K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quảng Trị: Thành phố Đông Hà áp dụng Chỉ thị 15 từ ngày 29/8Lê Năng -  Chủ nhật, 29/08/2021 21:47 (GMT+7)Từ 17h ngày 29/8, thành phố Đông Hà bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng,Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính...
Đọc tiếp

Quảng Trị: Thành phố Đông Hà áp dụng Chỉ thị 15 từ ngày 29/8

Lê Năng -  Chủ nhật, 29/08/2021 21:47 (GMT+7)

Từ 17h ngày 29/8, thành phố Đông Hà bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng,

tm-img-alt

Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng, UBND thành phố Đông Hà quyết định triển khai Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn địa bàn Thành phố.

Theo đó, từ 17h ngày 29/8, yêu cầu toàn thể cán bộ, nhân dân trên toàn địa bàn thành phố Đông Hà hạn chế ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. Hạn chế việc di chuyển của người dân Tp. Đông Hà đến các địa phương khác và ngược lại. Hạn chế các cuộc họp không cần thiết, tăng cường họp và xử lý công việc theo hình thức trực tuyến, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian chống dịch.

Tạm dừng các nghi lễ hoạt động tôn giáo, tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các điểm công cộng. Dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo hình thức tại chỗ trên địa bàn, trừ các hoạt động kinh doanh thiết yếu như: Xăng, dầu, điện nước, ngân hàng, lương thực thực phẩm. Học sinh các cấp dừng việc tựu trường cho đến khi có thông báo mới. Đối với các hoạt động vận tải, chỉ cho phép chở tối đa 50% công suất.

UBND tỉnh giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Tp. Đông Hà chỉ đạo các lực lượng chức năng thần tốc truy vết tất cả F1, F2 của các ca dương tính để cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR trong thời gian nhanh nhất, ưu tiên xét nghiệm các trường hợp F1 có nguy cơ lây nhiễm cao. Chủ động điều động, tăng cường nhân lực cho Tp. Đông Hà để đảm đương nhiệm vụ của Trung tâm y tế Đông Hà do phải phong tỏa tạm thời để chống dịch. Thực hiện phương án tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Tp. Đông Hà theo hướng phân tán về các cơ sở. Tiếp tục rà soát, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho đội ngũ, lực lượng cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và duy trì công tác khám chữa bệnh. Rà soát và chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để chủ động trong công tác điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Ngày 29/8, toàn tỉnh ghi nhận thêm 04 trường hợp F0, trong đó, có 3 ca liên quan đến ca mắc trong cộng đồng được công bố ngày 27/8. Tính tới thời điểm hiện tại, Quảng Trị có 100 trường hợp dương tính với SARS-CoV2nhiễm Covid-19.

9
4 tháng 12 2021

spam ;-;

25 tháng 11 2021

Đúng ạ :3

25 tháng 11 2021

Đúng r e

21 tháng 4 2023

Nghề truyền thống là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia. Tại Hà Nội, nghề truyền thống cũng có giá trị đặc biệt và được bảo tồn và phát triển.

Các nghề truyền thống tại Hà Nội bao gồm:

Điêu khắc: Hà Nội có nhiều làng nghề điêu khắc nổi tiếng như làng nghề Đông Kinh Nghĩa Thục, làng nghề Phúc Tân, làng nghề Nghi Tàm, vv. Các sản phẩm điêu khắc được tạo ra từ gỗ, đá, ngọc, vv. và được sử dụng để trang trí các công trình kiến trúc, nội thất, vv.

Làng gốm: Hà Nội có nhiều làng gốm nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng, làng gốm Thổ Hà, vv. Các sản phẩm gốm sứ được tạo ra từ đất sét và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thủ công mỹ nghệ: Hà Nội có nhiều làng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như làng nghề Lạc Tấn, làng nghề Hàng Bè, làng nghề Hàng Gai, vv. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra từ các nguyên liệu như lụa, vải, tre, đồng, vv. và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng đúc đồng: Hà Nội có nhiều làng đúc đồng nổi tiếng như làng nghề Đông Sơn, làng nghề Ngu Xá, vv. Các sản phẩm đúc đồng được tạo ra từ đồng và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thêu: Hà Nội có nhiều làng thêu nổi tiếng như làng nghề Quất Động, làng nghề Ninh Hiệp, vv. Các sản phẩm thêu được tạo ra từ lụa, vải và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Những nghề truyền thống này không chỉ có giá trị văn hóa lịch sử mà còn có giá trị kinh tế, góp phần vào phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

16 tháng 12 2021

D

Dấu tích của nền văn hoá Chămpa ở Quảng Ngãi là di tích nào?  

A. Thành Châu Sa – Thành phố Quảng Ngãi

B. Thành Châu Sa và tháp Chánh Lộ - Thành phố Quảng Ngãi

C. Đồ gốm khai quật tại di tích Long Thạnh (Đức Phổ)

D. Tháp Chánh Lộ - Thành phố Quảng Ngãi

A. Thành phố Đà Nẵng.

4 tháng 1 2022

A

13 tháng 11 2021

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống.

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. 

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-24C; Lượng mưa trung bình những các năm gần đây của Bắc Giang khoảng 1.600 mm; độ ẩm không khí từ 74% - 80%; số giờ nắng trung bình ở tỉnh khoảng từ 1.200 đến 1.450 giờ. Là tỉnh nằm trọn trong lưu vực của hệ thống sông Thái Bình. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.

          Bắc Giang còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với khoảng trên 2.200 di tích được, trong đó có 635 di tích được xếp hạng (gồm: 518 di tích cấp tỉnh; 117 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia đặc biệt); nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình có khả năng khai thác để phát triển du lịch như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên) ...

Năm 1997, Bắc Giang được tái lập với điểm xuất phát về kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người 170USD, nền kinh tế thuần nông, cơ cầu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội yếu kém; lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn. Sau gần 20 năm tái lập tỉnh, kinh tế Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 9,5%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,1%, xây dựng tăng 9,1%), dịch vụ đạt 6,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4,7%. GRDP bình quân/người năm 2015 đạt 1.530USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; Năm 2015, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 41,6%, dịch vụ chiếm 34,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,6%.