Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Mở bài kiểu gián tiếp:
Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kì Cùng. Bắc Cạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn Quảng Ngãi có núi Thiên Ấn trầm tư bên dòng sông Trà Khúc. Núi Thiên Ấn đã cùng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.
– Kết bài kiểu mở rộng:
Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những tòa nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.
(Bạn thay vào cảnh đẹp của TP.HCM)
1.Nếu có ai hỏi em:Em thấy ai đàng yêu nhất?thì em sẽ ko chút ngần ngại trả lời:Đò là bé Bông
2.người mà chúng ta yêu nhất , người mà nuôi chúng ta khôn lớn,người mà phải khổ sở với chúng ta. Đối với tôi, mãi mãi là mẹ
3.kb ko mo rong:
em rất yêu mẹ.
kb mo rong:
Đói với em , luôn là người phụ nữ tuyệt vời nhất.Em rất yêu mẹ
Đề 1:
Trong nhà tôi có rất nhiều người đang yêu và dễ thương . Nhưng tôi yêu nhất là bông. Bong là đứa em gái nhỏ dễ thương mà tôi cung nhất .
Đề 2:
''Nhung ngoi sao thuc ngoai kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Dem nay con ngu giac tron
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời''
Mẹ là người mang nặng đẻ đau sinh ra ta và có công nuôi ta khôn lớn. Và đối với tôi, mẹ còn là người đồng hành với tôi trong cuộc sống.
đề 3;
Mo rong :
Tôi hứa sau này sẽ học thật giỏi để mẹ được vui lòng. Tôi yêu mẹ nhiều lắm!
Không mở rộng:
Tôi rất yêu mẹ.
Neu khong hay thi minh in loi nha
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Lớp 5B của em có ba mươi bảy bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Phương.
Phương năm nay vừa tròn mười một tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Phương thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.
Phương luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Phương rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Tiếng Anh. Trong lớp, Phương luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Phương hay giơ tay phát biểu ý kiến. Phương được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Phương đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Phương muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Phương không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Phương thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.
Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Phương đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Phương là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Phương.
Ôi ! Làm sao mà quên được nơi đây chứ? Một nơi mà em được học, được vui chơi, được quen nhiều bạn bè và nhân được rất nhiều sự yêu thương của thầy cô. Nơi đây đã cho em biết thế nào là yêu thương, là cuộc sống và cho em lớn khôn nên thành người, chính nơi ấy - ngôi trường thân yêu - , một ngôi trường có bề dày lịch sử và những truyền thống mà từ chính mỗi thầy cô, mỗi học sinh trong trường đã xây đắp nên. Ngôi trường này, hình bóng này sẽ gìn giữ mãi trong trái tim, lòng biết ơn của chính em và những thế hệ người đã từng là học sinh ở đây. Nơi đã từng ghi dấu nhiều kỉ niệm - vui, buồn của chúng em; vẫn mãi trong kí ức này, một ngôi trường đã cho em những điều mà em cần phải biết - ngôi trường thân yêu
"Ve ve! Ve ve…" Bản nhạc mùa hè của những chú ve đã ngân lên rộn rã. Ở một góc sân trường, phượng vĩ thắp đèn đỏ rực trên những tán lá xanh như báo hiệu một mùa chia tay sắp đến…
Có cái gì nghèn nghẹn nơi lồng ngực không thể nói ra bằng lời. Thời gian sao trôi nhanh quá! Ngày mới bước vào trường THCS mang tên vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, chúng em còn là những cô cậu học trò nhỏ bé với bao điều bỡ ngỡ, mới lạ. Khi đó, như những chú chim non từ khắp nơi bay về tụ hội tại ngôi trường này, chúng em còn rụt rè, ngơ ngác trong ngày khai giảng đầu tiên giữa ngôi trường rộng lớn, xa lạ, nhưng cũng chính ngày đầu tiên đó, ánh mắt trìu mến của thầy cô làm cảm giác gần gũi, ấm áp chợt dấy lên trong lòng chúng em.
Lặng lẽ như những dòng sông đem phù sa bồi đắp cho cuộc đời, nghiêm khắc mà bao dung vị tha, thầy cô dạy cho những tâm hồn thơ ngây, non nớt của chúng em bài học làm người “ Tiên học lễ, hậu học văn”, cho chúng em cơ hội tự sửa đổi mình để trở thành con ngoan trò giỏi, thầy cô đã chắp cánh cho chúng em bay vào bầu trời tri thức. 5 năm đã đi qua, chúng em thấy mình lớn lên từng ngày. Công lao của thầy cô, em luôn tạc dạ ghi tâm.
