Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549 -1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.
- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.
- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.
- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch
Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nahf thơ.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch
+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác
+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ
- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt
+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng
- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:
+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao
+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi
+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay
- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý
+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.
→ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.
Triều đại nhà Trần (1126-1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào lịch sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử.
Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ca ngợi là "Hào khí Đông A". Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Toản, "Thuật hoài" (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão, "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu,… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: "Thuật hoài" và "Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương".
Bài thơ "Tỏ lòng" thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự họa của danh tướng Phạm Ngũ Lão.
Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ "Hoành sóc giang san kháp kỉ thu" là một câu thơ có hình tượng kỳ vỹ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang san) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (kháp kỉ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở "bình Nguyên" ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý.
Đội quân "Sát Thát" ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo "tỳ hổ" quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. "Khí thôn Ngưu" nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mơ sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu: ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoàng tráng, vũ trụ: "Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu". Hình ảnh ẩn dụ so sánh: "Tam quân tì hổ…" trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân "sát thát" đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc:
"Thuyền bè muôn đội
Tinh kỳ phấp phới
Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…"
(Bạch Đằng giang phú)
Người chiến sĩ "bình Nguyên" mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công đê đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! "Phá cường địch, báo hoàng ân" (Trần Quốc Toản) – "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" (Trần Thủ Độ). "…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng" (Trần Quốc Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã:
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu".
"Công danh" mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, được tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ "công danh" tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Không chỉ "Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu", mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu "Khiến cho người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…" để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: "Non sông nghìn thuở vững âu vàng" (Trần Nhân Tông).
"Thuật hoài" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kì vỹ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vu anh hùng ca. Nó mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời "hào khí Đông A".
Trong lịch sử văn học của Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại vỏn vẹn có hai bài thơ nhưng tên tuổi của ông vẫn luôn được sánh ngang những tác giả như danh tiếng nhất của văn học thời Trần – dòng văn học yêu nước. Bài thơ Tỏ lòng là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật xưa nay: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không có nhiều).
Hai câu thơ đầu đã thể hiện suất sắc vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao và kỳ vĩ:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu
Tam quân ti hổ khí thôn ngưu”
Dịch:
“Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nút trôi trâu.”
Hai chữ “múa giáo” trong lời dịch chưa thực sự thể hiện được xuất sắc hai từ “hoành sóc” của câu thơ chữ hán. Câu thơ nguyên tác đã dựng lên hình ảnh một con người cầm ngang ngọn giáo mà từ đó trấn giữ đất nước. Cây trường giáo ấy dường như có thể đo được chiều dài của non sông. Con người suất hiện với một tư thế vô cùng hiên ngang, mang tầm vóc lớn lao, sánh ngang với vũ trụ. Con người kỳ vĩ ấy thậm chí còn như áp cả không gian bao la. Hành động phi thường giữa khoảng trời đất: “khí mạnh nuốt trôi trâu”, không hề mệt mỏi: “trải mấy thu” tính cho hình ảnh của con người vốn đã kỳ vĩ này lại càng kỳ vĩ hơn nữa. Không gian được mở ra theo chiều rộng của núi sông, mở lên theo chiều cao đến tận ngưu sao ngưu thăm thẳm.
Trong câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng một hình ảnh vô cùng quen thuộc của văn chương cổ đại nhưng đã chắt lọc và kết tinh thành những áng thơ tuyệt cú. Sau này, trong bản dịch của Chinh phụ ngâm, ta thấy sự xuất hiện hình ảnh người chinh phụ: “Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo”. Nhưng, so với hình ảnh của người tráng sĩ cầm ngọn giáo trấn giữ non sông, đất nước thì người chinh phụ lại không có được cái vẻ đẹp của vũ trụ, cái hào khí ôm trùm cả đất trời ấy.
Hình ảnh ba quân là hình ảnh nói về quân đội nhà trần nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh mạnh mẽ của dân tộc. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh của ba quân vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh tinh thần mang hào khí Đông A của dân tộc ta. Câu thơ khiến cho người đọc ấn tượng mạnh với sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan giữa hiện thực và lãng mạn đến bất ngờ.
Hai câu thơ sau lại là dùng để thể hiện nỗi lòng của người tráng sĩ. Nỗi lòng đó là cái chí, cái tâm của người anh hùng:
“ Nam nhi vị liệu công danh trái,
Tu thính nhân gian Thuyết vũ hầu.”
