K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2018

Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian cho rằng số phận mỗi người đều do "thiên định". Giàu sang hay nghèo đói, thành công hay thất bại... không phải do cá nhân quyết định. Thuyết "thiên mệnh" ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu:

Cho hay muôn sự tại trời!
Trời kia đã bắt làm người có nhân.
Bắt phong trần phải phong trần.
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số, Có chí thì nên... Thực tế cho thấy không ít người bằng ý chí và nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi người học tập.

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú.

Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân.

Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích. Học tập gương sáng của Nguyễn Ngọc Kí, Hoa Xuân Tứ cụt cả hai tay, đã buộc bút vào vai viết chữ. Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm trở thành nhà thơ. Anh Trần Văn Thước sau khi bị tai nạn lao động, liệt toàn thân vẫn không ngừng tự học để trở thành nhà văn...

Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục. Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học. Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm, ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông, phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do chị sáng lập ra.

Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua ngày... Thấm thía nỗi khổ của trẻ em mồ côi, giờ đây, với trái tim đầy tình nhân ái, chị đã đem hết tâm nguyện của mình mở một cơ sở nuôi dạy hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ. Bằng tình thương và trách nhiệm của một người mẹ, chị lo cho các em được ăn mặc đầy đủ, được học chữ, học nghề. Các em yêu quý và kính trọng gọi chị là "mẹ Hương". Chị coi đó là phần thưởng, là nguồn hạnh phúc lớn lao của đời mình. Mái ấm tình thương của chị giờ đây đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ.

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội. Đồng thời, những gương phấn đấu kiên cường, bền bỉ nhắc nhở chúng ta hãy suy ngẫm, soi chiếu lại mình và tự đặt ra câu hỏi: Mình đã sống ra sao? Đã làm gì có ích cho gia đình, cho mọi người? Những gương sáng ấy chứng minh hùng hồn cho câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Bá Học: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông.

14 tháng 2 2018

viết đề ra, như thế đứa nào biết đc.....................

26 tháng 10 2017

GỢI Ý LÀM BÀI 
_Em phải viết một lá thư, kể chuyện về thăm trường cũ. Lá thư đó em phải miêu tả quang cảnh trường em 20 năm sau.Trường sẽ hiện đại, nguy nga, bề thế khác hẳn hiện giờ. 
_Em cần tưởng tượng 20 năm sau em là một người như thế nào? Bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Ở đâu? 
_ Bạn em, người nhận thư, tên gì? Ở đâu? Gia cảnh thế nào? 
_Em cần suy nghĩ trong trường hợp nào mà em về thăm trường? Vì sao em muốn kể cho bạn nghe những điều em nghe , em thấy ? ( Ví dụ: Em là một Việt kiều về thăm quê, một thầy giáo được cử về làm hiệu trưởng, một doanh nhân đến tìm hiểu để đầu tư, phát triển trường hay đơn giản là một người cha đến xin học cho con...) 
_Em cần nghĩ đến một cốt truyện, em trở về trường, xúc động trước sự thay đổi vượt bậc của trường, em muốn làm gì đó để hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường, em viết thư kêu gọi bạn bè cùng tham gia chẳng hạn. 
_ Em hãy hình dung, trường em sau 20 năm phải thay đổi như thế nào? ( Yếu tố miêu tả) 
+Ví dụ như quy mô, diện tích, vị trí vẫn như cũ hay được mở rông, nâng tầng cao hơn v...v... 
+Cổng trường, sân trường, cây cối, vườn tược, bãi đậu xe, căn tin có như hồi em học? 
+Cầu thang. lớp học của học sinh, phòng làm việc của thày cô, sân thể dục, phòng thí nghiệm...đã được hiện đại hóa như thế nào? Cái gì đã mất? Cái gì có thêm?( vd: bể bơi, nhà ăn, sân khấu, tầng hầm để xe, thư viện mở 24/24...) 
_Em có gặp ai trong số thầy cô và bạn bè cũ. Cuộc gặp gỡ có làm em xúc động? Những kỉ niệm nào ùa về trong em? Những so sánh , liên tưởng? ( Yếu tố biểu cảm) 
_Em đừng quên thời điểm miêu tả là mùa hè. Khi đó trong trường có những hoạt động gì hay hòan toàn vắng lặng? Nếu có thì những hoạt động ấy ra sao? 


