Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.
Gia đình em gồm có bốn thành viên là bố, mẹ, em và em trai, bố mẹ em là nhân viên văn phòng còn hai anh em đều đang đi học, bắt đầu một ngày mọi người rời khỏi nhà đến tối mới lại được sum họp, sinh hoạt gia đình đầm ấm.
Giờ sinh hoạt gia đình vào buổi tối mỗi ngày, nó bắt đầu bằng bữa cơm tối. Mẹ em là người đầu bếp tài ba của gia đình, tối nào chờ đón ba bố con em là một bàn ăn thịnh soạn. Mẹ em nói dù có mệt mỏi hay bận rộn đến đâu thì bữa cơm gia đình vẫn phải chu toàn, tươm tất, phải thực sự ngon miệng mới xua tan được những mệt mỏi, muộn phiền sau một ngày dài. Bố em là người vui tính, trong bữa cơm bố thường trêu đùa và tạo không khí khiến ai cũng bật cười sảng khoái. Mẹ thì không quên gắp thức ăn cho mọi người, nhắc nhở mọi người ăn thật nhiều. Ăn cơm xong em phụ mẹ dọn dẹp, rửa bát, em trai thì lau dọn bàn ghế. Gia đình em thường cùng nhau xem chương trình thời sự sau khi ăn cơm xong, vừa xem vừa trò chuyện với nhau, chia sẻ những việc thú vị trong ngày. Cảm giác được chia sẻ, giải tỏa cùng những người thân yêu sau một ngày thật thoải mái, dễ chịu và tràn ngập yêu thương.
Đối với em gia đình là điều quan trọng nhất không có gì có thể thay thế được. Em luôn trân trọng những bữa cơm sinh hoạt gia đình, từng giây từng phút quây quần bên nhau.
Bài làm tham khảo
Vào giữa năm học lớp sáu chúng tôi được nhà trường báo là sẽ có cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi khá lo lắng vì cô giáo chủ nhiệm còn là cô giáo dậy văn mà tình hình học văn của chúng tôi cũng khá kém thế nên những buổi sinh hoạt lớp chắc chắn sẽ khiến chúng tôi cảm thấy rất sợ hãi đây.
Đầu tuần chúng tôi cũng đã có những tiết học văn đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới. Chúng tôi nhận xét cô là một giáo viên giỏi cô dạy rất hay và cô cũng rất hiền. Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì về chuyện đó cả khiến chúng tôi càng cảm thấy lo lắng về buổi sinh hoạt lớp đầu tiên với cô giáo chủ nhiệm mới.
Hôm ấy như thường lệ là tiết cuối cùng của ngày thứ bảy nên chúng tôi ở lại để sinh hoạt lớp. Đối với chúng tôi đây là một giờ khá căng thẳng nên chúng tôi khá lo sợ. Một lát sau khi cô giáo đã họp với nhà trường về những việc cần làm trong tuần tới ,cô giáo lên lớp để bắt đầu buổi sinh hoạt lớp.
Đầu tiên cô cho gọi các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần vừa qua. Các bạn tổ trưởng bạn nào bạn ấy đều rất nhanh nhẹn báo cáo cho cô. Nói chung tình hình học tập của lớp tôi khá là tốt. Đến phiên bạn tổ trưởng nhận xét thì bạn nói lớp có bạn An của tổ chúng tôi xin nghỉ đã hai ngày nay do bạn phải đi viện. Sau phần báo cáo của bạn lớp trưởng cô có vẻ khá lo lắng cô nói hôm sau cô và chúng tôi sẽ đến nhà bạn động viên để bạn sớm phục hồi sức khỏe để nhanh chóng đi học lại. Nghe cô giáo nói đứa nào cũng đồng tình với cô và hứa sẽ đến thăm bạn. Sau phần phổ biến tình hình vừa qua của lớp cô đánh giá lại một lần nữa những ưu khuyết điểm của chúng tôi. Cô không khắt khe phạt nặng chúng tôi mà cô dùng những lời lẽ quan tâm hỏi thăm chúng tôi tại sao lại để tình trạng đó xảy ra. Trước những cử chỉ ấy của cô chúng tôi cảm thấy mình thật có lỗi vì đó chỉ là những việc đơn giản thôi mà chúng tôi lại không để ý.
