Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong tuổi học trò chúng ta được học qua nhiều thầy cô, ai cũng truyền những kiến thức quý giá cho chúng ta, ấy vậy người mà tôi yêu quý nhất là cô Liên
Cô Liên rất quan tâm đến học trò, cô luôn giúp đỡ những đứa học trò như tôi như những đứa con của cô, cô khoảng bốn mươi hay bốn hai tuổi, chiều cao của cô khá là khiêm tốn, dù cô đã có chồng nhưng vì ông trời chưa bao giờ bình đẳng nên cô vẫn chưa có con nói đúng hơn là cô không thể vì tai nạn, tuy vậy cô vẫn coi những đứa học trò mà cô dạy hay chủ nhiệm như những đứa con của cô
Vậy mà tôi lại chính là đứa học trò cô yêu nhất, cô luôn coi tôi như con ruột, luôn giúp tôi trong học tập, chia sẻ những chuyện vui và buồn. Ấy vậy mà tôi ko đền đáp mà còn làm cho người mẹ thứ hai phải rơi lệ vì tôi, khi cô rơi lệ cảm giác tội lỗi đè nặng lên tôi một cảm giác ân hận thấu xương; mà tôi không sao tả được cảm xúc ấy, bởi nó hơn cả những cảm xúc tôi từng trải qua
Kết bài:
Từ ngày hôm đó lúc nào kiểm tra tôi cũng cố gắng điểm cao để ko phụ lòng cô, giờ tôi vẫn ghế thăm cô thường xuyên như lời xin lỗi vì đã làm cô khóc
*bạn có thể sửa lại một số cái nhung làm ơn tham khảo thoi*
Tham khảo
Bài làm tả cô Kiều Công cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh Từ xưa tới nay, câu ca dao này vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, nghề giáo đã vận dụng câu ca dao này vào bài giảng. Ở trường em đang học cũng thế. Trong các thầy cô giáo đã dạy em thì cô Kiều là người mà em yêu mến nhất. Mỗi tiết học đều vang lên giọng nói âu yếm của cô : “Có em nào chưa hiểu bài không” ? Câu nói đó thật ấm áp biết dường nào. Cô Kiều năm nay 40 tuổi. Thân hình khá cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp. Nhờ mang đôi giày cao gót màu đen bóng nên trông cô cao hơn, bắt mắt hơn. Mái tóc cô dài, đen mượt và luôn được buộc cao gọn gàng. Khuôn mặt hình trái xoan, nổ bật với làn da trắng. Mặc dù không cần phấn son nhưng mặt cô vẫn xinh đẹp và hiền hậu lạ thường. Đó là khuôn mặt hiền từ và được pha lẫn nét khôi hài . Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn . Đôi mắt sáng thường thay đổi trông như một nhà ảo thuật . Khi vui đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao. Khi bạn nào không tập trung học thì nó trở nên nghiêm nghị thật khó tả. Co chỉ nhìn thôi cũng đủ để cả lớp im lặng một cách nặng nề. Giọng nói lúc trầm, lúc bổng, lúc nhanh, lúc chậm của cô đã cuốn hút chúng em vào thế giới kiến thức của cô- một thế giới vẫn còn nhiều bí ấn đang chờ đợi chúng em khám phá. Cô rất hay cười, nụ cười tươi tắn và rạng rỡ như hoa. Cô nhìn càng cuốn hút hơn bởi hàm răng đều như những hạt bắp và trắng như muối biển. Cô rất thân thiện với học sinh. Cô luôn công bằng giữa bạn giỏi và bạn yếu. Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo. Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn. Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ. Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến. Chúng em cũng rất vui khi học với cô. Học với cô thật thích biết bao. Em rất yêu quý cô Kiều. Mặc dù giờ đây không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em sẽ ghi nhớ lời cô dạy và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cô.
TK
Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3.
Năm nay, cô đã ngoài 40 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.
Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.
ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều
muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
tục ngữ:không thầy đố mày làm nên
theo mik chon câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
MB
Cô giáo em tre trẻ
Dạy em hát rất hay
Mỗi lần nghe bài thơ dó lòng em vô cùng nhớ dến cô Hằng dạy em hồi lớp 6
TB;
Thân bài:
- Cô gần ba mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, cân đối, cô thường đến trường với tà áo dài màu xanh nước biển, có lẽ đâv là màu mà cô ưa thích nhất.
- Mái tóc: mượt, xoã dài ngang lưng. Trên trán lất phất vài cọng tóc mai khiến cô càng duyên dáng hơn.
- Khuôn mặt: trái xoan, nối bật lá đôi mắt lúc nào cũng mở to, sáng long lanh.
- Giọng nói của cô: ấm áp, cô giảng bài rất hay, đặc biệt khi nghe cô kể chuyện ai cũng muốn câu chuyện mãi mãi không đến hồi kết thúc.
- Cô nhắc nhớ chúng em từng li từng tí. Chẳng bao giờ cô lớn tiếng la rầy chúng em cả. Cô thương yêu chúng em vậy nhưng cô cũng rất nghiêm khắc, thưởng phạt phân minh. Bạn nào nghịch ngợm, lười học, cô phê hình ngay. Bạn nào ngoan, học giỏi, chăm chi cô khen ngợi và tuyên dương trước lớp. Chúng em ai cùng yêu quý cô Thương.
* Kết bài:
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cô. (Em rất vêu và tự hào về cô giáo của mình. Cô là người dìu dắt cho em bước vào cuộc đời học sinh. Em luôn nhớ đến cô, luôn học tốt để cô vui lòng).
MB:-Gioi thiệu cô giáo
-Nêu ấn tượng của mình về cô giáo
TB:
-Miêu tả ngoại hình của cô(tuổi tác dáng đi.....)
-Miêu tả tính cách của cô(hiền ân cần với học sinh..)
-Cách cô ăn mặc như thế nào
-Cach dạy của cô ra sao(dễ hiểu không có hấp dẫn đối với em không)
KB:
-Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo đó
Bài viết:
Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.
Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.
Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.
Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.
Mở bài:
Thân bài:
Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.