B DÀN Ý CHUNG: 

I/ Mở bài: Nơi gửi thư, ngày tháng năm. 
Lời xưng hô đầu thư. 
Lí do gửi thư. 

II/ Thân bài: Nội dung chính của thư. Kể chuyện thăm quê, thăm trường cũ. Những thay đổi, những hồi ức, nghĩ suy, cảm động. 

III/ Kết bài:Lời nhắn gửi, lời chúc sức khỏe, kí tên. 


C BÀI THAM KHẢO: 

Bảo Định, 10 tháng 10 năm 2026. 
Loan thân mến, 
Bồ có ngạc nhiên không khi lá thư này được gởi đến bồ từ làng Bảo định, quê hương tụi mình? Cũng đơn giản thôi bởi như bồ biết, mình về Việt nam đã được 10 ngày. Ở Đà nẵng, quê nội của Cu Tí một tuần thì mình và " ông xã" quyết định " hành phương nam", nghĩa là đưa cháu về thăm quê ngoại. Bồ biết đấy, mình phải thắp hương cho ba mẹ mình vì khi ông bà mất, mình không có mặt. Hơn nữa, mình muốn Cu Tí hiểu được trọn vẹn hai tiếng " quê hương". 
" Về phương nam thiết tha câu hò..." Không hiểu sao câu hát ngày nào còn bé cứ hiện lên dai dẳng trong tâm trí mình. Ra đi thấm thoắt đã gần 20 năm. Học hành, làm ăn, lấy chồng, sinh con...cuộc sống cứ như là cơn lốc cuốn mình trôi đi chẳng lúc nào dừng.Bởi vậy, về nước, bước xuống sân bay, mình có cảm tưởng như vừa sống lại. Mình chỉ còn là cô bé 17 tuổi ngày nào bước chân đi du học với bao hăm hở. Giờ đây đến lúc trở về, tuổi gần 40 mà sự hăm hở, háo hức vẫn còn nguyên vẹn. Cu Tý, con mình thì ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Cháu luôn miệng hỏi: " Tới rồi hả mẹ", " Mình đi đâu mẹ"? Mình trả lời con mà thực ra là nói với bản thân mình: Về quê! Về quê con ạ!". Hai tiếng ấy giờ đây mình mới cảm nhận hết được ý nghĩa thiêng liêng! 
Rồi mình cũng đặt chân về tới quê mình, làng Bảo Định bên bờ sông Tiền yêu dấu. Mình lại được trở về với mái nhà xưa, nơi ba mẹ mình yên nghỉ. Đứng trước mộ song thân, đốt nén hương tạ tội mình thấy lòng vô cùng xúc động. Giá như ngày này mình còn gặp được ông bà... 
Nhưng chưa hết Loan ơi, một điều xúc động bất ngờ ngoài dự kiến đã xảy đến với mình trong chuyến về thăm quê ấy. Đó là tình cờ mình qua lại ngôi trường tiểu học ngày xưa của bọn mình, nơi đã từng " khai tâm mở trí " cho lũ con nít làng mình hồi đó. Loan biết không? Trường vẫn nép mìng bên dòng sông Bảo Định như xưa. Có điều dòng sông hiền hòa ngày ấy của mình bé xíu giờ được khơi dòng đẹp đến ngất ngây. Sông không rộng lắm, không dạt dào cuồn cuộn sóng xô, cũng không trong xanh soi bóng da trời. Nhưng sông vẫn thơ, vẫn mộng, vẫn hiền hòa như một người tình chung thủy. Trước sao, sau vậy, đôi bờ sông, giờ đã đựoc kè đá phẳng phiu, sạch sẽ vẫn là những hàng dừa ngăn ngát một màu xanh, vẫn là nhũng vườn cây trái sum xuê, những canh đồng lúa xanh mơn mởn. Và dòng sông nữa, vẫn đục ngầu đặc quánh phù sa như ngày nào mình thường tắm mát, chơi đùa... Không có con sông ấy định vị và cái bảng tên trường không đổi thì có lẽ mình đã không nhận ra trường cũ được rồi. Bồ biết tại sao không? Bởi nó không còn như trong kí ức của bọn mình nữa, nghĩa là không phải là một dãy nhà lợp ngói, vách cây , xây trên nền xi măng cao nhằm tranh lũ. Giờ đây trường được mở rộng, xây tầng, sơn vôi, ốp đá...hiện đại chẳng kém gì trường của Cu Tí nhà mình bên ấy nữa đâu . Nhìn cảnh ấy mình vừa vui, vừa buồn lẫn lộn. Vui vì quê mình tiến bộ, thoát cảnh nghèo nàn. Vui vì thế hệ đàn em giờ được học hành trong trường lớp khang trang, đẹp đẽ. Nhưng buồn vì tâm trạng " người cũ" nhưng " cảnh đã khác xưa rồi". Hai cây phượng mà hồi

