Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác sĩ Li là một người nổi tiếng nhân từ, đức độ. Một lần ông đến thăm bệnh cho người chủ quán trọ. Ông đang giảng cách trị bệnh cho chủ quán nghe thì tên chúa tàu nhìn bác sĩ quát.
- Có im mồm đi không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi.
- Anh bảo tôi phải không? Hắn cục cằn bảo:
- Phải. Bác sĩ Li tiếp lời:
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì phải tống anh đi nơi khác. Thấy có người dám cự lại hắn. Cơn giận bốc lên, hắn rút dao, lăm lăm chực đâm.
Bác sĩ vẫn điềm tĩnh, nhìn thẳng vào tên côn đồ, dõng dạc tuyên bô'.
- Nếu anh không cất dao, nhất định tôi sẽ làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới. Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Li. Bác sĩ thật can đảm.
Bác sĩ Li là một người nổi tiếng nhân từ, đức độ. Một lần ông đến thăm bệnh cho người chủ quán trọ. Ông đang giảng cách trị bệnh cho chủ quán nghe thì tên chúa tàu nhìn bác sĩ quát.
- Có im mồm đi không? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi.
- Anh bảo tôi phải không? Hắn cục cằn bảo:
- Phải. Bác sĩ Li tiếp lời:
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì phải tống anh đi nơi khác. Thấy có người dám cự lại hắn. Cơn giận bốc lên, hắn rút dao, lăm lăm chực đâm.
Bác sĩ vẫn điềm tĩnh, nhìn thẳng vào tên côn đồ, dõng dạc tuyên bô'.
- Nếu anh không cất dao, nhất định tôi sẽ làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới. Trong nhà trọ ai cũng đều khâm phục thái độ kiên quyết, dũng cảm của bác sĩ Li. Bác sĩ thật can đảm.
Đề c : Tả cái trống trường em
Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.
Đề b : Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.
đây là hỏi đáp
mình biết bạn chép trên mạng
không tự làm được thì đừng có mà trả lời
BÀI THUYẾT TRÌNH
VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.
Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.
Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.
Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.
Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.
Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...
Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.
Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.
Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề MT đã và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc MT bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bv MT, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bv MT sống của chúng ta.MT rất cần thiết cho cuộc sống của con ng`. MT cung cấp cho con ng` những dk để sống như hít thở, ăn, ở…..Nếu ko có những dk đó con ng` ko thể sống, tồn tại và phát triển dc. Khi sống, làm việc và học tập trong MT tốt, bầu kk mát mẽ trong lành… thì chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu và hưng phấn hơn, giúp ta hiểu sâu và tiếp thu rộng hơn những vấn đề nan giải, đồng thời giúp chúng ta thư giản và thoải mái hơn sau những giở LD, học tập thật mệt mỏi, đầy căng thẳng và vất vả…..Nhưng có thể nói hiện nay con người đang dần dần tự cướp đi sự sống của mình. Đểphát triển KT, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, con ng` chặt fa’ cây rừng bừa bãi lấy đi bầu kk trong lành và MT xanh của tất cả chúng ta, làm cho MT bị ô nhiễm nặng và lũ lụt tràn về; đồng thời họ còn đào k/s dưới lòng đất; chặn dòng nước để làm thùy điện; xả khí thải vào MT tạo thành những lớp mây bụi đầy trời và hơn thế nữa những chất thải ấy sẽ làm thủng tằng ozon, gây ra những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các c. trình x. dựng……Nếu cứ để tình trạng ô nhiễm kk này tiếp diễn thì sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu TĐ nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi……… Đồng thời, nước thải CN, sinh hoạt của con ng`, phân bón, thuốc trừ sâu….trên những cánh đồng chảy ra các dòng sông làm ô nhiễm các nguồn nước và nhìu ng` đang uống nc’ từ các nơi đó, mặc # còn gây ô nhiễm MT đất làm cho bệnh tật ngày càng phát sinh nhìu hơn……Tất cả là do sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều ng` dân. Nhiều người nghĩ rằngnhững việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Một số nguyên nhân khác gây ra ô nhiễmmôi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, gópphần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn; do tốc độ CN hóa và đô thị hóa khá nhanh …….Còn nhìu nguyên nhân # nữa nhưng ko ai # chính con ng` đã và đang tự hủy diệt chính MT sống của chính mình.Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Mỗi người đã vô tình hay vô ý làm cho môi trường sống của chúng ta ngày một ô nhiễm. Để đảm bảo sự phát triểnbền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch.
