K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cả
Toán
Vật lý
Hóa học
Sinh học
Ngữ văn
Tiếng anh
Lịch sử
Địa lý
Tin học
Công nghệ
Giáo dục công dân
Âm nhạc
Mỹ thuật
Tiếng anh thí điểm
Lịch sử và Địa lý
Thể dục
Khoa học
Tự nhiên và xã hội
Đạo đức
Thủ công
Quốc phòng an ninh
Tiếng việt
Khoa học tự nhiên
- Tuần
- Tháng
- Năm
-
DHĐỗ Hoàn VIP60 GP
-
50 GP
-
41 GP
-
26 GP
-
119 GP
-
VN18 GP
-
14 GP
-
N12 GP
-
H10 GP
-
8 GP
Đề 1:
Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Đề 2:
Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.
Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu - những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.
Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan
Trong trào lưu chung của thế giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như:Uganda, Kenya, Tanzania cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường
Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:
- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.
- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.
Tôi xin mạnh dạn phân tích những mặt thuận lợi và bất cập trong việc sử dụng các phương pháp nêu trên
Việc sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao.
Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon nhưng lợi ích mà túi nilon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nilon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nilon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.
Bản thân tôi, song song với hai biện pháp trên, thì tôi quan tâm đến việc tái sử dụng túi nilon nhưng bằng cách nào? Tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:
Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.
Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.
Biện pháp cuối cùng là phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đụng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình. Cách này đã được áp dụng đối với một số hộ gia đình nhưng hiệu quả chưa cao, nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh và làm triệt để có như thế mới giảm thiểu được việc sử dụng túi nilon. Đối với nhân viên thu gom rác cũng cần có nguyên tắc nhất định trong công việc, những hộ gia đình nào không thực hiện sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là không thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng. Theo tôi được biết, hiện Viện khoa học Thủy lợi có sáng kiến là dùng máy nén túi nilon và bắn ra dưới dạng viên, có thể tái sử dụng vào những mục đích khác, viện thủy lợi sẵn sàng mua sản phẩm dạng hạt được bắn ra từ túi nilon. Nên quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.
Trong bài viết này tôi chưa đi sâu về vấn đề tái chế túi nilon dưới dạng hạt, nếu được quý báo chọn tôi sẽ tìm hiều và đi sâu hơn về vấn đề này.
Việc sử dụng túi nilon tràn nan như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, rất mong những ban ngành liên quan sớm có những biện pháp làm giảm thiểu vì một môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.