Nguồn: Giúp em đề tập làm văn số 2 lớp 9!? | Yahoo Hỏi & Đáp

P/s: Vẫn chưa trả nick cơ à?

25 tháng 1 2018

"Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do...". Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.

Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc "khổng lồ" là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.

Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành... Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.

Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối... Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:.

Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.

(Theo chân Bác)

Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót... Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn...

Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.

Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.

Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người

(Theo chân Bác – Tố Hữu).

Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng: Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

(Tố Hữu).

Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng... Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời... của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.

Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

25 tháng 1 2018

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệu người dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

"Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người."

(Tố Hữu)

Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu... Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng.

Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác dã từng là chủ bút tờ báo "Người cùng khổ " ở Pháp, đã từng viết "Bản án chế độ thực dân Pháp" gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp, "Tuyên ngôn độc lập" và "Nhật ký trong tù" cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa... Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội. Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

25 tháng 1 2018

Có một con người mà khi nhắc đến tên, những người Việt Nam đều vô cùng kính yêu và ngưỡng mộ, đó là Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

Trước hết ta thấy Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ, lãnh đạo dân ta tới chiến thắng, khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước, giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người đã dẫn dắt dân tộc ta thoát khỏi đói nghèo, đi lên xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp. Tư tưởng của Người có giá trị vô cùng to lớn đối với Cách Mạng Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc, Người yêu nước thương dân sâu sắc, bởi vậy triệu triệu người dân Việt Nam đều là con cháu của Người. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng cách đối xử của Bác đối với cá nhân từng người vô cùng thân mật và gần gũi:

"Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người."

(Tố Hữu)

Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam lại có một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế: Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ, ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu... Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam, Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng.

Bác Hồ còn được biết đến ở cương vị một danh nhân văn hoá thế giới. Bác dã từng là chủ bút tờ báo "Người cùng khổ " ở Pháp, đã từng viết "Bản án chế độ thực dân Pháp" gây tiếng vang lớn. Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam với những tập truyện ký bằng tiếng Pháp, "Tuyên ngôn độc lập" và "Nhật ký trong tù" cùng rất nhiều những vần thơ khác nữa... Bác Hồ đã từng đi khắp các châu lục trên thế giới, thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nền văn hoá của nhiều dân tộc. Bác đã rèn giũa và tạo dựng cho mình một phong cách riêng, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, thanh cao và giản dị, giữa tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá Việt Nam.

Mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong lòng mọi người dân Việt Nam Bác vẫn là người đẹp nhất:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Càng tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại và cao đẹp của Bác, em càng kính yêu và tự hào về Bác hơn. Điều đó khơi dậy trong em mong muốn học tập, phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con người có ích cho xã hội. Bác là tinh hoa khí phách của dân tộc, cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng. Bởi vậy mà chúng ta cần "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".