Em biết mình không thể báo đáp hết công ơn cao cả ấy, nên tự nhủ với lòng phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới. Đó là đóa hoa đẹp nhất mà chúng em dành tặng thầy cô. Ve ơi đừng kêu nữa! Đừng ngân lên khúc nhạc du dương đẫm buồn ấy nữa! Bởi lẽ, khi khúc nhạc ấy vang lên thì cũng là lúc giây phút chia tay đã đến.
Thầy cô ơi! Giờ đây, chúng em phải xa thầy cô thật rồi. Không còn nghe giọng ấm áp của thầy, lời thiết tha, trìu mến của cô mỗi lúc giảng bài. Mặc dù vậy, chúng em sẽ không bao giờ quên công lao thầy cô. Và em xin hứa sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy cô bao năm qua đã dày công dạy dỗ. Em xin chúc thầy cô sẽ luôn mạnh khỏe, sẽ mãi là người soi sáng con đường ước mơ và hoài bão cho những thế hệ đàn em sau này.
Bn tham khảo bài này nhá
Tk mh nha , mơn nhìu !!!
~ HOK TỐT ~
Một buổi sáng đẹp trời nữa lại về trên quê hương em. Mang đến một vẻ đẹp thanh tân và rạng ngời trên khắp nẻo đường. Và nơi đẹp nhất, chính là cánh đồng lúa ở đầu làng.
Đó là một buổi sáng mùa hè, mới 6 giờ sáng mà trời đã rõ ràng. Bầu trời cao và trong xanh, khắp quãng đồng không một gợn mây. Màu thiên thanh nhàn nhạt ấy, rộng và bao dung như một dòng sông đang chảy ngược lên trời. Từ phương xa, ông mặt trời ngất ngưởng nhô lên, chiếu những mảng sáng dịu nhẹ xuống cánh đồng lúa mênh mông ở phía dưới. Lúa lúc này đương thì con gái, tươi tốt và xanh nõn nã. Cái màu xanh non trẻ và mơn mởn ấy như thêm ngọt ngào hơn dưới ánh sáng buổi mai hồng. Trên từng cành lúa, vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm, long lanh như hạt ngọc quý. Nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một tấm thảm lớn. Bởi lối đi giữa các thửa đã bị lúa mọc lấn ra, nghiêng mình che đi hết. Và mỗi khi gió thổi qua, chúng lại chao đảo, lại va vào nhau như những cô bé, cậu bé tụm năm tụm bảy vui đùa. Thế là cả cảnh đồng như vùng biển xanh, sóng nước dập dềnh. Theo làn gió ấy, ta dễ dàng ngửi được mùi thơm bùi, nồng nàn của bông lúa còn vương mùi sữa, chưa già. Quyện trong đó, là mùi ngọt mát của sương đêm, mùi ngai ngái của lớp đất ẩm ướt dưới ruộng, mùi chan chát của lớp cỏ dại ven lối đi xuống ruộng. Tất cả hòa vào nhau, tạo nên một mùi hương đặc trưng khó tả của buổi sáng sớm. Cũng chính cơn gió ấy, làm cho người ta khoan khoái, dễ chịu bởi sự mát lạnh mà nó mang đến. Đó không phải cái mát lạnh tê buốt của mùa đông, mà là cái mát lạnh dễ chịu, khiến người ta run lên vì thích thú. Thỉnh thoảng, lại vang lên tiếng chim hót lảnh lót, vang lên từ những tán lá vòm cây, rồi nhanh chóng chìm khuất trong tiếng xì xào của ruộng lúa. Lác đác đằng xa, là những cô, những bác, những bà ra thăm lúa buổi sớm. Trên gương mặt ai cũng là sự vui tươi, hạnh phúc. Nhìn cánh đồng lúa tươi non, bừng bừng sức sống dưới ánh mai của ngày mới, họ tràn trề hi vọng về ngày mai đây, đồng lúa sẽ chín vàng và bội thu.
Những hình ảnh về cánh đồng lúa buổi sớm mai ấy, đến nay em vẫn còn nhớ rõ. Không phải vì nó tráng lệ, vì nó hùng vĩ, mà bởi vì đó là quê hương em. Là nơi mà dù có bao lâu nữa, cũng mãi là nơi tuyệt vời nhất để trở về.
Hôm nay, mấy anh chị bạn của anh tôi rủ nhau đi ra ngoại thành chơi. Họ hẹn nhau đi thật sớm để có thể ngắm cánh đồng mùa chín rộ trước lúc mặt trời lên. Tôi được anh đưa đi theo.