Tả ngôi trường – Chọn lọc những bài văn tả trường học hay nhất
Quỳnh Anh 1 Năm Ago
BÀI SAUBÀI TIẾP
NỘI DUNG CHÍNH
- Đề bài: hãy tả ngôi trường thân yêu của em
- Tả ngôi trường lớp 2 hay nhất
- Kể về ngôi trường của em lớp 3 chọn lọc
- Tả ngôi trường em trước buổi học lớp 4 hay
- Tả ngôi trường lớp 5 những bài rất hay
- Bài văn mẫu lớp 6 tả ngôi trường trung học cơ sở
- Thư viện hình ảnh về trường học
Ngôi trường thân yêu nơi đã dạy dỗ chúng ta trưởng thành và khôn lớn lên người, tiếp thu những kiến thức bổ ích để vững vàng trong cuộc sống. Sau đây bài viết giới thiệu tuyển tập những bài văn tả ngôi trường thân yêu hay nhất, đạt điểm cao là những bài mẫu giúp các bạn và các em tham khảo để học tốt hơn bài làm văn này.
Đề bài: hãy tả ngôi trường thân yêu của em
Sau đây là tuyển tập những bài rất hay của các bạn học sinh từ lớp 2 cho đến lớp 9 các bạn đón đọc và tham khảo nhé.
Tả ngôi trường lớp 2 hay nhất
- Tả cô giáo chủ nhiệm 10 bài hay nhất
Bài làm 1 học sinh lớp 2 – Em rất yêu trường em
Ngôi trường em đang học là một ngôi trường Tiểu học khang trang và rộng rãi. Cổng trường cao, phía bên trên là tên trường nổi bật: “Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân là những cây bàng, cây phượng cao lớn như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Trường có một khu vườn nhỏ, trong đó trồng rất nhiều các loại cây, loài hoa khác nhau: hoa hồng, hoa sữa, cây bằng lăng… Khu vườn ấy đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường.
Gần vườn là một đài phun nước rất đẹp, bên trong hồ có nuôi những chú cá vàng nhỏ xinh để chúng em có thể ngắm và cho chúng ăn mỗi giờ nghỉ giải lao. Các lớp học rộng rãi và vô cùng thoáng mát, được trang trí bởi thầy cô giáo và học sinh chúng em. Trên bục giảng là chiếc bảng đen để cô giáo ghi lên đó những bài học. Phía trên bảng là hai tấm bảng nhỏ có ghi dòng chữ: “Dạy tốt – Học tốt”. Em rất yêu ngôi trường của em. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để có thể đóng góp phần nào cho mái trường thân yêu.
Vậy là một năm học nữa lại kết thúc rồi, chúng em chia tay thầy cô bè bạn để về nghỉ hè hai tháng. Em sẽ rất nhớ chiếc bảng đen, chiếc cửa sổ, viên phấn trắng và cả chỗ ngồi thân quen. Đặc biệt điều mà làm em nhớ nhất lại chính là tiếng trống trường.
Cái trống trường em được đặt ở hành lang khu hiệu bộ. Cái trống to lắm ,phải mấy người ôm mới hết được. Thân trống được làm bằng lớp gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ tươi trông thật đẹp mắt. Thân trống phình to ở giữa nhìn béo béo ngộ nghĩnh lắm. Mỗi lần nhìn vào chiếc trống em lại tưởng tượng đến một anh to béo, lực lưỡng.
Hai bên bề mặt trống có hình tròn, nhẵn lì và được làm bằng lớp da trâu rất khỏe. Bởi vậy đã bao năm nay dù gõ mạnh thế nào cũng không thể chọc thủng được. Bên trong chiếc trống rỗng không có gì cả. Chính khoảng không gian trống rỗng bên trong đã giúp tiếng trống kêu thật to mỗi ngày, để các lớp học trên tầng hai tầng ba cũng có thể nghe được.
Trống được đặt trên giá làm bằng gỗ xà cừ chắc chắn và vững chãi.Cái trống cũng như một chiếc đồng hồ. Mỗi sáng tới trường chúng em lại được nghe tiếng trống rộn rã, vui tươi báo hiệu bắt đầu một buổi học mới. Tiếng trống cất lên cũng báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Rồi mỗi khi tan trường trống cũng lại vang lên liên hồi đều báo hiệu cho tất cả mọi người biết đã hết giờ.
