Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc tư liệu, tổng hợp và viết xong bài này trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ xong là đau hết lưng 🥺
e hóng suốt giờ có part 2 làm tư liệu học tập
dzui ghê! e cảm ơn chị nhìu nhìu...
Đây sẽ là một series của mình về những vấn đề về văn học cũng như lý luận văn học, mỗi tuần mình sẽ đăng một bài và đính kèm 5 câu lý luận mà mình sưu tầm được mọi người nhé! Hy vọng series này của mình sẽ giúp mọi người có niềm hứng thú hơn với môn Văn nè =)))
Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học
- Giới thiệu được tác phẩm mới đang được công chúng quan tâm
- Tóm tắt được nội dung tác phẩm đó ( nội dung, chủ đề, đặc sắc nghệ thuật)
- Người đọc quan tâm tới vấn đề nào trong tác phẩm
- Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hoặc phản đối
Kết luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, phủ định sai lầm cần bác bỏ
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc
+ Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim
- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới
- Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: có nhịp điệu, có nhạc tính, ý ở ngoài lời
+ Ngôn ngữ khác (truyện kí: ngôn ngữ kể chuyện, kịch- ngôn ngữ đối thoại)
+ Ngôn ngữ thơ: cảm xúc, nhịp điệu, ngắt nghỉ, bằng trắc, trầm bổng, hình ảnh…
- Nguyễn Đình Thi trực tiếp bàu tỏ quan điểm về thơ tự do và thơ vần:
+ “Luật lệ thơ từ âm điệu đến vần đều là vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ”
+ “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần”
+ Định hướng cách hiểu thơ:
+ Với bất cứ hình thức nào, thơ phải diễn đạt được tâm hồn của con người hiện đại
Kiểu văn bản | Khái niệm |
---|---|
Tự sự | Trình bày sự việc, diễn biến truyện có quan hệ nhân quả nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ… |
Thuyết minh | Trình bày cấu tạo, đặc điểm, nguồn gốc, thuộc tính, kết quả của sự vật, sự việc giúp người đọc có nhận thức đúng đắn về đối tượng |
Nghị luận | Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, cách đánh giá đối với các vấn đề xã hội, các quan điểm, lập luận |
Các văn bản khác (báo chí, hành chính, quảng cáo, bảng tin, tổng kết) | Các văn bản này có chức năng thông báo… |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).
* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống – chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…
– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…
* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Bài làm cần có các nội dung sau:
- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".
+ Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?
Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.
+ Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?
Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.
- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:
+ Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?
NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.
- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.