Ra khỏi nội thành, khi xe còn chạy giữa những dãy nhà che khuất tầm nhìn, trong làn gió se se lạnh của buổi sớm, không khí đã thoang thoảng một mùi thơm lạ lùng không giống cái không khí quen thuộc đầy mùi dầu, mùi khói nồng khét của đường phố. Một người bạn của anh tôi vốn ở miệt vườn miền Tây lên theo gia đình đã mấy năm nay, thốt lên:
- Trời ơi! Thơm quá! Đúng là mùi lúa chín.
Trước mắt chúng tôi, cánh đồng ngoại thành trải ra mênh mông, im lìm như còn tận hưởng giấc ngủ thanh bình của buổi sớm. Chúng tôi dừng xe, lặng lẽ ra ngoài, ngồi xuống vệ đường. Trong ánh sáng còn mờ mờ, trăng trắng, tôi chưa nhìn rõ được cánh đồng. Chỉ thấy một mặt phẳng với những gợn sóng nhỏ. Những làn gió nhẹ thoảng đưa, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Thỉnh thoảng, một con chim nhỏ bay vụt lên từ một thửa ruộng rất gần. Có lẽ, đó là con chim mải ăn đã ngủ lại qua đêm trong các bụi lúa. Những tia sáng đầu tiên của ánh bình minh phớt nhẹ đây đó trên những thửa ruộng còn chìm trong một màn sương bàng bạc. Tuy vậy, tôi cũng nhận ra những gợn sóng màu vàng đuổi nhau trên cái biển lúa tưởng như vô tận kia do những làn gió nhẹ tạo ra. Cánh đồng như đang chuyển động. Những con chim đêm đang bay vù ra khỏi những đám lúa, chao liệng trên không trung chào đón một ngày nắng đẹp.
Mặt trời lên hẳn trên các rặng cây xanh ở ngoại thành, tỏa ánh nắng chói chang xuống biển lúa, biến màu vàng sậm của cánh đồng thành màu vàng tươi. Bước xuống bờ ruộng, cầm trong tay một bông lúa nặng hạt, chín đều. Tôi liên tưởng tới câu ca dao trong một bài học:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày mai cơm vàng.
Trời mỗi lúc một nắng, gió cùng thổi mạnh hơn. Cả cánh đồng như rung lên bởi những đợt sóng lúa đang thi nhau chạy "tiếp sức", ở đằng kia, một đoàn người chừng dăm bảy cô chú, tay liềm tay hái dàn thành một hàng ngang đang thu hoạch lúa. Cạnh đấy là một chiếc máy tuốt lúa màu xanh đang ầm ầm nhả khói và phun mạnh từng luồng rơm thành một dòng chảy cầu vồng, chất thành một đống lớn. Có lẽ đây là thửa ruộng đầu tiên được gặt hái. Chừng vài ngày nữa thôi, có thề cánh đồng sẽ bắt đầu vào vụ thu hoạch. Lúc đó, chắc sẽ tấp nập rộn ràng lắm.
Từ trên bụi tre cuối làng vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy cất lên giọng trầm trầm như gần, như xa. Thoảng trong gió mùi hương của lúa mỗi lúc một đậm hơn. Thứ hương gợi nhớ những bếp lửa và nồi cơm ngon vừa chín tới. Tôi muốn nán lại thêm vài phút nữa nhưng xe đã nổ máy. Bước nhanh vào ghế ngồi, mắt vẫn đăm đăm nhìn cánh đồng qua cửa kính trong. Chiếc xe bon nhanh, trở lại nội thành, thả lại đằng sau những làn khói xanh nhạt, mờ dần, tan biến vào khoảng không.
Và giờ này, trong tôi dường như hương vị của đồng nội, của hương lúa chín vẫn không tan biến mà đọng lại như một kỉ niệm đẹp về một buổi sáng mai hồng được ngắm biển lúa vàng ven thành nội.
1.VIẾT 1 BÀI VĂN TẢ ÔNG HOẶC BÀ .
BÀI LÀM
Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.
Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.
Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.
1.hãy viết 1 bài văn tả ông hoặc bà.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
2.hãy viết 1 bài văn tả người già
Cả thời thơ ấu, em sống gần bên bà ngoại. Được bà chắt chiu nuông chiều, nên hơn ai hết, em kính yêu ngoại vô cùng.