Sau đó cô triển khai những công việc mà chúng tôi phải làm trong tuần tới. Khi cô nói đến tuần tới trường ta sẽ tổ chức buổi liên hoan văn nghệ để chào đón ngày 20/11 cả lớp chúng tôi ùa lên thích thú. Chả là chuyện văn nghệ thì lớp chúng tôi thích lắm vì lớp có rất nhiều bạn mà chúng tôi hay gọi là giọng ca vàng mà. Cô thấy lớp tôi rất sôi động về vấn đề này nên cô cũng rất thích thú, cô nói mỗi tổ hãy chọn một bạn hát hay nhất để biểu diễn cho cả lớp xem thử để lấy biểu quyết. Thế là buổi sinh hoạt lớp càng sôi động hơn chúng tôi đứa nào đứa đấy mặt cũng hớn hở chọn ra giọng ca mà mình thích nhất. Cô cũng thường xuyên nhắc lớp giữ trật tự chút để lớp khác sinh hoạt, mỗi lần như thế chúng tôi lại im phăng phắc nhưng cũng chỉ một lát sau là đau lại vào đấy cả. Cô đi đến từng tổ hỏi chúng tôi đã chọn ra ai thích hợp chưa. Khoảng mười lăm phút sau những giọng ca vàng của mỗi tổ đã lên biểu diễn. Bạn nào hát cũng hay, sau mỗi tiết mục của mỗi bạn là tiếng hò reo của cả lớp khiến cho không khí lớp chúng tôi càng sôi nổi hơn. Cuối cùng bạn được bình chọn nhiều nhất là bạn Dung bạn hát bài bụi phấn quả thật rất hay và rất ấm áp. Cô giáo cũng đồng tình với sự lựa chọn của chúng tôi đồng thời cô cũng nhắc nhở Dung là về phải tập hát thêm nữa để có thể dinh quà về cho lớp, Cô cũng nhắc bạn sắp đến ngày biểu diễn rồi nên cần phải giữ giọng để biểu diễn cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt lớp thực sự rất cần thiết đối với mỗi lớp học, nếu không có hoạt động này lớp học sẽ thiếu đi nền nếp của cả một tập thể, không có sự tổng kết của một tuần học từ đó sẽ không nhận ra những khuyết điểm cần phải khắc phục của cả lớp để từ đó đưa lớp đi lên tiến bộ hơn. Bên cạnh đó những buổi sinh hoạt như thế đã khiến chúng tôi hiểu rất nhiều về cô hơn và cũng khiến lớp chúng tôi củng cố được tinh thần đoàn kết hơn.
Nếu ai sinh ra và lớn lên ở một vùng quê truyền thống, chắc hẳn không thể không biết đến những phiên chợ quê. Đối với em, hình ảnh phiên chợ quê luôn là hình ảnh thật đẹp in dấu trong tuổi thơ mình.
Chỉ những ngày lẻ thứ 3, thứ 5 hay thứ 7 mới có chợ phiên. Mỗi lần chợ phiên, cảnh họp chợ lại rộn ràng vui tươi hơn bao giờ hết. Ngay từ sáng sớm, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng sau dãy núi cao, các bà, các chị, các mẹ đã vác thúng, vác hàng ra chợ. Ai cũng hối hả để có thể tìm được một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán. Mặt trời lên cũng là lúc mọi mặt hàng đã được bày ra một cách đầy đủ nhất. Trong làn sương vẫn còn lảng vảng của vùng cao này, thấp thoáng bóng người ra chợ. Hai bên đường đến chợ, cây cối cũng dần cựa mình thức giấc. Những bông hoa cúc dại ven đường bắt đầu rũ những cánh hoa ướt sũng sau một đêm dài để đón làn nắng ấm áp của mặt trời. Núi đá còn ẩm hơi nước cũng óng ánh giữa sắc vàng của nắng.
