K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2017

Viết về mùa thu, thi sĩ từ cổ chí kim đã dùng bao hình ảnh tuyệt đẹp, từ ngô đồng nhất diệp lạc đến cúc vàng lưng giậu, từ non phơi bóng vàng đến trăng sáng như gương, …Thế mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại cảm nhận mùa thu theo một cách riêng qua hình ảnh hoa cau giản dị:

Nửa đêm nghe ếch học bài,

Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây.

Nghe trời trở gió heo may,

Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.

(Hoa cau)

Những cánh hoa cau trắng muốt mong manh rụng đầy vại nước làng quê phải chăng là “hoa cau cuộc đời” hoá thân thành “hoa cau nghệ thuật” trong thế giới thơ phong phú, giàu tưởng tượng bay bổng của nhà thơ tí hon dễ yêu, dễ mến? “Hoa cau” thoang thoảng thơm mãi con đường thi ca trải rộng, quấn quýt êm đềm trong trái tim những người yêu thơ.

Những ai từng sống ở làng quê ngày xưa mà chưa từng ngủ quên với bạn ở sân đình bị bố mẹ cho ăn roi, trẻ con ngày ấy nghịch như quỷ sứ và hồn nhiên như hoa lá; ban đêm dành cho tuổi thơ vui chơi, giải trí. Sân đình là nơi hình thành tình yêu quê hương làng xóm của chúng, vì thế ngày xưa làng quê in đâm trong tâm hồn trẻ thơ. Nghĩa là tình bạn, tình yêu quê hương được hình thành một cách tự nhiên và rất sớm.
Nó không chỉ tác động đến trẻ thơ mà còn tác động đến cả người lớn; không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ. Bởi vì thơ Khoa đã khiến người lớn bâng khuâng, nhớ tới một thời của tuổi thơ, một thời hồn nhiên, một thời làng quê, một thời sống chung vói chúng bạn...nghịch ngượm vui đùa, hết sức vô tư. Thơ Khoa là thơ của tuổi thơ, tuổi thơ đồng quê, mà đặc sắc của thơ Khoa bắt đầu từ chỗ này, chính tuổi thơ đồng quê đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao, bay xa. Đậm đặc chất đồng quê là đặc trưng của thơ Khoa. Ở đây chúng ta nhớ bài: " Hương cau", " Chớm thu":
Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo mây
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau...
Nghe tiếng ếch kêu mà liên tưởng đến chuyện học bài chắc chắn đó là dấu ấn của hồn thơ trẻ thơ đồng quê. Bắt được chiếc cầu nối giữa tiếng ê a trẻ em học bài với tiếng ếch kêu, không đơn giản chỉ là sự quan sát bằng tay, bằng mắt, đây rõ ràng là sự quan sát bằng cả tấm lòng, cả hồn người. Dường như cái ranh giới giữa con người và thế giới tự nhiên bị nhòe đi, hòa đồng, nhập lại...
Bốn câu thơ còn gợi ra không khí đặc trưng của vùng đồng bằng nông thôn Bắc Bộ. Nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa, những ngày chuyển mùa của vùng nông thôn Bắc Bộ; nghe trong thơ như thấy tiếng co ro của trẻ con cần thêm một tấm áo, muốn thêm một chút lửa, muốn xích lại gần nhau. Nghe trong thơ thoáng một chút xao xác hơi buồn và vắng vẻ.( Chắc là trời chớm lạnh nên không được vui đùa chạy nhảy.)

24 tháng 7 2017

Năm nay mình lớp 9 nên cũng gần quên hết rồi.
Bạn có thể tham khảo của mình hay trên mạng cũng có rất nhiều tài liệu

31 tháng 10 2023

Đọc bài thơ "Thả diều", em cảm thấy mình như được sống lại với những hồi ức tuổi thơ tươi đẹp. Đó là khoảng thời gian vô lo vô nghĩ có thể thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới cùng bạn bè chơi những trò chơi thân thuộc như "Thả Diều". Qua bài thơ trên, em còn cảm nhận được tình cảm sâu sắc của tác giả Trần Đăng Khoa đối với quê hương đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, em được tri nhận thông điệp trân trọng những kỉ niệm tốt đẹp của tuổi thơ và yêu quý, trân trọng vẻ đẹp quê hương của mình hơn.

31 tháng 10 2023

* Mở bài:

- Những nét khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa và bài thơ Thả diều

- Dẫn vào đề: Bài thơ Thả diều nổi bật là nhờ những tình cảm đầy ấm áp và thân thuộc của tuổi thơ

* Thân bài:

- Khái quát nội dung bài tho Thả diều

- Cảm nhận về tình cảm của tác giả qua từng câu thơ

- Đánh giá về tài năng của tác giả và ý nghĩ trong thơ Trần Đăng Khoa

* Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và tài năng tác giả

- Suy nghĩ riêng của bản thân về tác phẩm và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm

- Cách cảm nhận của Thạch Lam về Cốm :

+ Thạch Lam đã thể hiện cái nhìn chính xác và tinh tế khi viết những dòng trên đây. Cốm thực sự là thứ quà vô cùng độc đáo. Đó là thứ vật phẩm được kết tinh bởi thiên thời, địa lợi, nhân hòa: đất đai tươi tốt, khi hậu thuận lợi, con người chăm chỉ cần cù và tinh tế.