Ngoại em, năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi. Vóc người cao cao. Tuy lưng hơi còng nhưng bà vẫn đi lại bình thường. Tóc ngoại em đã rụng nhiều, lơ thơ phần tráng hơn phần đen. Bà thường ăn trầu nên môi lúc nào cũng thắm đỏ. Mắt bà không sáng lắm, nhưng khi đeo kính, bà vẫn vá được cho em những lỗ áo do đùa giỡn với bạn bè bị rách. Đôi tay bà nổi gân xanh, da nhăn lại và trổ đầy những hạt đồi mồi nho nhỏ đen.
Suốt ngày, chẳng lúc nào em thấy ngoại chịu ngồi không. Hết giúp mẹ làm công việc lặt vặt trong nhà, bà lại nhổ cỏ, nên quanh vườn nhà luôn sạch bóng.
Mỗi khi em làm điều gì lầm lỗi bị ba mẹ rầy, bà đều cười hiền lành bảo:
- Trẻ con, nó mới thế.
Được nước, em sà vào lòng bà nũng nịu. Bà vuốt ve khuyên nhủ em phải ngoan ngoãn. Những lúc ấy, em thấy sung sướng dưới che chở của ngoại. Thường tối đến, em hay nằm kề bên để nghe ngoại kể chuyện. Giọng bà chậm rãi hiền hậu như bà tiên trong cổ tích và thoang thoảng hương trầu cau khiến bây giờ, mỗi khi nghe mùi ấy là em cảm thấy ấm áp và nhớ bà ngay.
Ước gì ngoại em cứ sống mãi bên em thì còn hạnh phúc nào hơn?
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.
đây nha bn nó hơi dài
1. Tả mẹ
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra chuyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
2. Tả bạn
Lớp em học có tất cả ba mươi bạn, mười tám bạn nữ và mười hai bạn nam, mỗi bạn một vẻ một tính cách, bạn nào cũng rất tốt bụng và hòa đồng, dễ mến. Nhưng trong tất cả các bạn, em ấn tượng và rất quý bạn Thanh, bạn ngồi cùng bàn với em.
Bạn có dáng người cao, hơi mập đặc biệt bạn có làn da trắng hồng rất dễ thương. Thanh có khuôn mặt tròn, chiếc mũi cao, đôi mắt đen lay láy cong vút như lá liễu, đôi lông mày thanh tú nhiều lúc nhíu lại khi cảm thấy không bằng lòng truyện gì. Chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng bóng đều như hạt bắp và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi có truyện vui.
Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi má lúm đồng tiền, mỗi khi bạn cười má lúm đồng tiền xuất hiện trông bạn thật duyên dáng. Thanh có mái tóc dài đến ngang vai, đen mượt, hơi xoăn luôn được buộc cao trông rất gọn gàng. Thanh rất giản dị và hòa đồng nên rất được nhiều bạn quý mến, các bạn trong lớp đặt cho Thanh cái tên nghe thật dễ thương đó là “Thanh béo”, cái tên này xuất hiện chỉ đơn giản là vì bạn mập nhất trong các bạn nữ lớp em. Ngồi gần bạn nên em biết bạn rất chăm chỉ học tập, các thầy cô giáo có giao bài tập về nhà bạn làm rất đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài.
Không chỉ có các bạn cùng lớp quý mến, bạn còn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng và giao cho làm lớp trưởng để giúp cô quản lớp. Mặc dù làm lớp trưởng và được cô giáo tin cậy nhưng bạn không những không kiêu căng mà còn tỏ ra rất hòa đồng, luôn thân thiện với các bạn trong lớp và giúp đỡ những bạn có học lực kém hơn. Lớp có bạn nào bị ốm không đi học được, Thanh cùng các bạn trong lớp đến thăm và hướng dẫn lại bài cô giáo giảng trên lớp để bạn hiểu.
Thanh luôn thực hiện rất tốt vai trò của một người lớp trưởng. Không những thế, bạn còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường của lớp, bạn hát rất hay và đã đạt giải tiếng hát học sinh cấp trường. Nhà em ở gần nhà bạn nên biết ngoài việc học tập ở trường, bạn còn dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Cuối năm học bạn luôn được nhận giấy khen và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì những thành tích học tập xuất sắc của bạn.
Không chỉ có em mà các bạn trong lớp cũng rất yêu quý Thanh không chỉ bởi đức tính giản dị, siêng năng cần cù mà còn thật sự khâm phục những thành tích học tập mà Thanh đạt được. Bạn xứng đáng là tấm gương sang để các bạn khác học tập và noi theo.
Ngay khi đọc đề bài của đề văn tả người thân trong gia đình, hình ảnh mẹ đã xuất hiện ngay trong tâm trí em. Trong gia đình em, mẹ là người em gần gũi và yêu quý nhất.
