Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Thành phần biệt lập trong 2 câu văn trên là:
"những màu vàng rất khác nhau" (thành phần biệt lập phụ chú); "Có lẽ" (Thành phần biệt lập tình thái)
b) -Đảo ngữ "lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm"
-So sánh "như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng"
"như những vạt áo nắng..."
-Nhân hóa "mở năm cánh vàng tươi"
-Liệt kê: lúa chín, nắng nhạt, chùm quả xoan, lá mít, tàu đu đủ, chiếc lá sắn, buồng chuối, nắng vườn chuối
c) Trả lời ngắn gọn nè:
Qua đoạn trích, ta có thể thấy cảnh thiên nhiên nơi làng quê được miêu tả vào những ngày mùa, khi mọi người đi thu hoạc mùa màng. Đồng thời, vào những ngày hè này, tác giả còn miêu tả những cảnh vật nơi làng quê được bao trùm bởi một màu vàng. Qua đó, tác giả thể hiện sự gắn bó thân thiết, gần gũi với quê hương yêu dấu của mình. (Văn mk ko hay lắm nha)
a. thành phần phụ chú : giữa ngày mùa , làng quê toàn màu vàng -thành phần tình thái: có lẽ b. bp tu từ : miêu tả , so sánh c. hiểu dc cảnh làng quê thật thanh bình, êm dịu dưới cái màu vàng của thiêng nhiên đất trời giữa những ngày mùa. cho thấy tác giả rất yêu làng quê của mình, cảm nhận tinh tế của tác giả qua đoạn trích cảm nhận quan sát được cái đặc biệt nhất về cảnh đẹp nơi quê hương
1. Hoàn cảnh:
- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.
- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).
Tình huống truyện
- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già. Đánh giá khách quan
- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.
2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.
3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.
4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)
5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.
"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.
6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.
+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.
+ phép lặp: từ 'Trương'
+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.
Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá. Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái
=> Lỗi liên kết nội dung. sửa :
Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm.Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá, nó có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên.
ĐỀ 3
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúc chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nằng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm , không trông thấy cuống , như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm .Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn đầu của đoạn trích .
=>Thành phần biệt lập:
- Thành phần phụ chú : những màu vàng rất khác nhau
-Thành phần tình thái: có lẽ
b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên
=>BPTT chủ yếu: So sánh
c. Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả .(trả lời ngắn gọn và không phân tích )
=>Qua đoạn trsich, chúng ta cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tràn ngập sắc vàng như báo hiệu sự yên bình, ấm êm của chốn làng quê; qua đó bộc lộ niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước của tác giả.
Câu 2. Hãy viết một đoạn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống
P/s: Chữ hơi khó đọc hh
2)Chúng ta cũng sẽ có phải những nhiều khó khăn và gian khổ trong cuộc sống nhưng mà để vượt qua nó cần phải có một lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên là lòng dũng cảm chính dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì mọi sự tăm tối của cuộc sống ta đều có cách giải quyết được.