Có lúc em thầm nghĩ, không biết bác trống có mệt mỏi không nhỉ? Ngày nào bác cũng làm việc nhiều lắm mà. Rồi hè đến, tất cả thầy cô và học sinh ở nhà, bác trống có buồn không? Em yêu và thích nghe tiếng trống nhất là phút giây khai trường. Thầy hiệu trưởng lên đánh những tiếng trống đầu tiên của năm học mới hòa cùng tiếng thơ: “Các em ơi trống trường đã điểm, một năm học mới nhiều niềm vui bắt đầu…”. Những khi ấy lòng em lại rạo rực háo hức vô cùng, háo hức chào đón năm học mới với thật nhiều điều thú vị.
Vậy đấy, với mọi người có thể tiếng trống thật bình thường, thật vô tri vô giác. Nhưng đối với em lại thật thân thương đến lạ kỳ. Em yêu trống trường em. Mong sao mùa hè này qua nhanh để em lại được tới trường lắng nghe tiếng trống rộn rã.
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trojgn nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: "đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh".
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.
Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế? Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người. Điều không ổn ở đây là gì? Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng của động vật càng bị giảm sút. Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe dọa những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng. Tại sao chúng ta phải quan tâm Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thể coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và - 3 - môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh hợp pháp. Mọi người đều có thể giúp sức Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rã của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em. Cái trống được đặt trên cái giá gỗ vững chắc, bên hành lang của văn phòng nhà trường.
Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt bằng đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rắn chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Tiếng trống thật oai nghiêm. Nó có sức mạnh thúc giục chúng em nhanh chân đến lớp. Giờ ra chơi, tiếng trống như rộn rã reo vui, nó mời gọi chúng em ra sân nô đùa thỏa thích, nó như nhắc nhở chúng em tham gia tập thể dục nhịp nhàng. Đến giờ tan học, tiếng trống ngân vang một điệu khác, giòn hơn, hấp dẫn hơn. Mỗi khi nghe tiếng trống, ai nấy đểu trở nên nghiêm trang.
Tiếng trống ấy có lúc như âm vang tiếng trống trận oai hùng của cha ông thuở nào, có lúc lại tưng bừng, rộn rã như tiếng trống hội mùa, giỗ tổ nơi làng quê. Tiếng trống như nhắc nhở thầy trò dạy tốt, học tốt. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào năm học mới. Theo tiếng trống ấy, chúng em bước vào mùa hè vui chơi thoải mái. Suốt những năm học, bác trống luôn là người bạn thân thiết của chúng em.
Hè đã đến, xin tạm chia tay với bác trống thân yêu. Mấy tháng hè, chắc bác rất buồn bã vì phải nằm im trên giá, ngắm nhìn sân trường vắng lặng với những xác phượng đỏ rơi trên thảm cỏ xanh. Khi còn đang học thì chỉ mong hè đến, nhưng hè tới, mới nghỉ vài ba bữa, chúng em lại mong chóng đến ngày được gặp bác trống, nghe cái giọng trầm ấm quen thuộc của bác và gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè vui biết bao nhiêu.
Gần gũi nhất với học sinh chúng em phải kể đến anh bảng đen lớp học. Anh chiếm gần hết bức tường phía trên lớp. Anh bảng đen nàyhình dáng rất rõ ràng: anh là một hình chữ nhật làm bằng gỗ ép rộng hai mét, dài ba mét. Anh khoác lớp áo sơn đen chống loá ánh sáng. Gương mặt phẳng, láng mịn của anh được đóng khung bốn cạnh trong thanh nẹp to năm xăng-ti-mét. Nẹp bảng cũng được sơn đen. Ở góc trái bảng có một khung nhỏ kẻ bằng sơn trắng để ghi tên lớp và sĩ số học sinh. Anh bảng đen chịu thương chịu khó chuyển tải trên thân mình khối lượng không nhỏ kiến thức học tập mà cô giáo dạy hằng ngày. Bạn nào trong lớp cũng thích lau bảng và yêu anh bảng đen lắm!
Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.
Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.
Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:
"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc còn em là Trưng Nhị. Cả hai bà dều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ.Tướng giặc là Tô Định làm Thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà Trưng tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà Trưng lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giạc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa, Hai Bà Trưng lãnh đạo quân ta chiến đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của quân giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.
Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.
Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.