+ Trong văn bản "Cốm", nhà văn cũng tỉ mỉ kể về quá trình để có được những hạt cốm thơm ngon. Cốm là một lễ phẩm mà cánh đồng mênh mông, dân dã, bát ngát gió hồn nhiên và lung linh nắng vô tư dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường, nó trở thành một món quà trong phong tục người Việt, trở thanh nét văn hóa độc đáo, nhất là với phong tục sêu tết trong hôn nhân, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

- Cách cảm nhận của Trần Đăng Khoa về hạt gạo trong khổ trên :

Là cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả , Gian khổ của những người mẹ những người nông dân , để làm ra những hạt gạo đấy nuôi tác giả lớn lên , làm cho tác giả càng yêu thương mẹ biết bao nhiêu . Làm thêm trân trọng những hạt gạo do chính tay mồ hôi công sức của mẹ và những người nông dân.

Sau đây là phần làm bài của mình:

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm: 

                                           “Khi đang là hạt

                                                  …

                                           Bắt đầu bập bẹ.”

 

          Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. 

           Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:

“Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

    Góp xanh đất trời.”

      Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”. 

     

 
29 tháng 1 2021

Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

   Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

      nguồn là ở trên mạng,bn có thể tra mạng để tham khảo nhé!!!

13 tháng 10 2021

.  .  .uhhh

13 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch nghĩa:

“Sông núi nước Nam vua nam ở
Rành rành định phận tại sách trời”

Hai câu thơ trên đã khẳng định chủ quyền dân tộc là điều thiêng liêng hơn cả và điều này đã được quy định tại sách trời, là thứ mà không một dân tộc, thế lực nào được chà đạp, được phép tước đoạt của dân tộc khác. Trong câu thơ tác giả đã khéo léo sử dụng hình ảnh hoán dụ "vua Nam ở" để đại diện cho toàn bộ dân tộc ta đã sinh sống ở nước Nam từ ngàn đời nay và đó là sự thật rành rành không thể phủ nhận. Và hai từ "tiệt nhiên" càng khẳng định rõ hơn điều này. Chủ quyền dân tộc ta là bất di bất dịch không thể thay đổi, là điều hiển nhiên, là cái đương nhiên vốn đã được quy định tại "thiên thư" nơi tập trung tri thức của trời đất. Hai câu thơ không chỉ khẳng định sự thật đanh thép về chủ quyền dân tộc mà còn thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.

Chủ quyền đất nước vô cùng thiêng liêng và cao cả vì vậy đó là điều mà con dân nước Nam không thể để mất. Thật vậy ở hai câu sau tác giả đã khẳng định quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Dịch nghĩa:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Mỗi dân tộc đều có quyền tự do, đều có quyền được bình đẳng vậy tại sao lại có những kẻ muốn lăm le xâm lược, đẩy dân tộc khác vào đường cùng. Và cụm từ "thủ bại hư" đã khẳng định rằng những kẻ với lòng tham vô đáy, độc địa thâm hiểm như thế sẽ bị trừng trị thích đáng, và kết cục cho những kẻ coi thường đạo lí, đi ngược lại với chính nghĩa sẽ vô cùng thê thảm. Hai câu thơ trên vừa là lời cảnh cáo sâu sắc dành cho lũ giặc xâm lược, những kẻ muốn chà đạp lên hạnh phúc, tự do của người khác vừa thể hiện quyết tâm đoàn kết đánh giặc của dân tộc thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước.

 

"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta.

26 tháng 9 2023

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

26 tháng 9 2023

Khi đọc đoạn đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, cảm xúc của em vừa mơ hồ lại vừa phấn khởi như hòa vào không gian thu vắng vẻ và thơ mộng. Hiện vật là hơi ổi phả vào trong giỏ xe đã làm cho em nhận ra rằng mùa thu đã đến. Hơi ổi tượng trưng cho một nguồn cảm hứng mới, mang theo những ấm áp và thơm ngát của một mùa thu tuyệt đẹp. Em có cảm giác như sương mờ mịt chùng chình bay qua những ngõ đường, mang theo cái lạnh nhẹ của mùa thu, tạo ra một không khí ấm áp và nhẹ nhàng. Em cảm nhận được rằng mùa thu đã về, mang theo một nét đẹp và tình cảm như chưa từng có trước đây. Cảm xúc của em đối với bài thơ này là hạnh phúc và thư thái, và nó khiến em mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn về vẻ đẹp của mùa thu trong toàn bộ tác phẩm.