K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2021

Người ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh

Hội thả chim bồ câuHằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ...
Đọc tiếp

Hội thả chim bồ câu

Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.

Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng tới tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.

Bồ câu là giống chim hiền lành, được xem là biểu tượng của hòa bình và thủy chung. Bồ câu lại sống theo bầy đàn, có tinh thần đồng đội, không bỏ đàn khi bay. Con người đã dựa vào những đặc tính ấy để nghĩ ra trò chơi lành mạnh này. Hội thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần tập thể và đức tính chung thủy cho con người.

(Hương Liên)

Em hiểu nghĩa của từ "nông nhàn" là gì?

A.Nghề nông vào thời kì nhàn rỗi.

B.Những người nông dân không phải làm việc gì, đi chơi xuân.

C.Người nông dân nhàn nhã.

2
30 tháng 7 2021

Em hiểu nghĩa của từ "nông nhàn" là gì?

A.Nghề nông vào thời kì nhàn rỗi.

B.Những người nông dân không phải làm việc gì, đi chơi xuân.

C.Người nông dân nhàn nhã.

22 tháng 2 2022

A

Hội thả chim bồ câuHằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ...
Đọc tiếp

Hội thả chim bồ câu

Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.

Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bỏ đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng tới tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.

Bồ câu là giống chim hiền lành, được xem là biểu tượng của hòa bình và thủy chung. Bồ câu lại sống theo bầy đàn, có tinh thần đồng đội, không bỏ đàn khi bay. Con người đã dựa vào những đặc tính ấy để nghĩ ra trò chơi lành mạnh này. Hội thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần tập thể và đức tính chung thủy cho con người.

(Hương Liên)

Trong bài Hội thả chim bồ câu có mấy câu kể kiểu Ai là gì?

A.3 câu.

B.4 câu.

C.5 câu.

1
30 tháng 7 2021

Trong bài Hội thả chim bồ câu có mấy câu kể kiểu Ai là gì?

A.3 câu.

B.4 câu.

C.5 câu.

15 tháng 2 2022

C

15 tháng 2 2022

C

7 tháng 12 2021

Tham khảo

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

7 tháng 12 2021

Tham khảo!

 

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

 

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Đơn sơ,thưa thớt,mỗi làng điều có một cái đình để thờ Thành Hoàng,giếng để sinh hoạt,..

10 tháng 4 2022

từ in đậm là từ nào?:)

10 tháng 4 2022

in đậm???

                                     Chùa Tây PhươngChùa Tây Phương được dựng xây trong khung cảnh núi sông thanh tĩnh. Đây là một ngôi chùa đẹp, làm vinh dự cho nền kiến trúc và mĩ thuật cổ xưa của dân tộc ta. Chùa gồm ba toà nhà cổ kính bàng gỗ đẹp, xếp hàng hình chữ tam. Giữa ba toà nhà có hai sân nhỏ xây hai bể nước lớn. Bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng. Ánh sáng toả ra trong...
Đọc tiếp

                                     Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được dựng xây trong khung cảnh núi sông thanh tĩnh. Đây là một ngôi chùa đẹp, làm vinh dự cho nền kiến trúc và mĩ thuật cổ xưa của dân tộc ta.

 

Chùa gồm ba toà nhà cổ kính bàng gỗ đẹp, xếp hàng hình chữ tam. Giữa ba toà nhà có hai sân nhỏ xây hai bể nước lớn. Bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng. Ánh sáng toả ra trong chùa lung linh, dìu dịu.

 

Mỗi toà nhà được kiến trúc hai tầng, tám mái, lợp ngói hình lá đề. Ngói cỡ to và dày, trông hơi giống mũi hài. Các mái uốn cong mềm mại gắn tứ linh (bốn con vật được coi là linh thiêng ngày xưa : rồng, lân, rùa, phượng) bằng sành rất thanh thoát. Trên các mái đều chạm rồng, phượng, hoa sen, lá dâu, lá mẫu đơn, tia mặt trời, mặt trăng,.., Các chân cột được làm bàng đá xanh, chạm hình cánh sen. Rui mè trên mái nhà đều có mộng ô vuông, lót ngói nhiều màu, tưởng chừng mái chùa được choàng tấm áo hoa xuân hay khoác ngoài tấm cà sa nhà Phật vậy !

 

Bước vào trong chùa, 16 vị La Hán rất bình dân với 46 tượng lớn nhỏ để ở  phía trước bái đường và chính diện. Nghệ thuật tạo hình ở các pho tượng tinh xảo và rất điêu luyện. Mỗi pho tượng đều có một nét riêng biệt, càng xem càng hấp dẫn.

 

Chùa Tây Phương tiêu biểu cho nền nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo của cha ông ta và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

 

                                            (Theo Đất nước ngàn năm )

a) Em hãy phân đoạn bài văn trên.

b) Phần thân bài có mấy đoạn văn ? ý chính của mỗi đoạn là gì ?

c) Em thích hình ảnh nào hoặc câu văn nào trong bài văn trên ? Vì sao ?

3
12 tháng 8 2021

a) Bài văn gồm 3 phần :

– Mở bài : Từ đầu đến “của dân tộc ta” – Giới thiệu bao quát về chùa Tây Phương.

– Thân bài : Từ “Chùa gồm ba toà…” đến càng hấp dẫn” – Miêu tả đặc điểm chùa Tây Phương.

– Kết bài : Còn lại – Ca ngợi chùa Tây Phương – một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta.

b) Thân bài có 3 đoạn :

– Đoạn 1 : Tả bao quát vẻ bề ngoài của ngôi chùa.

– Đoạn 2 : Tả các bộ phận của mỗi toà nhà trong ngôi chùa.

– Đoạn 3 : Tả các pho tượng trong chùa.

c) Bể nước vì bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng

12 tháng 8 2021

a) Bài văn gồm 3 phần :

– Mở bài : Từ đầu đến “của dân tộc ta” – Giới thiệu bao quát về chùa Tây Phương.

– Thân bài : Từ “Chùa gồm ba toà…” đến càng hấp dẫn” – Miêu tả đặc điểm chùa Tây Phương.

– Kết bài : Còn lại – Ca ngợi chùa Tây Phương – một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo của cha ông ta.

b) Thân bài có 3 đoạn :

– Đoạn 1 : Tả bao quát vẻ bề ngoài của ngôi chùa.

– Đoạn 2 : Tả các bộ phận của mỗi toà nhà trong ngôi chùa.

– Đoạn 3 : Tả các pho tượng trong chùa.

c) Bể nước vì bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng