Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản. ... - Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. - Về nội dung: Là một thành phần của bài văn.Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, thống nhất về chủ đề,có câu chủ đề.
cụm danh từ trong câu là:làng ấy ,ba thúng gạo nếp ,ba con trâu đực ,chín con ,ba con trâu ấy ,cả làng ,năm sau
Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta.Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những người bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầytuổi già.Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vườn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần người thường, lúc đầu ta còn lo lo nhưng chợt nhớ xóm làng ta từ xưa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ướm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sựviệc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy người khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sướng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chưa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhưng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mười hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thường, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng được như những đứa trẻ khác.Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, người người lo sợ, mọi người chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài đi đánh giặc cứu nước.Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi người tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc:- Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói.Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sướng reo lên:- Con đã nói được rồi ư Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhưng con còn bé thế này thì làm được gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân.Nói vậy nhưng thấy ánh mắt cương quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo.Sứ giả bước vào căn nhà đơn sơ của ta đưa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt người tài nhưng nhìnmãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giường, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhưng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết:- Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt.Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị:- Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thường.Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta:- Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc.Đến lúc này, ta chợt hiểu dường như Gióng không phải là một người bình thường, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bưng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trước, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi.Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lương thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, người to lớn như một tráng sĩ.Một hôm cả nước nhận được tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nước rất nguy kịch. Tất cả mọi người từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhưng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mười lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/1248549-trong-vai-nguoi-me-hay-ke-lai-cau-chuyen-thanh-giong-van-mau.htm
Trong câu nói đầu tiên , Gióng nói về việc xin mẹ đi đánh giặc .
Điều này ca ngợi và nói lên :
- Ý chí đánh giặc cứu nước
- Đáp ứng nhiệm vụ giúp nhân dân chống giặc ngoại xâm .
- Tình yêu nước của Gióng
- Giúp nhân dân có được cuộc sống bình yên
- Gióng đã nói lên được tinh thần bảo vệ nước .
Những hình ảnh ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt cho em biết :
- Vũ khí đánh giặc là vũ khí của lòng cam đảm để Gióng cứu nước
- Gióng cũng đánh giặc không nhờ gậy sắt mà nhờ cỏ cây của đất nước .
- Trong câu nói đầu tiên , Gióng nói về việc xin đi đánh giặc
Điều đó ca ngợi và nói lên :
+ Ý chí đánh giặc cứu nước
+ Đáp ứng nhiệm vụ giúp nhân dân chống giặc ngoại xâm
+ Giúp nhân dân có được cuộc sống yên bình
+ Gióng đã nói lên được tinh thần bảo vệ nước
Những hình ảnh ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt cho em biết rằng :
+ Vũ khí đánh giặc là vũ khí của lòng can đảm để Gióng cứu nước
+ Gióng cũng đánh giặc nhưng không nhờ cây gậy mà nhờ cây tre của đất nước
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
Thân bài:
a)Tả hỉnh dáng:
- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?
(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)
- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhãn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...
- Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
+ Mái lóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
+ Đôi mắt bà còn rất sáng.
+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.
b)Tả tính tình:
- Những thói quen và sở thích cùa bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...
(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi ghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).
Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.
Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.
Mở bài: Trong gia đình, mẹ là người gần gũi em nhất.
Thân bài:
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở. thường buộc lóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
-giống
+ đều thuộc phương thức tự sự tái hiện lại bức tranh đời sống bằng cách kể là chính
+có lời kể
- khác
+truyện:phần lớn dựa vào sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả nên không cần đúng trong thực tế.
có cốt truyện,có nhân vật
+kí:kể lại những gì có thực,đã xảy ra
thường không có cốt truyện,có khi còn không có cả nhân vật
Biện pháp nghệ thuật: so sánh
Cảm nhận chung:
+) Tuổi thơ của mỗi con người gắn liền với con diều,với con đường làng,...
+) Hình ảnh của con đò, quê hương yêu dấu gắn liền với những hoại niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thả trên cáh đồng từng mang đấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc”gợi tả cánh diều tuyện đẹp.
+)Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng.
+) Những kỉ niệm với hình ảnh giản dị quen thuộc của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Qua đó, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ va sâu sắc
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: so sánh, điệp ngữ.
- “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là một bài thơ độc đáo, sáng tạo được nhiều hình ảnh đẹp, gợi liên tưởng phong phú, sâu sắc về quê hương …
- Tác giả chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình dị, nên thơ để so sánh với quê hương “cánh diều biếc”, “con đò nhỏ”… Bằng các biện pháp tu từ và những hình ảnh gợi tả, gợi cảm nhà thơ đã diễn tả một cách cụ thể hình tượng gương mặt tâm hồn quê hương trong tiềm thức và trái tim mỗi người là những gì thân yêu, gắn bó nhất: các tính từ “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm” gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp, âm điệu thơ du dương, dịu nhẹ, lan tỏa đưa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy kỷ niệm của tuổi thơ lắng đọng vào hồn người …
- Mở rộng về đề tài quê hương, liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.
Gợi ý: Các cụm từ có phó từ: đã đến; không còn ngửi thấy; đã cởi bỏ hết; đều lấm tấm màu xanh;đương trổ lá lại sắp buông toả ra; cũng sắp có nụ; đã về; cũng sắp về; đã xâu được sợi chỉ.
Mở bài: - Giới thiệu cảnh định tả:Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn giông vừa dứt. - Cảm xúc chung của em về cảnh đó.
Thân bài: - Thời gian:Ngày khép lại, đêm mở ra
- Không gian:cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và dần mở ra để rồi đắm mình dưới trăng.
Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng.
Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc.
Cần sử dụng một số biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng.
Kết bài: Cảm xúc của em về cảnh
Yoshikawa Saeko Cóp trên mạng nè, cái này tui xem rồi