Ở đây, chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của nho giáo là lập công, lập danh, lập nghiệp. Quan niệm lập công danh đã trở thành một quan niệm lý tưởng để đánh giá nam nhi thời phong kiến xưa. Công danh được coi là món nợ đời mà kẻ làm trai phải trả. Trả xong nợ công danh tức là có nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ đối với đời, với dân, với nước. Chí làm trai thời bây giờ khiến cho con người có thể từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ để thay vào đó là sự hy sinh, chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao, cứu nước và giữ nước.
Điều đáng chú ý hơn nữa đó là bên cạnh cái chí của người anh hùng thì cái tâm còn sáng tỏ hơn nữa. Cái tâm ấy thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão. Ông thẹn khi mình chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán để giúp cho Hán Vũ Đế cứu nước, cứu dân. Một cái nỗi thẹn nhưng không khiến cho người thẹn bị hạ thấp danh phẩm mà nó lại khiến cho ta càng trân trọng yêu thương phẩm giả tuyệt vời của thi nhân. Nỗi thẹn đặc biệt ấy vừa có giá trị nhân cách vừa cao cả, lớn lao.
Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão vừa là xu thế chung tất yếu của thời đại: sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng để giải cứu dân tộc, giải cứu nhân dân chất kẻ thù xâm lược tàn ác.
Với bút pháp nghệ thuật hoành tráng, bài thơ đã thể hiện được suất sắc hào khí của thời đại Đông A – một trong những thời đại hào hùng nhất, vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng rất giỏi của thời nhà Trần, tuy nhiên ông không những là một vị tướng giỏi giết hàng trăm kẻ giặc bảo vệ cho đất nước, giúp cho vua Trần thắng trận trở về mà ông còn là một nhà thơ nữa. Tuy là tướng võ nhưng Phạm Ngũ Lão lại rất thích đọc sách ngâm thơ chính vì thế mà ông có làm thơ tuy ít nhưng chất lượng. Tiêu biểu nhất đó chính là bài thơ thuật hoài của ông.
Thuật hoài là nỗi lòng của nhà thơ về những chí khí của một người anh hùng sống trên đời, không những thế nó còn là những lời để cho nhà thơ thể hiện sự yêu mến và cho người đọc thấy được những khí phách của quân đội nhà Trần. Chúng ta như cảm thấy một anh hùng lớn ở đây, chính ông đã mang đến một bài thơ hay cho chúng ta. Đồng thời qua bài thơ đó ta thấy Phạm Ngũ Lão là một bậc danh tướng trung quân ái quốc có lí tưởng lớn lao.
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cho nên chúng ta đi phân tích hai câu thơ đầu trước:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
Hai câu thơ như vẽ lên những hình ảnh của những người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất không những hiên ngang mà còn bất khuất kiên cường. Trước tiên thì đó là vẻ đẹp của người anh hùng với cây giáo trong tay mình. Dường như Phạm Ngũ lão đang thể hiện chính quan niệm anh hùng của mình qua hình ảnh cây giáo ấy. Ở đây tác giả như nói về một người con trai, một vị danh tướng đã sống trên đời thì phải biết cầm ngọn giáo trên tay mà đánh giặc bảo vệ đất nước muôn đời bình yên thịnh vượng. Hai chữ “hoành sóc” như thể hiện sự hiên ngang ấy, thế nhưng ở bản dịch lại làm giảm đi ý nghĩa của hai chữ hoành sóc ấy. Bản dịch là “múa giáo”, thử cảm nhận mà xem so với hai chữ hoành sóc thì múa giáo thật sự thể hiện sự yếu ớt chứ không hề dũng mạnh một chút nào.
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. )
Có thể thấy được sự thể hiện rất rõ của hai chữ “hoành sóc”. Không những thế mà hình ảnh người anh hùng hiên ngang ấy lại còn cầm ngọn giáo ấy trong tay trải qua biết bao nhiêu thời gian để đánh giặc. Ngọn giáo ấy được đo bằng không gian non sông đất nước và chiều dài của lịch sử. Hình như giáo cũng có không gian sinh thành và có tuổi đời như chúng ta vậy.
Không chỉ thể hiện vẻ đẹp cá nhân mà chúng ta còn thấy được những vẻ đẹp của quân đội nhà Trần qua câu thơ thứ hai:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
ở đây có hai cách hiểu một là khí mạnh của ba quân có thể nuốt trôi một con trâu lớn. Khí phách ấy giống như một con hổ lớn có thể nuốt hết tất cả những tên giặc kia nếu chúng không chịu rút quân về nước. Binh tốt không những phải giỏi mà còn phải có một tinh thần tốt thì mới chiến thắng được.
Cách hiểu thứ hai là khí chí của quân đội nhà trần khiến át đi cả sao Ngưu Vương. Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì chúng ta đều biết được khí phách của quân đội nhà Trân là rất lớn.