25 tháng 1 2018

"Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do...". Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.

Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc "khổng lồ" là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.

Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành... Mục đích ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ, hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.

Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối... Chỗ ở là căn nhà sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:.

Bác sống như trời đất của ta,
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa.
Tự do cho mỗi đời nô lệ,
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh.
Bác mong con cháu mau khôn lớn,
Tiếp bước cha anh, tiến kịp mình.

(Theo chân Bác)

Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao su mòn gót... Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối. Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn...

Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.

Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước.

Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông, mọi kiếp người

(Theo chân Bác – Tố Hữu).

Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận thấy rằng: Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

(Tố Hữu).

Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong di chúc: Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng... Sự ra đi của Bác là một tổn thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi, biển trời... của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.

Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại, những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân loại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

14 tháng 9 2018

Của bọn t là : Thuyết mình về lúa , hoặc đóng vai làm cây lúa

14 tháng 9 2018

Thuyết minh về con trâu

8 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)

Mở bài : - Giới thiệu về tấm gương những người không chịu thua số phận.

Thân bài :

Nêu một số tấm gương không chịu thua số phận. Kể ngắn gọn về một số gương tiêu biểu mà đài báo đã giới thiệu ở những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
* Suy nghĩ của bản thân về những con người ấy :
– Họ đáng cảm phục như thế nào ?
– Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận” ?

+ Ý thức của họ về bản thân và ước mơ sống đẹp, có ích

+ Ý chí, quyết tâm và nghị lực

+ Họ được mọi người động viên, giúp đỡ.

– Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội đối với họ

+ Cảm thông, tôn trọng, tôn vinh họ.

+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng

Kết bài : - Đề cao, ca ngợi những con người nỗ lực vươn lên trong cuộc sống

- Liên hệ bản thân

** Bài viết tham khảo

Cuộc sống vốn không phải trải đầy hoa hồng dành riêng cho bất cứ một số phận nào. Bởi thế, chẳng có gì là ngạc nhiên khi trong cuộc sống này ta bắt gặp những con gnuowif thiếu may mắn. Họ có thể bị khiếm khuyết một phần cơ thể, bị các bệnh quái ác hoành hành. Nhưng trên tất cả, họ có ý chí và nghị lực vươn lên. Họ đã đứng lên bằng đôi chân và sự cố gắng của bản thân mình, chấp nhận mệt mỏi, kiên cường chứ nhất định không chịu thua số phận.

Một trong số những con người đã bứt ra khỏi sự tuyệt vọng đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một người cần cù và có lòng quyết tâm vượt lên số phận. Thầy đã vươn lên bằng nỗ lực phi thường mà ít ai có được. Ngay từ hồi còn bé, thầy bị teo hai cánh tay sau một trận ốm. Nỗi đau thể xác không ghê gớm bằng đau khổ về tinh thần. Sự thiếu cảm thông của mọi người xung quanh và cảm giác mặc cảm luôn luôn đè nặng trong lòng khiến tuổi thơ của thầy thiếu thốn niềm vui, sự hồn nhiên, tươi trẻ. Cuộc sống lúc đó luôn là sự né tránh tất cả mọi người, kể cả với người thân. Thầy đã bỏ học và chỉ suốt ngày ru rú trong một góc nhà, quyết không chịu rạ ngoài. Một hôm, cô giáo trường làng đến tận nhà gập gỡ, chuyện trò và khuyên bảo: Cô cho rằng con người ngoài hình thức còn một thứ quan trọng hơn, đó là đời sống tâm hồn, là trí tuệ. Cô động viên cậu bé Kí rất nhiều. Cô không đồng ý với !ốị sống chỉ cho riêng mình của Kí bấy nay. Theo cô, làm người quan trọng là sống có ích cho mọi người. Suy ngẫm trước sau, thầy Kí hiểu ra nhiều điều mới mẻ. Thầy nhận thức được cuộc sống khép kín của mình không chỉ làm đau khổ cho một mình thầy mà còn làm cho nỗi đau của người thân nhân lên bội phần.

