Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
Trong đợt hè vừa rồi, tôi có được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi ở tận Nghệ An xa xôi và hẻo lánh. Ở nơi đó, còn có nhiều con người bất hạnh, họ phải sống cuộc sống nghèo đói quanh năm suốt tháng. Gia cảnh bé Na cũng vậy, nhưng chính sự quan tâm yêu thương của hai bà cháu bé Na đã khiến em cảm thấy nể phục cho đến tận bây giờ.
Vừa được sinh ra, bé Na đã bị dân trong làng gắn cho cái tên Na không cha. Bởi mẹ Na đi làm xa, không may bị lừa có thai và người đàn ông đó bỏ đi không chịu nhận con. Nên chị Lan đành ngậm ngùi mang bụng bầu về quê sống cùng với người mẹ già. Sau khi sinh ra bé Na, chị Lan lại vào Sài Gòn kiếm tiền nuôi con và nuôi mẹ già. Na ở nhà với bà ngoại đã ngoài 60. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau cơm cháo nuôi nhau qua ngày. Bé Na nó giống mẹ, khuôn mặt rất xinh xắn, đáng yêu, luôn ngoan ngoãn lễ phép, nên dần rồi dân trong vùng ai cũng mến em.
Một hôm, bà ngoại nhờ tôi mang ít bánh bà mới làm xong sang cho bé Na, tôi mới có dịp biết nhiều hơn về gia cảnh của hai bà cháu Na.
Bước vào căn nhà lụp xụp, tôi gọi nhỏ:
- Bà Năm ơi, bà Năm có nhà không ạ?
Từ trong nhà bà Năm bước ra, miệng nhoẻn cười rồi nói:
- Có phải cháu bà Hạnh ở thành phố mới về không? Có việc gì không cháu?
Tôi nhanh nhảu đáp:
- Dạ, bà cháu vừa làm xong mẻ bánh, bà cháu bảo cháu mang sang biếu bà và em Na ạ.
Bà Năm cảm ơn, đỡ đĩa bánh từ trên tay tôi và mời tôi lại ngồi chơi.
Ngồi với bà Năm tôi hỏi:
- Bé Na đâu rồi bà?
Bà từ từ trả lời:
- Cái Na năm nay lên lớp một, nên nó chạy sang nhà thằng Nam dạy học cho rồi.
Uống ngụm nước chè xanh bà từ từ kể:
- Nghĩ cũng tội con bé cháu ạ. Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên thiếu đủ thứ cả tình cảm lẫn vật chất. Bố không có, mẹ thì bươn chải suốt ngày nhưng cũng không đủ ăn. Cuộc sống chỉ dựa vào vài ba sào ruộng. Được mùa thì chớ, không thì lại phải đi hái rau má, măng tre bán kiếm cơm qua ngày. Bà định không cho em nó đi học đâu. Nhưng nghĩ lại, bà thấy cuộc đời bà và mẹ nó khổ thế đủ rồi, bằng mọi cách bà cũng phải cố nuôi nó học. Nói đến đây bà như nghẹn lòng
Tôi cố an ủi bà rồi bà lại nói tiếp:
- Nhưng con bé thế mà lanh lẹn lắm cháu ạ. Thằng Nam nó bảo Na nó học nhanh lắm, nói đâu hiểu đó luôn. Bà chỉ mong nó học tập tốt kiếm con chữ để đổi đời.
Tôi đáp lại:
- Vâng bà ạ, cháu mới chơi được hai lần với Na nhưng em nó thông minh đáo để bà ạ. Bà cố gắng tạo điều kiện cho em được đi học bà nha. Rồi em ấy sẽ là một học sinh giỏi đấy ạ.
Bà Năm nở nụ cười như một niềm hi vọng điều tôi nói sẽ trở thành hiện thực.
Đến buổi cơm trưa, tôi chào bà và ra về. Trong lòng có chút buồn vì thương gia cảnh của bà, nhưng tôi cũng có chút vui thay cho bé Na khi em có một người bà một mực thương em.
Qua câu chuyện trên, tôi thấy được trong cuộc sống có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên để tạo mọi điều kiện để chăm sóc, dạy dỗ và cho con em họ đến trường học tập bằng bạn bằng bè. Và bà Năm cũng là một trường hợp như vậy, đó là những việc làm đúng với pháp luật, đúng với nhân cách của một người làm cha làm mẹ.
b)
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người. Lời dặn của Bác đến tận ngày ngay vẫn được các thể hệ con cháu nối tiếp theo. Trường của em là ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trong trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nghĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em ấn tượng khó phai.
Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào xanh và tốt nhất sau một năn sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển để kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đứng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình nước tưới, bạn mang phân bón,
Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em tỏa đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫu ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. Vừa cuốc đất, các bạn còn vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn hào hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết.