Sang hai câu thơ tiếp theo nhà thơ như thể hiện lên những tâm sự riêng tư của mình:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. ”
(Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Nói về công danh Nguyễn Công Trứ thường có câu:
“Đã có tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Chính vì thế qua đây ta thấy quan niệm trên không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà nó chỉ chung cho tất cả những người anh hùng, trượng phu lúc bấy giờ. Đối với nhà thơ mà nói những gì ông làm cho đất nước chưa thấm thoát gì vì thế cho nên công danh nam tử còn đang vương nợ. Đó là cái nợ cho đất nước, là cái nợ với vua. Thế nên khi nghe thuyết kể về Vũ Hầu một người quân thần tài giỏi thì tác giả hãy còn e thẹn.
Như vậy qua đây ta thấy được những tâm sự cùng những trăn trở về công danh của người tướng danh tài ba Phạm Ngũ Lão. Ông đã xây dựng được một hình ảnh những con người nhà trần khỏe mạnh hết lòng vì tổ quốc vì nhân dân. Đồng thời tác phẩm thể hiện rõ hào khí Đông A.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.
- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.
2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần
a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc
- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo
+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước
+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin
+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.
→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng
- Tầm vóc
+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc
-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.
+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận
→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.
b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.
- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.
→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng
- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ
+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù
+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:
(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu
(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu
→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.
⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.
3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả
a. Món nợ công danh
- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.
- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.
→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.
b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.
- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác
- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.
- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.
→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn
→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.
⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão
⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.
Hòa chung cùng khí thế chiến đấu hào hùng, oanh liệt cùng với biết bao công trạng lẫy lừng của những vị tướng tài ba, Phạm Ngũ Lão là một trong những vị danh tướng được muôn đời mến mộ. Ông còn là một nhà thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt nam, nổi bật trong số ấy là bài thơ Tỏ Lòng. Bằng tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước, những tư tưởng tình cảm đấy đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn trong tác phảm Tỏ lòng.
Tỏ lòng là một lời tâm sự của nhà thơ về những khát khao, hi vọng của một đấng nam nhi sống trên đời. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự yêu mến, lòng tự hào của những người lính chiến đấu của quân đội nhà Trần. Mở đầu bài thơ, ta đã thấy hình ảnh của danh tướng Phạm Ngũ Lão hiện lên thật oai hùng biết bao:
“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”
Câu thơ đầu tiên là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ mang tầm vóc to lớn của cả giang sơn . “ Hoành sóc” tức chỉ những người anh hùng tay cầm ngang ngọn giáo tung hoành ngang dọc khắp muôn nơi. Họ đã kiên cường chiến đấu muôn nẻo của chốn giang sơn đất nước này, không quản thời gian mệt mỏi suốt bao “ kỷ thu”. Câu thơ mang cả chiều dài của không gian và thời gian vào từng câu chữ. Nó càng thể hiện được tư thế của người chiến sĩ thuở “ Bình Nguyên” khi ra trận chiến đấu. Trong trận chiến ấy ta còn thấy được sự đoàn kết sức mạnh của ba quân kể có thể chiến thắng được giặc thù. Tác giả dùng hình ảnh “ nuốt trôi trâu” tức là những kẻ thù giặc, tuy hung hăng to lớn nhưng cũng không khiến sức mạnh của quân ta bị lung lay. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ấy quả thực vô cùng độc đáo, để biểu hiện vị thế không bao giờ bị khuất phục của đội quân ta mà còn khơi nguồn cảm hứng, tự hào của muôn dân với những cống hiến của những vị danh hùng thời ấy.
Một người “ nam nhi” khi quyết tâm được ra trận luôn mang trong mình một tâm thế chiến đấu rằng: luôn phải chiến đấu hết mình không quản ngại gian khó để lập được chiến công, giành được chiến thắng cho dâ tộc. Khát vọng ấy là khát vọng chung của tất cả những đấng nam nhi thời bấy giờ. Tư tưởng “ làm trai cho đáng nên trai”, những sứ mệnh trách nhiệm đang được giao trên đôi vai của họ về sự nghiệp giải phóng đất nước là mục tiêu sống của những người lính chiến đấu ấy. Họ mơ ước và tự hào về những chiến công oanh liệt của mình. Sẽ thật vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu khi tên tuổi của mình được sánh vai cùng với anh hùng Vũ Hầu Gia Cát lương. Nhân đây, Phạm Ngũ lão đã nhắc tới tài năng của Vũ Hầu như một tấm gương, điển tích điển cố mà muôn đời cần noi gương. Tác giả muốn nhắc nhở những tướng sĩ cần phải luôn trau dồi học tập, rèn luyện lòng dũng cảm và không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng. Có như vậy, tên tuổi của họ mới không bị hổ thẹn với những thời tuyên thệ như trong thơ của Nguyễn Công Trứ:
“ Đã có tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Tức đã sinh ra trên thế gian này, nhất định phải được cống hiến, ghi danh với non sông để không làm hổ thẹn với đấng sinh thành, với vua cha. Vậy nên khi nghe thuyết kể về Vũ hầu, thì những công lao mà Phạm ngũ lão đã cống hiến- vẫn còn khiến tác giả cảm thấy e thẹn.