Hơn ai hết thầy thấm thìa sâu sắc ý nghĩa cuộc sống của những người như mình là tàn tật về thể xác không sợ bằng tật nguyền về tâm hồn. Từ đó, con người thầy như được hồi sinh, lòng quyết tâm vươn lên để sống cởi mở và học tập như mọi người được hình thành trong lòng con người khuyết tật này trở nên thật mãnh liệt. Không có tay thì thầy dùng chân để viết. Viết bằng chân Ịà cả một sự vất vả, ở đó sự khổ luyện sẽ bội phần khó khăn. Vậy mà thầy đã vượt qua tất cả để trở thành một người trò giỏi hồi phổ thông, một sinh viên gương mẫu trong giảng đường của Trường Đại học Tổng hợp và sau này ra đời đã là người thầy giáo mẫu mực cho bao nhiêu thế hệ học trò noi theo. Không phải ai cũng làm được như người thanh niên giàu nghị lực đó, nghĩa là đủ khả năng đíứig lên sau một nỗi tuyệt vọng sâu sắc. Tấm gương của thầy khiến những người lành lặn như chúng ta thấy cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữc.

Ngoài ra, anh Bạch Đình Vinh cũng là một người mà chúng ta cũng hết lòng khâm phục. Con người tàn tật này là sinh viên của ba trường đại học : Giao thông vận tải, Thương mại, và Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội. Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi… Ngày 14 tháng 3 năm 1993 ấy, một tai nạn khủng khiếp bất ngờ ập xuống đầu khi anh đang trên đường đi học về. Một chiếc xe máy đâm sầm từ đẳng sau, hất tung anh xuống đường khiến anh ngất đi và hôn mê sâu nhiều ngày. Khi tỉnh dậy, sức khoẻ giảm sút nhiều, toàn thân bại liệt, bị chấn thương mạnh nội tạng, khuôn mặt biến dạng, mất cả tiếng nói. Tất cả tưởng chừng đã chấm hết ở người thanh niên quá trẻ này ! Vậy mà ý chí vươn lên mãnh liệt, lòng quyết tâm cao độ cùng với sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình, đặc biệt là người bố, đã đưa anh từng bước trở lại với cuộc sông. Nói ra thì đơn giản nhưng để làm được điều đó những con người muốn tự mình làm ra số phận cho chính mình này đã phải trả giá bằng biết bao nước mắt, đau khổ, xót xa thậm chí có cả sự tuyệt vọng và máu nữa. Ngày tháng trôi đì, chàng thanh niên ít may mắn đó đã chiến thắng. Nụ cười trở về với anh sau bao đêm ngày gian khổ vật lộn với đau thương để làm chủ được mình. Đặc biệt, sự hoà nhập kì diệu nhất là ngồi trên xe lăn, phát âm khó khăn, tay khoèo vào mà anh đã đi học trở lại và tấm bằng cử nhân Thương mại, Kĩ sư giao thông, Kĩ sư Khoa Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa Hà Nội đã thuộc về anh trong ngày trao bằng tốt nghiệp. Việc này ngay những người bình thường như chúng ta không phải ai cũng làm được, vậy mà chàng trai tàn tật Bạch Đình Vinh đã thành công.

Hạnh phúc của anh không phải chỉ cho cá nhân mà còn là niềm tự hào của tất cả chúng ta. Biết khâm phục một con người đã dũng cảm vượt lên số phận cay đắng của mình cũng có nghĩa là chúng ta đã hoàn thiện chính bản thân mình.

