Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Tham khảo :
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.
Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.
Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.
Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.
Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh.
"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người".
Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".
À thì ra là như vậy!
Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.
Tham khảo:
https://toploigiai.vn/hoi-dap/cho-bai-tho-sau-em-co-nghe-tieng-xuan-ve-go-cua-mang-nong-nan-theo-gio-don-mua-sang-tieng
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp - dấu hiệu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng hàng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ - nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với Lộc Bình thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây, bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang, rừng rực xuống nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người ở phía dưới. Đối với trẻ thơ, đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng trò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chọn cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây để phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: Bút, thước, màu... Những quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những "bé" gà, "bé" vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào. Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắm, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê - nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại những ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
Phiên chợ gần chỗ em ở rất đông vui và tấp nập, cuối tuần được nghỉ học mẹ thường cho em đi cùng.Chợ cách nhà em khoảng một cây số, nơi mà người mua và người bán thường xuyên trao đổi hàng hóa với nhau.
Trời mới tờ mờ sáng,cây cối còn im lìm chưa thức giấc, những lớp sương giăng nhẹ trên những tán cây xanh khiến không khí hơi lành lạnh. Khắp từ các ngả, những người bán hàng đã đến để dọn hàng ra, nhìn từ xa đã thấy cổng chợ với chiếc biển tên to, chữ kẻ ngay ngắn màu vàng tươi nổi bật: Chợ Đền. Đầu cổng chợ vào là chỗ bác thu vé gửi xe tiếp hàng cô bán sạp các loại quảnào là dưa hấu quả nào quả nấy tròn căng, xoài vàng ruộm, thanh long tươi rói...Đi tiếp vào phía trong chợ, chợ chia ba lối đi, lối đi ở giữa là gian hàng bán quần áo với đủ loại người lớn trẻ em, đủ màu sắc sặc sỡ.Cạnh đó là gian bán vải, chăn, màn, hai bên cạnh một lối vào cũng có cửa hàng quần áo nhỏ có chỗ cho các chị em mua thử đồ, bên cạnh có hàng dép, guốc. Nhìn sang lối bên phải, cạnh lối đi giữa là các gian hàng của các cô bác bán hàng đồ khô như đỗ đậu, miến, trứng,... được sắp xếp gọn gàng, riêng biệt để người mua dễ dàng chọn lựa. Ngăn cách giữa bên bán hàng quần áo và hàng đồ ăn là một lối đi nhỏ, gian hàng bên đồ ăn là hàng của các bác bán thịt, thịt có thịt lợn, gà, ngan các cô các bác cũng đến từ sớm để lọc con lợn ra những miếng thịt tươi ngon, đỏ hồng như thịt mông, ba chỉ, chân giò, lọc xương ra riêng để cho những vị khách mua hàng được lựa chọn những chỗ muốn mua. Khu này nhộn nhịp lắm các cô bác nói cười, thỏa thuận giá món hàng hai bên người mua, người bán.Cạnh bên là sạp hàng thịt gà, ngan cũng hấp dẫn không kém. Gian này cũng có ba lối đi, lối bên tay trái là mặt hàng bán đậu hũ, dưa cà, có cả của hàng tạp hóa nhỏ bàn gia vị, dầu ăn. Tiếp đến, bên tay phải là gian hàng các bà ngồi quạt bánh đa nướng trên than hoa và hàng bán đồ sành sứ bát đũa, đồ nhựa, chậu nhôm, nhựa bán đồ điện,... nhiều mặt hàng với đủ màu sắc, kích cỡ, làm em cũng bị cuốn hút theo.
Tiếp đến khu cuối của chợ là một không gian cho các mặt hàng rau củ, nào rau bắp cải, rau xà lách, rau muống xanh mơn mởn, nào giá đỗ, rau thơm tươi, thơm nức, nàohành khô, cà rốt, khoai tây củ nào củ nấy đều tươi, tròn căng, vàng cam xen nhau nổi bật cả một góc chợ. Mẹ em cũng chọn được nhữngmón rauxanh tươicho gia đình mình. Hết khu bán rau, ra phía ngoài đường cạnh sát chợ là các mặt hàng đồ hải sản và hàng cá nước ngọtvới mùi tanh nồng đặc trưng, nhộn nhịp đông qua lại. Đồ hải sản nên được sắp xếp ở khu tách biệt ngoài chợ. Những chú cá trắm trắng, trắm đen, cá trê, rô phi,...tươi sống được thả tự do trong chậu nước to, thỉnh thoảng quẫy mình, nom đến ngộ. Cạnh đó là hàng cá biển, những chú cá thu to được ướp đá chuyển về bán cho người dân và phân thành khúc nhỏ bán. Đi dạo một vòng quanh chợ cũng là lúc mặt trời vừa lên cao, tỏa ánh nắng rực rỡ xuống nhân gian, báo hiệu phiên chợ cũng gần đến tầm trưa và cũng đến giờ em đi về.Các bà, các chị, các bác ai nấy cũng đều xách giỏ nặng trĩu, mặt ai cũng rạng rỡ, vui vẻ vì đã chọn lựa được những món hàng mình ưa thích.Mẹ và em cũng rất vui và muốn nhanh chóng về nhà, chế biến những thực phẩm tươi ngon cho cả nhà thưởng thức.