Bài thơ “ Tỏ lòng” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từng lời thơ như một lời khẳng định hào hùng, anh thép về ý chí chiến đấu và khát vọng cống hiến của tác gỉa đối với đời. Xuyên xuốt bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã bộc bạch những nỗi lo lắng và mong muốn được phục vụ đất nước , thật khiến cho người đọc cảm thấy khâm phục biết bao nhiêu.
Cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước, anh hùng ca. Các tác phẩm phản ánh được âm hưởng hào hùng của các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, mang âm điệu khỏe khoắn của cuộc sống yên bình, thịnh trị. Hào khí Đông A chính là bầu không khí chung đầy nhiệt huyết, mạnh mẽ của văn học thời kì này, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm, khát vọng sâu thẳm, lòng tự hào.dân tộc đẹp đẽ của con người. Nằm trong mạch nguồn ấy, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ độc đáo, được ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của triều đại nhà Trần chống giặc Mông xâm lược.
Hai câu thơ đầu tiên mở ra tư thế của người nghĩa sĩ, tráng sĩ trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó ià một tư thế đẹp đẽ, oai hùng, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bản dịch thơ làm mất giá trị gợi hình của bản phiên âm. Trong bản phiên âm, có sự đối lập giữa hình ảnh người tráng sĩ và không gian trời đất, vũ trụ, nhưng không thấy con người nhỏ bé, đơn chiếc mà hiển hiện một tư thế sừng sững, uy nghi. Hình ảnh người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo tạo nên bức tượng đài nghệ thuật về con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc, không mệt mỏi, chán nản mà tràn đầy khí phách.
Câu thơ thứ hai thể hiện khí thế, sức mạnh của “ba quân”. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, đất nước. Hình ảnh cả dân tộc đứng dậy- chông ngoại xâm truyền cho người đọc một cảm hứng ngợi ca, tự hào sâu sắc. So với bản phiên âm, bản dịch thơ chưa chuyển tải được khí thế hào hùng của dân tộc chống ngoại xâm khi đánh mất chữ tì hổ. Đó chính là ý thức sâu sắc của tác giả về sức mạnh, tiềm lực của dân tộc, đất nước. Đặc biệt, khí thê ấy có thể làm át cả sao Ngưu, trời cao. Sức mạnh của dân tộc lớn lao hơn cả sức mạnh của đất trời, của tạo hóa. Câu thơ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của Phạm Ngũ Lão.
Nếu như câu thơ đầu tiên thể hiện cái tôi tráng sĩ thì câu thơ thứ hai lại khẳng định cái ta cộng đồng dân tộc. Tư thế của con người được lồng trong tư thế của dân tộc. Chính sự hòa quyện, lồng ghép ấy tạo nên tứ thơ đẹp, kì vĩ, mang đậm âm hưởng sử thi, vừa hào hùng, vừa vĩ đại, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Hình ảnh người anh hung của cả một dân tộc anh hùng là hình ảnh cụ thể đặt trong hình ảnh mang tính chất khái quát, là cặp hình ảnh quen thuộc, truyền thống của thơ ca cổ, có giá trị nâng tầm thời đại, chở đi tư thế cả dân tộc đấu tranh, đầy đẹp đẽ, hiên ngang. Giọng thơ hào sảng, phấn chấn, mang đậm âm hưởng hào khí Đông A, hai câu thơ đầu là bức tranh hoành tráng về không khí chiến đấu, chiến thắng, về tư thế con người dân tộc trong đấu tranh. Thơ Phạm Ngũ Lão sử dụng hình ảnh ước lệ song vẫn bộc lộ được sự chân thực trong cảm xúc của tác giả. Hiện thực lịch sử là hoàn cảnh điển hình nảy sinh xúc cảm đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ và truyền cảm hứng ngợi ca, hào hùng đầy phấn chấn cho người tiếp nhận.
Hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão đưa ra quan niệm về công danh, hay chính là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến, liên quan đến thi cử, lập thân, đỗ đạt để ra làm quan. Quan niệm của Phạm Ngũ Lão có sự biến đổi mới mẻ: chí làm trai, công danh chính là sự gánh vác của con người với sự nghiệp lớn lao của đất nước, làm rạng danh dân tộc, làm vẻ vang quê hương. Quan íiiệm giặc còn, nợ công danh vẫn còn của ông thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, lòng quyết tâm chống giặc mạnh mẽ. Người tráng sĩ phải có chí lớn, có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Nếu công danh là chí, là nợ thì thẹn công danh cũng là điều dễ hiểu. Phạm Ngũ Lão mượn cách nói ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố mà gửi gắm tâm trạng của mình. Đó vừa là sự khiêm tốn, tế nhị, vừa là sự khẳng định một cách đúng mực về cái tôi của chính mình. Người đọc nhận ra cái thẹn cao cả, khẳng định một nhân cách đẹp đẽ, đáng kính trọng của Phạm Ngũ Lão. Như vậy, trong quan niệm của tác giả, người anh hùng phải có chí lớn, có cái tâm cao cả, phải là người anh hùng của cả một dân tộc anh hùng. Hào khí Đông A, tinh thần yêu nước không thể hiện bằng triết lí khô cứng mà là sự giãi bày nỗi lòng của tác giả, được viết ra bằng một giọng văn súc tích, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.
Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
*Câu 1: Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao.
- Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo
Dịch thơ: múa giáo
Hai chữ "múa giáo" trong lời dịch thơ chưa thể hiện được hai từ "hoành sóc" của câu thơ chữ Hán. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh người anh hùng cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông, đất nước.
=> Con người xuất hiện với tư thế hiên ngang, mang tầm vóc của vũ trụ.
*Câu 2:
- "Ba quân": chỉ quân đội nhà Trần => tượng trưng cho sức mạnh dân tộc.
- Phép so sánh: "ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu" vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh của đội quân mang hào khí Đông A.
*Câu 3:
- Chí làm trai theo quan niệm Nho giáo mang tinh thần, tư tưởng tích cực: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm) => Lí tưởng chung của bậc nam nhi thời phong kiến. Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã trả xong nghĩa vụ với đời, với nước.
=> Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
=> Câu thơ cho thấy nỗi băn khoăn thường trực của Phạm Ngũ Lão về nghĩa vụ của mình với dân tộc. Ông không chỉ cảm thấy còn vương nợ mà còn thẹn khi nhắc đến chuyện này.
*Câu 4:
- Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Trong bài "Tỏ lòng", Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Nỗi thẹn như vậy không làm con người thấp bé đi mà trái lại làm tăng cao nhân cách con người.
Đề 1: Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
a, Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân (câu 1, 2, 5, 6)
*Câu 1+2:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về cuộc sống chất phác của một "lão nông tri điền"với những công cụ lao độn: mai, cuốc để đào đất, xới giun, cần câu để câu cá.
- Cách dúng số từ tính đếm rành rọt: "Một..., một..., một..." cho thấy tất cả đã sẵn sàng, chu đáo.
=> Những vật dụng gắn với công việc lấm láp, vất vả của người nông dân lao động đã đi vào trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như mang một sắc thái mới, tô đậm thêm vẻ thanh nhàn, tự tại.
- "Thơ thẩn": trạng thái thảnh thơi, trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục, không bận tâm với lối sống bon chen, chạy đua với danh lợi.
- Mặc người đời với những thú vui của họ, mặc người đời bon chen, toan tính, cầu danh lợi, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ung dung, tự tại với lối sống của mình => Phải là người có bản lĩnh vững vàng mới có thể có được phong thái như thế.
*Câu 5+6:
- CUộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao. Ông sống gần gũi với tự nhiên, thuận theo tự nhiên. Mùa nào thức ấy, con người tận hưởng những thứ sẵn có xung quanh.
- Hai câu thơ là bộ trnh tứ bình về cảnh sinh hoạt với đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đầy đủ mùi vị, hương sắc. Măng trúc, giá đỗ là những món ăn thanh đạm, dân giã, mang đậm phong cách thôn quê, phù hợp với lối sống của những con người muốn hòa mình với thiên nhiên. Sinh hoạt của người thanh nhàn rất tự nhiên, thoải mái "xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao". Như vậy, chuyện ăn uống, tắm táp, làm lụng đã trở thành thứ nhàn trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhiều lần thơ Trạng Trình đã có những cử chỉ, hành động mang dáng dấp rất đỗi đời thường mà vẫn thanh cao như vậy.
"Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích
Hiên mai vắt cẳng hát nghiêu ngao"
(Thơ Nôm số 43)