Hiện nay, hạnh phúc tình yêu cũng theo nghị lực và niềm tin cuộc sống đến cùng với anh. Một người con gái nhỏ bé, chân thành của xứ Huế đã đem lòng mến yêu và cảm phục anh. Cô đã tự nguyện xa gia đình, xa nơi chôn rau cắt rốn của mình để gắn bó cùng anh trọn đời ! Mọi người chúng ta vẫn không quên Nhữ Thị Khoa, cô gái khuyết tật ngồi xe lăn, bán bánh mì ở góc đường Lò Đúc và Trần Xuân Soạn. Người con gái nông thôn gầy gò, bé nhỏ đó đã tự mình ra thành phố để kiếm sống vì không muốn nhờ vả và sống dựa vào bất cứ ai, kể cả người thân của mình, ơ nơi đất khách quê người, không thân thích mà cô tự nuôi được mình, tự lo được cuộc sống riêng tư quả là không dễ gì. Một ngày nào đó cô đã đến với thể thao như một cơ duyên hay như một sự tất yếu của những con người không chịu đầu hàng số phận. Và lại một điều kì diệu nữa xảy ra, mà chỉ có ở những người tràn đầy nghị lực như cô. Cô và những người bạn của mình đã đem về cho đất nước những tấm Huy chương vàng của Đại hội Thể thao những người khuyết tật khu vực Đông Nam Á. Vinh quang mà họ giành được đã tôn vinh sửc sống bất diệt của dân tộc Việt Nam ta trên trường quốc tế.

Mới đây nhất, chúng ta còn xúc động về người thương binh Nguyễn Xuân Năng với hai cánh tay cụt sát đến khuỷu đi thi đấu giải bóng bàn thể thao khu vực. Với thành tích đáng khâm phục : năm 1997 lần đầu tiên nhà nước tổ chức đại hội thể thao dành cho những người khuyết tật, ông giành Huy chương đồng ; sau đó, giải khuyến khích ở hội thi toàn quốc và được Thủ tướng chính phủ và Bộ Lao động Thương binh xã hội tặng bằng khen ; hai kì thi toàn quốc tiếp theo ông giành tiếp hai Huy chương vàng cá nhân ; ở Pagames 2, ông được vinh dự trong đội tuyển đi thi đấu và đem về tấm Huy chương bạc ; mới nhất, ở Pagames 3 tổ chức ở Phi-líp-pin ông tiếp tục giành thành công lớn hơn : Huy chương vàng đồng đội, Huy chương bạc cá nhân, Huy chương bạc đồng đội,… Vinh quang của ngày hôm nay là kết quả của hơn 10 năm kể từ ngày biết cầm vợt. Từ trẻ ông rất ham mê thể thao, thế mà định mệnh đã cướp đi vĩnh viễn đôi cánh tay khi ông đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, ông đã nói : “Tưởng như mọi chuyện ấp ủ từ bé tan thành mây khói. Nhưng ngược lại, sức mạnh tinh thần và ý chí đã giúp tôi vượt qua tất cả.” Sự khát khao chinh phục trở nên mạnh mẽ trong một con người đã từng mặc áo lính và điều này đã giúp ông chiến thắng bản thân mình. Tập luyện đối với con người có đôi cẳng tay chưa đầy 3cm là sự gian khổ phải trả bằng cả mồ hôi và máu theo đúng nghĩa đen của nó. Ông kể : “Mỗi lần ham bóng, đập trượt là y rằng tôi lao vập xuống cạnh bàn, đau đớn lắm, không dập môi thì cũng trầy xước hết cả hai cẳng tay. Nhưng lại tự nhủ, khi ở chiến trường, vết thương bị nhiễm trùng uốn ván cưa đi cưa lại ba lần như xẻ gỗ, tưởng vùi thây nơi biên thuỳ, thế mà còn vượt qua được. Không lẽ bây giờ đầu hàng số phận ?” Những gian khổ, mất mát vừa qua đã tôi luyện người thương binh này sự chịu đựng kiên cường và bản lĩnh phi thường. Quyết tâm đánh đổi bằng mồ hôi và những bầm dập rỉ máu, mang về cho vận động viên duy nhất trên thế giới cụt cả hai cánh tay một chuỗi những chiến công liên tục ở môn bóng bàn trong các đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc cũng như cả ở đấu trường khu vực ASEAN vừa qua. Niềm vui chiến thắng của người lính chinh phục ước mơ đã mỏ ra cho chúng ta niềm tin vào sức mạnh của ý chí, của nghị lực mà những con người không đầu hàng số phận đã lập nên.Trên truyền hình, trên báo chí hình ảnh của anh là biểu tượng của nghị lực sống, của khát khao vươn tới chiến thắng, của vinh qụang bất diệt của dân tộc Việt Nam ta !