Trong chợ, cảnh buôn bán ngày một tấp nập, kẻ bán người mua rộn ràng sôi nổi. Phía đầu chợ bên này là những sạp hàng bán bún, bán bánh phở khô cho những người qua đường tiện mua về làm bữa sáng gia đình. Đi vào sâu một chút là những quầy thịt. Các loại thịt sống từ thịt gà, thịt lợn, thịt trâu,... còn đỏ hồng được bày rất vệ sinh trên các khay hàng. Chốc chốc người bán hàng lại dùng vợt đuổi những con ruồi vo ve xung quanh. Gần đó là những hàng rau, ngô, khoai, sắn,... xanh mướt và tươi ngon. Các loại rau đặc trưng của mùa không ngừng được bày ra. Người hàng rau tay cầm bình xịt nước xịt liên tục để rau không bị héo dưới ánh nắng mặt trời. Đi quanh khu chợ, không thứ gì là không có. Từ những hàng chè, hàng phở ăn vặt, đến những sạp hàng quần áo, những hàng bán những đồ tạp hóa xinh xinh như cái kẹp tóc hay cái vòng tay. Mấy đứa bé gái đứng gần đó, mân mê ngắm nhìn mà không dám đòi mẹ mua.
Cảnh chợ phiên diễn ra sung túc và đầm ấm. Đó còn là dấu hiệu của cuộc sống no đầy, hạnh phúc. Nhìn những hàng quán đông đúc người mua, bày biện đủ thứ trên đời, lòng em thấy ấm âp lạ thường. Mong cho hôm nay và mãi mãi về sau, nơi đây vẫn giữ được vẻ ấm no, trù phú này.
Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.
BÀI VĂN MẪU TẢ MÙA ĐÔNG, CẢNH MÙA ĐÔNG HAY VĂN LỚP 6
Nếu như mùa xuân là khúc dạo đầu trong bốn mùa, mở màn cho một năm thì mùa đông đánh dấu sự kết thúc cho vòng tuần hoàn ấy. Mùa đông cũng có những nét hấp dẫn riêng không thể trộn lẫn với bất kì mùa nào khác, để lại trong lòng người những ấn tượng và cảm xúc khó phai.
Khi những cơn gió bấc tràn về cũng là lúc mùa đông đang chuẩn bị gõ cửa từng ngôi nhà. Khác với những cơn gió heo may của mùa thu chỉ đem lại cảm giác hơi se lạnh, những cơn gió bấc làm cho ai cũng phải rùng mình vì cái rét cắt da cắt thịt. Bầu trời không còn trong xanh, nắng cũng dần tắt lịm. Trên nền trời chỉ còn lại một màu xám xịt không khỏi gợi cảm giác thê lương, ảm đạm. Cây cối trong vườn đã trút hết lá, chỉ còn lại cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc trông thật thương hại. Những chú chim không còn hót vang chào ngày mới vào mỗi buổi sớm mai, có lẽ chúng đã rủ nhau đi về phương Nam để tránh rét. Ông mặt trời ẩn sau những lớp mây dày, chìm vào giấc ngủ đông để đợi mùa xuân ấm áp. Những cơn mưa phùn tuy không ồn ã như mưa rào mùa hạ nhưng lại làm cho cái lạnh càng buốt giá hơn, thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt. Vào sáng sớm, sương mù giăng phủ làm cho thiên nhiên thêm mờ ảo, bức tranh ngày đông dường như chỉ có hai màu xám và trắng. Giữa khung cảnh huyền ảo ấy, con người và vạn vật như lẫn vào trong một chốn bồng lai tiên cảnh, ẩn hiện thấp thoáng sau màn sương mờ.
