Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình nghĩ khó mà có người giải hết chỗ bài tập đấy của bạn, nhiều quá
3/ (Bạn tự vẽ hình giùm)
a/ \(\Delta ABC\)và \(\Delta ADC\)có:
\(\widehat{BAC}=\widehat{ACD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
Cạnh AC chung
\(\widehat{CAD}=\widehat{ACB}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\)(g. c. g)
=> AD = BC (hai cạnh tương ứng)
và AB = DC (hai cạnh tương ứng)
b/ Ta có AD = BC (cm câu a)
và \(AN=\frac{1}{2}AD\)(N là trung điểm AD)
và \(MC=\frac{1}{2}BC\)(M là trung điểm BC)
=> AN = MC
Chứng minh tương tự, ta cũng có: BM = ND
\(\Delta AMB\)và \(\Delta CND\)có:
BM = ND (cmt)
\(\widehat{ABM}=\widehat{NDC}\)(AB // CD; ở vị trí so le trong)
AB = CD (\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\Delta AMB\)= \(\Delta CND\)(c. g. c)
=> \(\widehat{BAM}=\widehat{NCD}\)(hai góc tương ứng)
và \(\widehat{BAC}=\widehat{ACN}\)(\(\Delta ABC\)= \(\Delta ADC\))
=> \(\widehat{BAC}-\widehat{BAM}=\widehat{ACN}-\widehat{NCD}\)
=> \(\widehat{MAC}=\widehat{ACN}\)(1)
Chứng minh tương tự, ta cũng có \(\widehat{AMC}=\widehat{ANC}\)(2)
và AN = MC (cmt) (3)
=> \(\Delta MAC=\Delta NAC\)(g, c. g)
=> AM = CN (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
c/ \(\Delta AOB\)và \(\Delta COD\)có:
\(\widehat{BAO}=\widehat{OCD}\)(AB // DC; ở vị trí so le trong)
AB = CD (cm câu a)
\(\widehat{ABO}=\widehat{ODC}\)(AD // BC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta AOB\)= \(\Delta COD\)(g. c. g)
=> OA = OC (hai cạnh tương ứng)
và OB = OD (hai cạnh tương ứng)
d/ \(\Delta ONA\)và \(\Delta MOC\)có:
\(\widehat{AON}=\widehat{MOC}\)(đối đỉnh)
OA = OC (O là trung điểm AC)
\(\widehat{OAN}=\widehat{OCM}\)(AM // NC; ở vị trí so le trong)
=> \(\Delta ONA\)= \(\Delta MOC\)(g. c. g)
=> ON = OM (hai cạnh tương ứng)
=> O là trung điểm MN
=> M, O, N thẳng hàng (đpcm)
a, Gọi giao điểm của BH với AE là I
Xét △ABH vuông tại A và △EBH vuông tại E
Có: AB = EB (gt)
BH là cạnh chung
=> △ABH = △EBH (ch-cgv)
Cách 1: (nếu ktra 1 tiết hoặc học kỳ)
=> ∠BAH = ∠EBH (2 góc tương ứng)
Xét △ABI và △EBI
Có: AB = EB (gt)
∠ABI = ∠EBI (cmt)
BI là cạnh chung
=> △ABI = △EBI (c.g.c)
=> AI = EI (2 cạnh tương ứng)
và ∠AIB = ∠EIB (2 góc tương ứng)
Mà ∠AIB + ∠EIB = 180o (2 góc kề bù)
=> ∠AIB = ∠EIB = 180o : 2 = 90o
Mà AI = EI (cmt)
=> BI là đường trung trực AE
=> BH là đường trung trực AE
Cách 2: (chỉ dùng cho học kỳ, không dùng cho 1 tiết, làm cho nhanh, ngắn)
Làm tiếp tục đến => △ABH = △EBH (ch-cgv)
=> AH = HE (2 cạnh tương ứng)
=> H thuộc đường trung trực của AE
Vì AB = BE (gt)
=> B thuộc đường trung trực AE
=> HB là đường trung trực của AE
b, Xét △HEC vuông tại H có: HC > HE (quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc)
=> HC > AH (AH = HE <= △ABH = △EBH)
c, Xét △ABC và △ADC cùng vuông tại A
Có: AC là cạnh chung
AB = AD (gt)
=> △ABC = △ADC (2cgv)
=> ∠ACB = ∠ACD (2 góc tương ứng) (1)
Xét △BDE vuông tại E và △BCA vuông tại A
Có: ∠ABC là góc chung
BE = BA (gt)
=> △BDE = △BCA (cgv-gnk)
=> ∠BDE = ∠BCA (2 góc tương ứng)
Mà ∠ACB = ∠ACD (cmt)
=> ∠BDE = ∠ACD (2)
Xét △ADH vuông tại A và △ECH vuông tại E
Có: AH = EH (cmt)
∠AHD = ∠EHC (2 góc đối đỉnh)
=> △ADH = △ECH (cgv-gnk)
=> DH = HC (2 cạnh tương ứng)
=> △HCD cân tại H
=> ∠HDC = ∠HCD (3)
Từ (1), (2), (3) => ∠HDC = ∠BDE
=> DH là phân giác BDC
d, Sai đề