Vượt qua khỏi số phận không phải chỉ có người khuyết tật mà còn có ở những người bình thường nhưng hoàn cảnh sống có quá nhiều éo le, trắc trở. Lê Vũ Hoàng là một ví dụ. Anh là ngựời đoạt giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Ôlympia” và cũng là hình ảnh đáng nêu gương. Anh đã phải học tập và rèn luyện như thế nào để có được thành tích liên tiếp, để thể hiện tài năng và vốn tri thức của mình. Điều đáng quan tâm là ở cuộc thi chung kết, gia đình chưa lúc nào gặp nhiều khó khăn như lúc này. Mẹ cấp cứu nằm ở bệnh viện, việc học ở trường cũng đang thời kì nước rút, vậy mà kì thi chung kết lại đến đúng thời gian này… Không lẽ bỏ dở chừng ? Có ở trong cuộc mới hiểu được, đâu phải chỉ là tâm lí hiếu thắng của riêng mình. Tiếp tục thi để khẳng định mình, đây cũng là dịp hiếm có để kiểm định lại những gì mình đã được học hành và tích luỹ trên ghế nhà trường ; hơn tất cả còn sự gửi gắm của thầy cô, bạn bè và cả quê hương nữa,” Tất cả đã làm nên sức mạnh nội lực để anh đủ sức vượt qua mọi trở ngại khó khăn. Cuối cùng, vinh quang và chiến thắng đã mỉm cười trong niềm vui mừng khôn xiết của xứ Huế thân thương, trong sự khâm phục của nhân dân cả nước. Nghị lực của anh đã thôi thúc động viên chúng ta rất nhiều !

Trước vẻ đẹp của những con người đó, chúng ta không thể không đau xót bởi một bộ phận thanh thiếu niên đã sống buông thả, huỷ hoại cuộc đời và tuổi xuân của mình vào các tệ nạn xã hội. Sống mà không có mục đích, không có lí tưởng và ước mơ như họ, thì đó là sự vật vờ của một cái chết ! Họ là một mảng tối tăm cần xoá bỏ ngay. Những kẻ đó thật là sự tương phản rõ rệt với những tấm gương đẹp đẽ trên kia ! Những con người chúng ta gặp gỡ ở trên đây đều được coi là niềm tự hào của đất nước. Họ dựa vào chính sự phấn đấu của cá nhân để vượt lên mọi khó khăn, trở ngại về cả khách quan lẫn chủ quan nhằm tôn vinh con người, tôn vinh đất nước. Số phận khắt khe không làm cho họ chùn bước trên con đường của chính mình. Nghị lực sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên không ngừng, tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan tin tưởng của họ đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận.

6 tháng 5 2020

tham khảo:

"Người ta nói với tôi rằng
Anh không bước qua được dấu chân của mình đâu
Dẫu có đi tới cùng trời cũng thế!
Song tôi vẫn kiên trì,
Bất kể."

Khi đọc kĩ những câu thơ giản dị này, có thể bạn hình dung ra được bản lĩnh cứng cỏi, kiên cường không hề sợ hãi trước những khó khăn, thử thách của nhân vật trong bài thơ. Đó cũng chính là bản lĩnh và những tâm sự của những người không chịu thua số phận, những người dù cho không may mắn nhưng bằng nỗ lực của bản thân mình, họ đã vươn lên trở thành những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy tăm tối.