Phiên chợ quê em chứa chan bao tình cảm những người bán, người mua cũng có những kỷ niệm đáng nhớ để lưu lại.Em cũng rất vui vì có những phiên chợ họp ra để em có nơi được cùng gia đình mua sắm không những ngày thường mà cả ngày lễ tết.Em cảm ơn những phiên chợ đã được mở ra để cho em và tất cả mọi người được tham gia và mua sắm.
Dế Mèn phiêu lưu kílà tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương l của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Thông qua việc miêu tả hình dáng, lời nói, tâm trạng và những hành động nông nổi của Dế Mèn, tác giả muốn khuyên các bạn nhỏ không nên kiêu căng, tự mãn. Trước khi làm bất cứ việc gì đều phải suy nghĩ kĩ Đềtránh gây ra những điều có hại tới bản thân và người khác.
Bài văn có hai đoạn chính: đoạn một miêu tả hình ảnh Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng. Đoạn hai là câu chuyện về trò đùa dại dột của Dế Mèn trêu chọc chị Cốc, dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Bài văn thể hiện được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
Sau khi ra đời được vài ngày, Dế Mèn và mấy anh em chú đã được mẹ cho ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập, đúng theo tục lệ lâu đời của họ hàng nhà Dế. Đềcác con bớt khó khăn trong những ngày đầu, Dế mẹ đã chuẩn bị chu đáo cho từng đứa, từ cái hang cho đến mấy ngọn cỏ non đặt sẵn trước cửa. Thời gian đầu xa mẹ, Dế Mèn rất khoan khoái trước cuộc sống tự do. Chú chưa nghĩđến những chuyện xa xôi mà cho rằng sự ung dung, độc lập của mình là điều thú vị lắm rồi. Dế Mèn vun vén, sửa sang cái hang thành nơi ở thuận tiện và an toàn.
Cuộc sống cứ thế trôi đi trong vui vẻ, nhàn nhã. Chiều chiều, Dế Mèn cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng tụ họp lại, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Tối đến, cả họ nhà Dế tụ tập giữa bãi cỏ, uống sương đọng, ăn cỏ ướt... cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình tới sáng bạch... Ngày nào, đêm nào, sáng và chiều cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi... Đối với tuổi trẻ hiếu động và đầy khát vọng như Dế Mèn thì cuộc sống ấy dần dần trở nên nhàm chán.
Chẳng bao lâu, Dế Mèn đã thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đoạn văn tả hình dáng, tính nết Dế Mèn chứng tỏ tài quan sát tinh tế của nhà văn Tô Hoài: Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thủ sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ... Dôi cánh... dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng... Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Qua việc miêu tả ngoại hình Dế Mèn, tác giả đã cho chúng ta thấy phần nào tính nết của chú. Dế Mèn biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên chú thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
Những chi tiết trên giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn mới lớn với vẻ đẹp ngoại hình và những nét chưa đẹp trong tính cách. Nét đẹp của Dế Mèn là có thân hình cường tráng, tính tình hiếu động, biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Bên cạnh đó, Dế Mèn còn có những nhược điểm tất yếu củatuổi mới lớn như coi trọng hình thức, kiêu ngạo, hung hăng, hay gây gổ, bắt nạt những con vật yếu đuối, thích làm bộ, ra oai với mọi người.
Đoạn văn kể về quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt cũng là một đoạn văn hay và nhiều ý nghĩa giáo dục.
Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn nhìn Dể Choắt bằng con mắt khinh thường và cho rằng Dế Choắt thật xấu xí: Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Dã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng... Đôi càng bè bè. nặng nề... Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Dế Mèn nói năng với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả. Tuy bằng tuổi nhưng Dế Mèn gọi Dế Choắt là chú mày và lên giọng dạy đời: ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
Khi nghe Dế Choắt than thở về sự ốm yếu của mình và muốn Dế Mèn đào giúp cho cái ngách thông qua hang Dế Mèn phòng khi bất trắc thì Dế Mèn lại giận dữ, mắng chửi Dế Choắt như mưa:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Đúng như Dế Mèn tự nhận: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Dế Mèn không muốn nghe ai và cũng chẳng cần Đềý rằng có ai nghe mình nói hay không. Dế Mèn đâu có thông cảm với khó khăn của bạn. Qua hành động và lời nói của Dế Mèn với Dế Choắt, ta thấy Dế Mèn là kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng và thiếu tình thương đồng loại.
Thường thường, tuổi mới lớn có nhiều tính tốt và cũng có không ít tật xấu. Dế Mèn cũng vậy. Chú hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh, có khi gây hậu quả đáng tiếc. Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn nảy sinh ý định rủ Dế Choắt trêu chọc chị. Khi Dế Choắt tỏ ra nhát gan từ chối thì Dế Mèn quắc mắt quát: Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?
Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt: Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài ca dao nói về chị Cốc nhưng cố sửa đi đôi chút cho ý thêm nặng. Lúc chị Cốc nổi nóng thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vàotrong hang sâu thật an toàn, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò nghịch của mình. Chỉ tội cho Dế Choắt trốn không kịp, bị chị Cốc mổ cho mấy nhát vào lưng gãy cả xương.
Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt, thực sự hối hận về trò nghịch dại dột của mình: Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Đềchuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo. Sau chuyện đó, Dế Mèn đã đau xót, ân hận, tự trách mình nông nổi, ngông cuồng và cũng từ đấy chú cố gắng sửa mình Đềtrở thành người tốt.
Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt Đềgửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách Đềsau này trở thành người tử tế và hữu ích.
Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hoá đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật tiêu biểu với đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường tình của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thìa những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó.
I. Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:
- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.
b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:
- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:
- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.
c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:
- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
- Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.
d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:
- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
Bạn tham khảo :
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân.
Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng.
Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.
#Nii
I. Dàn ý
1. Mở bài : ( có một chút phần liên hệ từ bài mưa của Trần Đăng Khoa )
*) Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa
- Nắng nóng kéo dài , không khí oi bức , ngột ngạt
- Cây cối héo úa , mặt đất khô cằn
- Mọi người sốt ruột mong mưa
2. Thân bài :
*) Tả cơn mưa
- Lúc sắp mưa : Trời sầm tối , mây đen kéo tới . Gió thổi mạnh . Sấm chớp nổi lên . Cây cối ngả nghiêng ,các con vật cuống quýt chạy mưa
- Lúc mưa : Mưa từ nhỏ đến lứn . Màn mưa trắng xóa . Trời đất mù mịt trong mưa . Con người ,cảnh vật đều hả hê , vui sướng
- Sau cơn mưa , bầu trời quang đãng , mọi vật sinh hoạt trởi lại bình thường
3. Kết bài
*) Cảm nghĩ của em
- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông
BÀI THAM KHẢO
Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.
Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu cũng tới.
Giữa trưa, trời đang, nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xẻ rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh. Muôn nghìn cây mía lá như những lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ tổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao. Mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.
Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ ngoài cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa tuôn rào rào, tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ thi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi kiếm tìm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.
Cơn mưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Đồng ruộng, ao chuôm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm, như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng.Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
a) Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm.
b) Con thuyền lênh đênh trên ngọn sóng.
c) Đẹp biết bao khi mùa hoa nở
d) Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
e) Chiếc xe đạp này đã cũ rồi.
a) Mùa thu .......là mùa của hương cốm xanh.....................
b) .......Thuyền........... lênh đênh trên ngọn sóng.
c) Đẹp biết bao .........quê hương tôi.........................
d) ..........Đà Lạt.............. thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam.
e) Chiếc xe đạp này.. là chiếc xe đạp bố mua cho tôi vào lần sinh nhật thứ 10
Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan.
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố nó rất yên tĩnh và tràn đầy sức sống. Vừa đi ra khỏi cửa nhà, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thật gần gũi và thân thiện.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa g đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon và tươi rói, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội, vùng vảy. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng và tươi ngon… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh tét, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, khi ăn ăn xong là chúng tôi không thể quên được mùi vị ấy.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra trên mảnh đất này này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.