Vào mùa đông, mọi người cũng ít muốn ra ngoài hơn. Ngoài đường, ai nấy đều giữ ấm cho mình bằng những chiếc áo len, áo khoác giày sụ. Trong thời tiết giá lạnh, có lẽ chẳng còn gì thích hơn khi được ngồi bên bếp lửa hồng reo vui hay ủ mình trong chiếc chăn bông ấm áp. Những cơn gió bấc đập vào cửa sổ, nghĩ đến những bác lao công vẫn phải thức khuya dậy sớm để giữ phố phường sạch đẹp, tôi thầm cảm ơn vì sự cần cù cùng đức hi sinh của họ. Giữa cái lạnh buốt đến thấu xương ấy, vẫn có những con người nhỏ bé, bôn ba, vất vả để mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày. Mùa đông tuy có giá lạnh, nhưng chỉ cần tình yêu thương giữa người với người cũng đủ làm cho trái tim thêm ấm áp.
Tạo hóa sinh ra mùa đông có lẽ để làm cho người với người được gần nhau hơn. Mùa đông cũng không phải chỉ có bầu trời xám xịt, cái lạnh thấu xương, mùa đông sẽ trở nên ấm áp hơn nếu chúng ta biết truyền cho nhau hơi ấm giữa cuộc đời này,
BÀI VĂN MẪU TẢ CẢNH MÙA ĐÔNG SỐ 2
Xuân qua ,hạ tới ,thu về rồi sang đông.Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn.Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp.Em rất thích mùa đông dù lạnh giá ,khắc nghiệt.
Gió mùa tràn về cũng là lúc báo hiệu mùa đông đã đến, bầu trời ảm đạm không còn trong xanh và những đám mây lững lờ trôi biến mất thay vao đó là một màu xám xịt.Cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng ít nhộn nhịp hơn thường lệ.Làn gió mang theo hơi khô lạnh làm thời tiết hanh hơn.Cây bàng trước cửa nhà em đã trút toàn bộ lá, chỉ còn lại những cánh tay khẳng khiu vươn lên sống sót trong ngày đông lạnh lẽo.Mùa đông thời tiết giá lạnh, có mưa phùn gió bấc khiến cho mọi người phải đóng cửa hết và rất ít ra ngoài vì trời lạnh.Thi thoảng trên những phố vắng có vài người đang cặm cụi quét những đống lá khô rụng tả tơi sau một đêm gió rét.Sáng sớm , không còn tiếng chim hót, tất cả vẫn chìm trong giấc ngủ dài, bác mặt trời uể oải vươn vai thức dậy cũng là lúc người ta ra đường đi làm.Mọi người ai cũng mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn ,đội mũ để chống lại cái lạnh giá làm cóng đôi bàn tay.Ngoài công viên chẳng còn bóng dáng những cụ già đi tập thể dục buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng như gương không một gợn sóng buồn thiu vì thiếu vắng tiếng nói chuyện của người qua đường.Thành phố vào đông ảm đảm hơn nhiều, một ngày dài cứ thế trôi qua lặng lẽ, chỉ đợi đến thời điểm đó, ai nây đều vội và trở về nhà, chạy trốn cái lạnh, trở về bên gia đình ,tận hưởng sự ấm áp của lò sưởi hồng than và làn khói nghi ngút tỏa ra từ bữa cơm tối.
Lão già mùa đông không chút ấm áp đến làm vạn vật chìm vào ảm đạm cướp đi không gian tươi mới như một quy luật vốn có của tạo hóa, khiến cho con người ta co ro vì cái rét.Nhưng chỉ khi đông về, rồi xuân mới đến thổi vào vạn vật một sức sống căng tràn.
Ngoài ra để xem các bài hướng dẫn cũng như văn mẫu miêu tả khác bạn vui lòng vào mục Văn mẫu lớp 6 hay nhất của Vforum.vn để tham khảo
1. bài làm
Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....
Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.
Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.
2.
Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.
Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.
Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em
Vào thứ 7 hàng tuần, lớp em sẽ có tiết sinh hoạt lớp để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo chủ nhiệm.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 4 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này.
Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Danh sách tổng kết có một số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để bị nêu trong sổ ghi đầu bài, sổ sao đỏ.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thì lắng nghe rất chăm chú. Cô thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô nắm được tất cả mọi việc và làm tài liệu báo cáo với phụ huynh.
Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào bị gọi cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Gần kết thúc buổi sinh hoạt, cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công các việc cần thực hiện.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu thở dài, than trách với bạn bè.
Đây là giờ “học” để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.