ĐỀ 6

...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 6

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

         Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…

           Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:

“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

          Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

                                                (Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?

          A. Tự sự

          B. Miêu tả

          C. Biểu cảm

          D. Nghị luận

Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?

          A. Lời của hạt lúa thứ nhất

          B. Lời của hạt lúa thứ hai

          C. Lời của người kể chuyện

          D. Lời kể của hai cây lúa

Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

          A. Người nông dân

          B. Cánh đồng

          C. Hai cây lúa

          D. Chất dinh dưỡng

Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại “ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

          A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.

          B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

          C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa

          D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

          A. Thời gian trôi qua

          B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô

          C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng

          D. bị héo khô nơi góc nhà

Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép đẳng lập

          B. Từ ghép chính phụ

          C. Từ láy

          D. Từ láy toàn bộ

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

          A. So sánh

          B. Nhân hóa

          C. Ẩn dụ

          D. Hoán dụ

Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?

          A. Sự hèn nhác, ích kỉ  không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

          B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.

          C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.

          D. ……..

Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?

Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?

           

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

          Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc đoạn thơ sau:

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

          Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999

1
21 tháng 12 2022

\(1.A\)

\(2.C\)

\(3.C\)

\(4.B\)

\(5.A\)

\(6.C\)

\(7.C\)

\(8.A\)

\(10.\) Bài học em rút ra là sống ở đời là phải biết đương đầu với khó khăn thử thách , chỉ có thế mới có thể thành công . Ngược lại nếu chúng ta hèn nhát thì thành công đối với chúng ta sẽ rất xa vời 

10 tháng 5 2021

Qua từng trang sử hào hùng của dân tộc, em hiểu hơn những giá trị của sự hy sinh và trân trọng hoà bình mà chúng em được sống hôm nay. Là một học sinh, em thấy mình cần phải làm những hành động thiết thực để góp phần xây dựng, phát triển đất nước. Cần phải cố gắng học tập, trau dồi tri thức, hoàn thiện kỹ năng sống để sau này trở thành công dân tốt, giúp ích cho cuộc đời. Cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, nghe lời thầy cô, thương yêu bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ. Đó còn là tình yêu quê hương mình, biết giúp đỡ những mảnh đời khó khó, gian nguy. Phát huy lòng yêu nước của dân tộc, em sẽ bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé, phù hợp với khả năng của mình. Em tin rằng mỗi người làm một việc tốt, mỗi người làm một điều hay sẽ góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh và phát triển. Hãy là một công dân yêu nước, biết hy sinh vì lợi ích quốc gia, dân tộc mình.

10 tháng 5 2021

lên mạng tra ch nhanh

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick choCâu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như...
Đọc tiếp

Các bạn lm giúp mik nhé mik sẽ tick cho

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Câu  4.

Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? Nêu ý nghĩa của câu văn đó?

Câu  5:

Văn bản khép lại bởi câu nói động viên đầy lạc quan của người mẹ. Đó là câu văn nào?

Tại sao nhà văn Lý Lan lại gọi thế giới trường học là thế giới kì diệu?

0
II. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư”                                                 (Ngữ văn 7 – Tập 1,  NXB Giáo dục)Câu 1 (1.0 điểm)    a. Nêu nhan đề của bài thơ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ...
Đọc tiếp

II. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

                                                 (Ngữ văn 7 – Tập 1 NXB Giáo dục)

Câu 1 (1.0 điểm)

    a. Nêu nhan đề của bài thơ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?

    b. Nêu nội dung chính của bài thơ?

Câu 2 (1.0 điểm). Từ “xâm phạm”, “thiên thư” trong bài thơ trên là từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ? Giải nghĩa các từ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ này.