Khâu chuẩn bị đã xong, bạn lớp trưởng mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói.
Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không, đó chính là cái lợi ích mười năm mà Bác kính yêu của chúng ta ngày xưa đã dạy.
Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây.
Chẳng mấy chốc, hàng câu của lớp em đã được trồng xong, một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa... Các gốc cây tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi.
Mới đó mà một năm học đã đi qua, hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển kỷ niệm. Thời gian trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai với mỗi bạn lớp em. Bây giờ em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào.
Em so với các bạn cùng học, cùng trang lứa thì hoàn cảnh của em có khác hơn. Sự khác hơn đó là em không có cha, mà chỉ có mẹ. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến nay không biết ai là cha mình. Em chưa một lần gọi tiếng cha thiêng liêng đó. Đã nhiều lần em hỏi mẹ em nhưng chỉ được mẹ trả lời qua quýt. Em buồn lắm. Nhưng sống trog tình cảnh đó, em được yêu thương, chăm sóc hết mình. Em được đi học, được ăn ngon mặc đẹp, được mẹ khuyên dạy những điều hay lẽ phải. Lúc nào mẹ cũng lo lắng cho sức khỏe của em. Mẹ thường nói: "Có sức khỏe mới học giỏi được". Rồi mẹ còn dặn em: "Phải chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, các bác, các chú. Với bạn thì con luôn nhớ thân thiện, chân tình".
Cứ như thế, em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ. Càng lớn lên em lại càng thương mẹ nhiều hơn vì mẹ vất vả làm lụng nuôi em ăn học. Em cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để mẹ em vui lòng. Em nghĩ như thế và em sẽ làm được điều đó để bù vào khoảng trống cuộc đời của mẹ và của em.
Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.
Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.
Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”
Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.
Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”
Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.
Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bác sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.
Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo dụng cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”
Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm thấy quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.
Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”
Gợi ý:
1. Nội dung :
– Gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, ví dụ : Người mẹ hiền (Tiếng Việt 2, tập một), Chiếc rễ đa tròn (Tiếng Việt 2, tập hai), Lớp học trên đường (Tiếng Việt 5, tập hai).
– Trẻ em thực hiện bổn phận với gia đinh, nhà trường và xã hội, ví dụ : Ở lại với chiến khu (Tiếng Việt 3, tập hai), Trận bóng dưới lòng đường (Tiếng Việt 3, tập một).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
– Câu chuyện em nghe ngưdi thân kể.
– Truyện đọc xưa và nay. Chú ý các truyện Không gia đnh của Héc-to Ma-lô, Những tấm lòng cao cả của A-mi-xi, Tốt-tô-chan – cô bé ngồi bên cửa sổ của Ku-rô-y-a-na-gi.
3. Cách kể chuyện:
– Giới thiệu câu chuyện (Tên câu chuyện là gì, em đọc ỏ cuốn sách nào hoặc nghe ai kể, câu chuyện nói về ai hoặc về việc gì ?).
– Kể toàn bộ câu chuyện, chú ý tập trung vào những tình tiết đáp ứng yêu cầu của đề bàiề
– Nêu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
4. Thảo luận:
– Cùng các bạn trong lớp bình chọn câu chuyện hay nhất.
– Cùng các bạn thảo luận về ý nghĩa cùa câu chuyện hay nhất.
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cỏ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một con heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: "Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạch máu trong người mình
Một hôm ,đang từ trường đi về nhà, em chợt thấy một cậu bé nằm bên vệ đường . Trông người ngợm cậu bẩn thỉu , khô thác như bị bỏ đói ngày ngày . Bỗng cậu rên lên một tiếng : " Nước...làm ơn cho em ít nước ! Nghe thấy vậy , em liền nói : Em cứ nằm đây đợi chị , chị đi mua nước cho em ! Em chạy vụt đi , rẽ sang quán bà Hai , xin mua ít nước . Mua xong , em trở lại chỗ cậu bé . Cậu nhận lấy chai nước rồi uống . Xong cậu nói : Em cảm ơn chị nhiều !
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của (bạn của bạn). Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của (bạn của bạn) rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên (bạn của bạn). (bạn của bạn) nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. (bạn của bạn) sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho (bạn của bạn) mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và (bạn của bạn) cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. (bạn của bạn) thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: (bạn của bạn) ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. (bạn của bạn) nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, (bạn của bạn) trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và (bạn của bạn) đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Bài làm:
Bà nội của em đã mất cách đây 3 năm, em vẫn nhớ mãi những ngày còn thơ dại, bà bồng bế, dìu dắt yêu thương em hết lòng. Chỉ tiếc rằng bắc Nam xa cách em không có dịp về thăm bà nhiều hơn.