Bố đi làm xa nhà đến cả nửa năm mới về một lần, ở nhà chỉ có em và mẹ. Mẹ em năm nay đã ba mươi sáu tuổi rồi, vì vất vả và chăm lo cho em mà mọi người thường nhầm tưởng rằng mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi. Có nhiều khi em ngồi nhìn ngắm khuôn mặt mẹ thật lâu, trên gò má mẹ có những đốm nám, những nếp nhăn ở khóe mắt khi mẹ cười và cả quầng thâm dưới mi mắt. Ấy thế nhưng chỉ cần mẹ cười tươi lên là trông mẹ lại trở về độ tuổi các cô gái đôi mươi.
Nụ cười của mẹ có răng khểnh và má lúm rất rạng rỡ, xua tan hết mọi ưu phiền và lo lắng của em. Dáng người mẹ nhỏ nhắn, hơi gầy, mỗi lần nắm bàn tay của mẹ em lại giật mình sao tay mẹ ngày càng chai sần và thô ráp như vậy. Đó chính là vì công việc đồng áng, phụ hồ và rồi lại may vá quần áo. Mẹ em tuy nhỏ người nhưng có sức khỏe dẻo dai, mẹ làm mọi việc để có thể kiếm tiền. Chẳng bao giờ mẹ than phiền mệt nhọc hay vất vả, ngược lại luôn tươi cười, lạc quan và động viên em phải chăm chỉ học tập. Mỗi ngày mẹ đều dậy từ rất sớm, chăn gà chăn lợn rồi lại đi chợ, xong xuôi mẹ mặc bộ quần áo lao động, đội chiếc nón cũ rồi lại tiếp tục đi làm.
Mẹ em, một người nông dân chân lấm tay bùn nhưng lại rất vĩ đại. Đối với em, mẹ là người tuyệt vời nhất, em sẽ dành cả đời này để nghe lời, quan tâm và chăm sóc cho mẹ, không để mẹ phải buồn lòng vì em
Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ở Hà Nội không có quá nhiều sông như các miền phía Nam. Con sông nổi bật nhất của Hà Nội chính là sông Hồng, con sông hàng năm bồi đắp một lượng phù sa lớn cho đất canh tác tại Hà Nội.
Thượng lưu sông hồng bắt nguồn từ phía Trung Quốc xa xôi, trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển đất nước, sông Hồng như là chứng nhân lịch sử, người bạn đồng hành của người dân nơi đây. Do con sông này có màu nước đỏ nặng của phù sa nên mới được đặt cho cái tên là sông Hồng. Lòng sông Hồng rộng và sâu lắm, ngày ngày không biết có bao nhiêu thuyền di chuyển trên sông để mua bán nên con sông lúc nào cũng nhộn nhịp.
Sông Hồng nhìn từ xa có những đường uốn lượn mềm mại như tấm lụa quý giá, nó ôm ấp những cánh đồng, lũy tre làng. Từng con sóng gợn lăn tăn lăn tăn tạo nên khung cảnh thơ mộng riêng của đất Hà Nội.
Sông Hồng nổi bật nhất khi chiều xuống, ánh mặt trời hoàng hôn phản chiếu xuống phía bên kia mặt sông, tĩnh lặng và nhẹ nhàng đến lạ thượng. Dọc bờ sông là những hàng cây trồng chống cho sạt lở, ở phía giữa sông có những chồi đất nhô lên được người dân dùng làm đất canh tác, trồng cây ngắn hạn như chuối, mía,... hoặc cũng có thể là những cây dùng để phục vụ cho gia súc gia cầm trong nhà.
Sông Hồng giống như con người vậy, có lúc trầm lặng phản chiếu hình ảnh làng quê nơi đây, có lúc gồng mình lên với những trận nước lũ cuồn cuộn. Con người nơi đây dường như cũng giống như vậy, có lúc trầm lặng, nhẹ nhàng đến lạ thường, cũng có lúc thì cáu gắt, đôi lúc xấu tính như những dòng nước lũ về suốt ngày đêm.
Nhưng cũng bởi vậy mà người ta đi đâu rồi cũng đều nhớ đến một Hà Nội với con sông Hồng được tạo hóa ban cho như vậy, vẫn nhớ về những con người nơi đây hiền hòa nhưng có đôi lúc vì chịu áp lực mà trở nên xấu tính, cần sự bao dung tha thứ.
Sông Hồng không còn chỉ đơn giản là đại diện hình ảnh cho người dân Hà Nội mà còn là biểu tượng của toàn thể nông dân Việt Nam. Dù có đi đâu đi chẳng nữa, hình ảnh dòng sông vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí của em.