Giúp tui với
Nhân cách quý hơn tiền bạc
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:
- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?
Viên quan tâu:
- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.
Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:
- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp:
- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?
- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.
Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.
Theo Quỳnh Cư
Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?
A. Thanh bạch, đạm bạc.
B. Sung sướng, nhàn hạ.
C. Hạnh phúc, giàu có.
D. Nhàn hạ, hạnh phúc.
Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?
A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.
B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.
C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông.
D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.
Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?
A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.
B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.
C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.
D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.
Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?
A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”
B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.
C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”
D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.
Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?
A. ngay ngắn
B. thật thà
C. trung tâm
D. tham ô.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng:
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.
Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu” liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ nổi.
B. Thay thế từ ngữ .
C. Lặp từ ngữ.
D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.
Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối bằng một quan hệ từ .
B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.
D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui
Chủ ngữ: ............................................................................................................................
Vị ngữ: ...............................................................................................................................
Câu 10: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả nói về môi trường
............................................................................................................................
............................................................................................................................
giúp mk nha mn
Đánh dấu ranh giới Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu bn nha