Những người không chịu thua số phận là những người dù rơi vào nghịch cảnh, thậm chí khiếm khuyết một phần trên cơ thể, họ sinh ra không được may mắn, lành lặn như những người khác nhưng ý chí, nghị lực vươn lên của họ không bao giờ ngừng. Nhắc đến đây chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ đến hình ảnh cậu bé Nguyễn Ngọc Kí, khi sinh ra đã bị bại liệt cả hai tay nhưng vẫn quyết tâm, kiên trì, nhẫn nại tập viết bằng chân, nhiều lần tập viết bị chuột rút đau đến điếng người nhưng cậu không bao giờ bỏ cuộc. Nhờ quá trình khổ luyện đó, cậu đã trở thành một người thầy giáo đáng kính của lớp lớp các thế hệ học trò và là tấm gương sáng cho chúng ta học tập, noi theo. Hay như Đỗ Trọng Khơi, tác giả của những bài thơ giản dị mà sâu lắng và cũng chính là người đã viết lên những vần thơ rất đẹp trên đây, ít ai biết rằng chàng trai của mảnh đất Thái Bình đó từ nhỏ đã phải gắn cuộc đời của mình bên chiếc giường bệnh với căn bệnh viêm đa khớp. Những ngày tháng bệnh tật đầy đen tối những tưởng đã vùi dập ý chí của cậu bé với sự đau đớn về thể xác, tuyệt vọng về tinh thần, nhưng nhờ những người thân yêu thương, bao bọc, ý chí nghị lực phi thường của mình, Đỗ Trọng Khơi đã vượt qua những mặc cảm của bản thân, phấn đấu không ngừng nghỉ, tự học, tự trau dồi kiến thức để trở thành một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với những thành công đáng kể. Khi nói về người đồng nghiệp tài năng này, nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhận xét: "Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật...". Và đó chỉ là hai trong số vô vàn những tấm gương Những con người không chịu thua số phận trong cuộc sống này, còn rất nhiều những tấm gương khác đang từng ngày vượt lên chính mình, vượt lên những nghịch cảnh để sống, để cống hiến, để truyền cảm hứng tốt đẹp cho mỗi chúng ta.

Họ là những con người ở những nơi khác nhau, thành công trong lĩnh vực khác nhau và gặp phải hoàn cảnh éo le khác nhau, tuy nhiên, gặp gỡ ở nơi họ là bản lĩnh vững vàng, ý chí, sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Họ khát khao sống, cống hiến để không phải phụ thuộc vào bất kì ai, tự tin hòa nhập với mọi người xung quanh. Những con người ấy đã giúp chúng ta không chỉ hiểu về giá trị thực sự của sự nỗ lực, của thành công, giá trị sống đích thực mà còn truyền cho chúng ta năng lượng sống tích cực, động lực để ta không chùn bước, luôn hướng về phía trước mỗi khi gặp khó khăn gian khổ, thử thách.

Tấm gương sáng chói về Những người không chịu thua số phận đã khiến mỗi chúng ta phải tự suy nghĩ lại về bản thân mình. Là một thế hệ trẻ, giàu nhiệt huyết và may mắn hơn họ, vậy nhưng có lúc ta sợ hãi, hèn nhát không dám đối diện với những khó khăn gian khổ, sống ích kỉ, nhỏ nhen, thật đáng buồn! Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trau dồi kiến thức, để cống hiến cho đời những điều tốt đẹp nhất.

#maymay#

8 tháng 9 2019

Vì :

- Học sinh đang tập tạo lập văn bản nên cần phải rèn đúng với chuẩn mực, khuôn mẫu

- Chỉ sáng tạo khi đã nắm thành thạo các quy chuẩn

9 tháng 9 2016

BÀI NÀY HAY BẠN THAM KHẢO ĐI NHA PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐT

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.


Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.

9 tháng 9 2016

Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa.

Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao.

Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống.

Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Khôntg một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hoặc đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dưà từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi
Cả trời cả đất cả người Bến Tre
Bóng dừa râm mát lối quê
Người ơi! Tôi tưởng lối về cung tiên…”

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với ngưồi dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.