trạng nguyên cùng số điểm rất cao. Sau đó anh tìm cách gặp lại người bạn cũ năm nào đã phụ bạc mình để “trả đũa”. Nhưng rồi qua tiếp xúc, anh mới nhận ra tấm chân tình của người bạn giành cho anh. Thế là từ đó mối thâm tình của hai người lại càng sâu đậm hơn. Đây quả là một tình bạn đẹp mà ai trong chúng ta cũng muốn có. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây không phải là tình bạn mà là nguyên nhân tại sao sau ba năm, một thời gian không dài lắm đã biến một con người lười biếng, không có chí tiến thủ trở thành một trạng nguyên xuất chúng như vậy? Hay nói cách khác, câu chuyện trên đã phản ánh một vấn đề xã hội đó là tầm quan trọng của động cơ học tập.
Tôi xin phép được khảo sát một số bạn. Động cơ học tập của bạn là gì?; “Theo bạn, động cơ học tập có quan trọng không?
Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người.
Vậy, động cơ học tập được hình thành như thế nào? Động cơ học tập không có sẵn hay tự bộc phát mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của mỗi học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ, chưa đúng) là nguyên nhân chính để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng cũng thường có mối liên hệ mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố bên ngoài tác động đến người học (bố mẹ, tương lai, thầy, cô giáo). Động cơ này thường mang yếu tố áp lực hơn bởi đôi khi có một số trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập không đáp ứng được nhu cầu của bố mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân người học tạo ra hứng thú trong việc học của mình (cố gắng học để đạt điểm cao, để hiện thực hóa ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ này sẽ xuất hiện đồng thời bởi chúng có mối liên hệ với nhau. Động cơ xã hội “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn đóng vai trò chính.
Động cơ học tập có tầm quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, việc học là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức là hành trang vững chãi, thiết thực và cần thiết nhất trên con đường thành công. Bất kể làm việc gì, khi chúng ta có hứng thú, mọi việc mới được tiến hành một cách nhanh chóng nhất. Chính vì vậy, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Nếu có được những động cơ học tập phù hợp, việc học sẽ không còn áp lực với mỗi học sinh, chúng sẽ thấy đó là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tuy nhiên, để kích thích sự hứng thú ấy cũng cần những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn. Việc tự hoàn thiện mình như vậy cũng là yếu tố quan trọng để khơi dậy động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên sử dụng phương pháp “con nhà người ta” để giúp con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra mặt trái là sự đố kị chứ không phải sự cố gắng. Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.
Với tất cả những điều đã phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người hãy đề ra cho mình cách học và mục đích học đúng đắn, xác thực; cố gắng để đạt được thành công đó. Đồng thời, cha mẹ và giáo viên cũng chính là những bước đệm quan trọng để giúp con tìm ra động cơ học tập. Có như vậy, việc học đối với mỗi học sinh sẽ không còn là ác mộng.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.
Bài viết chi tiết
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
Em ơi em
Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời
Nhắc đến các vẻ đẹp truyền thống của những người con đất Việt, ta không thể không kể đến lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước không phải một khái niệm xa xôi, trừu tượng. Đó là tình cảm giản dị, gần gũi nhưng vô cùng thiêng liêng bắt nguồn từ sự trân trọng, nâng niu mà ta dành cho những sự vật quanh mình, cho những con người ta yêu thương, gắn bó.
Biểu hiện của lòng yêu nước cũng nằm ngay trong ý thức, hành động hàng ngày của mỗi chúng ta. Trong thời chiến, nó sục sôi và cuộn trào cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng lớp lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh tính mạng khi lên đường nhập ngũ. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ trau dồi tri thức, cần cù lao động và rèn luyện đạo đức với ước mong đem đến cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc mình. Cứ như vậy, lòng yêu nước đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn sức mạnh vô giá, thành sợi dây nối kết trái tim của những “con Lạc cháu Hồng”, giúp ta có thể lập nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Chính tình yêu nước của thế hệ đi trước đã tạo dựng niềm tin cho thế hệ mai sau. Dù thế hệ trẻ có lập nghiệp nơi đâu trên địa cầu rộng lớn, những con người Việt Nam ta vẫn luôn giữ trong trái tim mình tình yêu nước nồng nàn, để nhớ, để ngưỡng vọng và cũng để khao khát được làm điều gì đó cho mảnh đất hình chữ S thân thương Việt Nam.