Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mưu đồ bá chủ thế giới.
- Ngày 12/3/1947, tổng thống Mĩ đưa ra một thông điệp: “Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì”. Đây là sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh.
- Ngày 4/4/1949, Tổ chức hiệp Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước phương Tây do Mĩ đứng đầu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.
- Tháng 5/1955, Các nước thuộc khối XHCN thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava, liên minh chính trị-quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN.
⟹ Sự ra đời của NATO và tổ chức SEV đã đánh dấu sự xác lập của hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
Sau năm 1945, hai nước Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Cụ thể với các sự kiện sau :
Sự kiện được coi là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên Chiến tranh lạnh là thông điệp của tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (1947). Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, đề nghị viện trợ cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và Đông Âu.
Mĩ đã đưa ra kế hoạch Macsan (6-1947), viện trợ cho Tây Âu khoảng 17 tỉ USD nhằm phục hồi nền kinh tế Tây Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu TBCN với Đông Âu XHCN.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ra đời (1949). Đây là liên minh quân sự lớn nhất do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Để chống lại chính sách thù địch của Mĩ và các nước phương Tây,Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế-SEV (1949) để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và Tổ chức Hiệp ước Vacsava (1955) một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN châu Âu đ ã đ ư ợc th ành l ập
Sự ra đời của hai khối quân sự đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực. Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn thế giới.
Đáp án A
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, những cuộc xung đột vẫn xảy ra ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á. Nguyên nhân chính là do những mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ bùng lên dữ dội, khi mâu thuẫn Đông- Tây không còn nữa
Đáp án B
Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực
Đáp án A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ cùng các nước đồng minh liên kết chặt chẽ với nhau về kinh tế, chính trị, quân sự. Trước tình hình bị đe dọa, Liên Xô cùng các nước XHCN đã hợp tác với nhau trên lĩnh vực kinh tế như: thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV); trên lĩnh vực quân sự: thành lập khối Vácsava;… Các nước XHCN hợp tác được với nhau chính là dựa trên cơ sở quan hệ cùng chung mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, chung hệ tư tưởng Mác - Lê-nin, dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản.
Đáp án D
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống XHCN được hình thành, mở rộng đã trở thành một lực lực chính trị- quân sự- kinh tế hùng hậu, trở thành một đối trọng của hệ thống TBCN trong quan hệ quốc tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Tuy nhiên sự hình thành, mở rộng của hệ thống XHCN đã làm đảo lộn chiến lược toàn cầu. Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ phát động cũng là để tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự thắng lợi của chiến lược toàn cầu
- Sự phát triển của hệ thống XHCN là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới
- Hệ thống XHCN là một lực lượng chính trị độc lập. Sự tham gia tích cực của các nước trong hệ thống tiêu biểu là Liên Xô đã thúc đẩy việc giải quyết các mối quan hệ quốc tế theo chiều hướng tiến bộ
Đáp án D sự hình thành hệ thống XHCN giúp củng cố trật tự Ianta (cực Liên Xô) chứ không thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới theo hướng đa cực
Đáp án C
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mặc dù hòa bình là xu thế chủ đạo nhưng tình hình thế giới vẫn luôn tiềm ẩn những dấu hiệu bất ổn do:
- Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo như mâu thuẫn giữa các nước Hồi giáo với các nước phương Tây, mâu thuẫn giữa dòng Hồi giáo Sunni và Shia…
- Tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia như ở khu vực biển Đông
- Sự va chạm quyền lợi giữa các nước lớn như Mĩ- Nga, Mĩ- Trung…
- Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố như Al- Qaeda, IS…