Câu 4. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”- Dịch thơ “Chúng mày nhất định phải tan vỡ”. Chỉ ra đại từ trong câu thơ dịch trên. Cho biết vai trò ngữ pháp của đại từ đó trong câu

5
26 tháng 10 2021

Câu 1:

a) Nhan đề chính của bài thơ là Sông núi nc nam ( Nam quốc sơn hà)

b) Thể hiện ý răn đe và cảnh báo đối với quân xâm lược

Câu 2:

- Từ "xâm phạm" và từ "thiên thư" ở trong bài là từ ghép đẳng lập

- Thiên thư: sách trời;Xâm phạm:xâm chiếm

Câu 3:

- Năm 1077 , trong thời kì kháng chiến chống quân Tống

Câu 4:

-Đại từ trong câu trên: "Chúng mày"

-Giữ chức vụ chủ ngữ trong câu

Học tốt và mong bạn k cho mik

tham khảo nhé:

"Sông núi nước Nam"- Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù

nhớ k cho mik 

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

Câu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” a. Phân tích cấu tạo...
Đọc tiếp

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Lm giúp mik vs mik sẽ tick cho

0
7 tháng 12 2021

không được chép mạng

7 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nhé:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

“Trên đường hành quân xa          Dừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổCục...cục tác cục taNghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”                                                                                    (SGK Ngữ văn 7, tập 1)Câu 1.a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?b....
Đọc tiếp

Trên đường hành quân xa

          Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục...cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

 Nghe gọi về tuổi thơ

                                                                                    (SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1.

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn thơ viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính là gì?  

Câu 2 . Trình bày nội dung chính của văn bản chứa đoạn thơ trên.

Câu 3

a. Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó.

b. Câu văn sau đây mắc lỗi gì về sử dụng quan hệ từ? Hãy sửa lại cho đúng.

     Qua khổ thơ đầu tiên đã giới thiệu cho độc giả hoàn cảnh người chiến sĩ bắt gặp âm thanh tiếng gà, từ đó gợi về những kí ức tuổi thơ êm đềm, tươi đẹp.

Giúp mik vs ạ, mik đg cần gấp

5
19 tháng 12 2021

Câu 1 :

Đoạn thơ được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa 

Tác giả là Xuân Quỳnh

Câu 2 :

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

Câu 3 :

Tự nghĩ nhé

BÀI NÀY 

19 tháng 12 2021

Câu 3

– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.

– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ khắc lại ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.

tham khảo!!!!!!

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

 Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.

Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau ví dụ và, với, hay, hoặc, ... 

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

 Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì  với nhau

thành ngữ là loại cụm từ cố định,biểu thị một ỹ nghĩa hoàn chỉnh

Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ...

chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm ,về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,hài hớc,..làm câu văn hấp dẫn và thú vị

30 tháng 10 2021

a) nên --> vì

b) và --> nên

c) vì --> nếu

d) Tuy ... nhưng --> Vì ... nên

e) vì --> mà

g) và --> hay

a) cây bị đổ vì gió thổi mạnh

Chủ ngữ:cây,gió

Vị ngữ bị đổ, thổi mạnh

b) trời mưa nên đường trơn

Chủ ngữ:trời,đường

VN:mưa,đường trơn

c) bố mẹ sẽ thưởng cho e 1 hộp màu vẽ nếu em học giỏi

Cn:bố mẹ

Vn:hộp màu vẽ

d) vì nhà xa nên bạn nam thường đi hok muộn

Cn:nhà,bạn nam

Vn:xa,thường đi hok muộn

e) tôi khuyên sơn nhưng nó không nghe

Cn:tôi,nó

Vn:khuyên sơn,ko nghe

g) mình cầm lái nhưng cậu cầm lái

Cn:mình,cậu

Vn:cầm lái x2

30 tháng 10 2021

Câu đầu thay từ Vì bằng từ Mặc dù 

Câu 2 bỏ từ Qua

câu 3 thay từ nên bằng từ nhưng

câu 4 thêm từ bằng 

câu 5 thay từ Dưới bằng từ Bằng