Ấn tượng của em về bà rất mơ hồ, em chỉ nhớ rằng bà rất đẹp và có dáng cao gầy, tuy nhiên ông trời chẳng cho ai tất cả, tuy cho bà mỹ mạo nhưng lại để cho bà cả căn bệnh suy thận quái ác, khiến cuộc đời bà gắn liền với bệnh viện với thuốc men. Ngày em 3, 4 tuổi, vì cha mẹ không có điều kiện chăm nom nên gửi chị em em về quê cho ông bà chăm sóc. Bà là người thương chúng em nhất nhà, đi đâu chơi bà cũng dẫn chị em chúng em theo. Thuở ấy bệnh của bà còn chưa trở nặng, bà vẫn đi chợ mỗi buổi sớm, có lúc bà đưa em theo, có lúc để chúng em ở nhà rồi mang về cho chúng em cái bánh rán, cốc chè đậu hay là nắm xôi bọc trong lá chuối,... Dù đã lâu rồi không còn ăn những thứ quà quê dân dã ấy, thế nhưng em vẫn nhớ mãi mùi vị ngon ngọt, chắc có lẽ là bởi trong ấy có gói ghém cả tình yêu thương của bà nội em chăng? Những ngày chị em em bị ốm, bà cũng là người chăm lo hết mực, thức trắng đêm để canh cho chúng em được giấc ngủ ngon lành. em không còn nhớ rõ, những ấn tượng về dáng bà bên cạnh chiếc đèn dầu tù mù vẫn còn mãi khắc ghi. Ngày bà mất, chúng em ở miền nam, xa xôi không thể về kịp để nhìn mặt bà lần cuối, bà cứ mong mãi, nghe người nhà kể lại mà em chực trào nước mắt, càng nghĩ lại càng thương bà hơn.
Nay em đã lớn, mỗi lần về thăm quê em vẫn cùng bố ra thăm mộ bà trước tiên, kể cho bà nghe những chuyện vặt vãnh và để bà thấy đứa cháu năm xưa mà bà hết lòng thương yêu nay đã lớn. Mong rằng ở thế giới bên kia bà sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc.
tham khảo trên lazi
Đồn Biên phòng 234 là đơn vị kết nghĩa của trường em. Từ đồn trưởng đến sĩ quan, chiến sĩ đều coi thầy cô giáo và học sinh trường Tiểu học Bảo Lạc như người thân trong gia đình, luôn luôn dành cho bao sự săn sóc, giúp đỡ quý báu.
Khi vào lớp Một, em đã nhìn thấy vườn trường xanh tốt với hàng nghìn cây gỗ quý. Sau này, em mới biết vườn cây ấy và 5 gốc phượng tỏa b óng mát, nở hoa đỏ rực giữa sân trường là do của các chú bộ đội Biên phòng 234. Vườn hoa, vườn thuốc nam có nhiều cây quý làm vị thuốc cũng do các bạn sĩ quân y Đồn Biên phòng gây dựng nên. Cô Lý, cô Nga, cô Tâm… thứ năm tuần nào cũng đến chăm sóc vườn thuốc và khám bệnh cho thầy trò chúng em.
Câu chuyện bạn Lợi lớp em được bác sĩ Nga cứu sống thật cảm động. Lợi đau bụng đã hai ngày đêm rồi, nhưng bố mẹ vẫn ngỡ là đau bụng giun. Lợi học giỏi nên vẫn cố gắng đi học. Buổi sáng hôm ấy, khi Lợi gục xuống trên ghế thì bác sĩ Nga từ vườn cây thuốc hốt hoảng chạy vào. Chỉ khám qua, cô đã biết Lợi bị đau ruột thừa cấp tính, rất nguy kịch. Phải mổ ngay mới cứu sống được! – Cô đã nói với thầy Hiệu trưởng như thế. Chỉ độ mười phút sau, xe cứu thương Đồn Biên phòng đã tới mang theo công cụ y tế, bông băng, thuốc men. Văn phòng nhà trường trở thành phòng mổ. Cả trường xôn xao. Chiều hôm đó, bạn Lợi mới được đưa về trạm Quân y để điều trị. Chỉ hơn một tuần sau Lợi đã đến lớp đi học bình thường. Nó vạch áo cho bạn bè xem vết mổ đã lên da non. Lớp em đã mang hoa đến tặng Đồn Biên phòng. Bố mẹ Lợi đã tặng bác sĩ Nga và trạm Quân y hai con rùa núi bé xíu làm cảnh và một củ khoai mài gọi là “ chút quà tình nghĩa quân dân”
Mỗi lần nhìn thấy các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng đến thăm trường, nhìn thấy các thầy thuốc mặc quân phục đi lại trong vườn thuốc, chúng em cảm giác quý mến, yêu thương, gần gũi vô cùng.
Hạnh phúc nhất là bạn Lợi đã được bác sĩ Nga nhận làm “ con nuôi”