K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2018

                                                                                                                Nghĩa Lộc, ngày 5 tháng 7 năm 2018

                                                                      THƯ GỬI MẸ

Mẹ kính yếu!

Đã mấy ngày mẹ về quê rồi, cũng chính là những ngày cơn bão đến.

Ngoài đường mưa to lầy lội, con sợ mẹ không về. Trong nhà có hai chiếc giường nhưng đã ướt một rồi mẹ ơi.Đêm đêm,ba bố con nhà con cùng nằm một chiếc giường, ấm áp nhưng không ngủ được mà cứ thao thức xuốt đêm. Con cứ cảm thấy trống trơn trong nhà thiếu mẹ! Sáng ngày chị hái là cho thỏ ăn, con thì chăm đàn ngan, bố đội nòn đi chợ, mua cá về nấu canh chua.

Mẹ ơi, không có mẹ con buồn lắm, không có mẹ căn nhà rất trống trơn và không còn được vui vẻ như khi có mẹ.Mẹ ơi con rất mong mẹ về thật sớm, về với nhà chúng con để cả nhà được đầm ấm như trước! 

 Mong mẹ hồi âm sớm!

                                                                                                                                                     Con của mẹ

                                                                                                                                                            VY

                                                                                                                                               NGUYỄN THẢO VY

10 tháng 8 2018

                                                                               Phú Mậu, ngày 10, tháng 8, năm 2018.

Gửi mẹ yêu!

Vậy là đã 3 ngày kể từ hôm mẹ về quê ngoại. Cả nhà rất nhớ mẹ đấy! Mẹ và ông bà ngoại bây giờ vẫn khỏe chứ? Còn ba bố con con thì vẫn rất khỏe. Ở đấy có mưa không mẹ? Nhà mình mưa rất to, một chiếc giường lớn đã ướt nên cả nhà chỉ còn một chiếc nhỏ mà thôi. Dù chật chội nhưng bao giờ cũng thấy trống trãi vì thiếu mẹ. Đêm nào cũng vậy, nằm ấm nhưng không ai ngủ được cũng chỉ vì nhớ mẹ. Thường ngày, mọi việc nhà đều có mẹ làm, giờ mẹ về quê, mọi việc như dựa vào bố. Mà mẹ cũng biết đấy, rất ít khi bố vào bếp nên bữa ăn nào cũng lúc mặn, lúc lạt. Hơn nữa cũng là do mấy hôm nay trời mưa, củi ướt nên lại càng vất vả hơn. Nhưng bữa nào, ăn vào thì cả nhà cũng cười hả hê, quên hết khó khăn, mưa bão. Ở nhà, con và chị chỉ có thể làm những việc nhỏ. Chị thì đi hái lá về cho thỏ ăn, còn con lại chăm sóc đàn ngan. Mẹ thấy ba bố con con giỏi không? Thư đã dài, con xin dừng bút tại đây, và mong rằng mẹ sẽ về sớm với cả nhà, mẹ nhé! Yêu mẹ rất nhiều! 

                                                                                                                          Con của mẹ 

                                                                                                          

                                                                                                                                                 Phan Khánh Hoài

Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươiCâu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng...................................................................................................................................................................................................................................Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):

nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươi

Câu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng.

.................................................................................................................
.................................................................................................................

Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: (2 tích) Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 5: (4 tích) Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu trong đoạn văn dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?

“Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía tây ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung lũng trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...”

Câu 6: (7 tích) Trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển có viết:

Mấy ngày mẹ về quê 
Là mấy ngày bão nổi 
Con đường mẹ đi về 
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức....

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua

Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” viết một bức thư gửi mẹ.

2
13 tháng 3 2018

Câu 1 :

- Từ láy : nhăn nheo 

- Từ ghép : cổ kính , trắng phau , thoang thoảng , xanh tươi .

Câu 2 :

- Giấy rách phải giữ lấy lề .

- Đói cho sạch , rách cho thơm .

9 tháng 8 2018

Câu 3: Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịuthơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."Không biết có đúng không nữa, dốt văn lắm =)))

21 tháng 3 2019

Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình

21 tháng 3 2019

thank you

Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo : “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây :Địa chỉ                                        Họ tên chủ hộ............................                        ..........................Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số .... phường, xã .... quận, huyện .... Thành phố, tỉnh...
Đọc tiếp

Em cùng mẹ đến chơi nhà họ hàng ở tỉnh khác và ở lại đó vài ngày. Mẹ em bảo : “Con hãy giúp mẹ điền vào phiếu khai báo tạm trú”. Em hãy làm giúp mẹ theo mẫu dưới đây :

Địa chỉ                                        Họ tên chủ hộ

............................                        ..........................

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số .... phường, xã .... quận, huyện .... Thành phố, tỉnh ..........

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên : ......................................

2. Sinh ngày : ......................................

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc : ......................................

4. CMND số : ......................................

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày ...................................... đến ngày ......................................

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu : ......................................

7. Lí do : ......................................

8. Quan hệ với chủ hộ : ......................................

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : ......................................

10. Ngày ....tháng ....năm ....

   Cán bộ đăng kí                                Chủ hộ

   (Kí, ghi rõ họ, tên)                         (Hoặc người trình báo)

Khanh

1
19 tháng 10 2019

Địa chỉ                                         Họ tên chủ hộ

128 Thiên Phước                         Trần Ngọc Khanh

Phường 9, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Điểm khai báo tạm trú, tạm vắng số 10 phường, xã 8 quận, huyện 5 Thành phố, tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh

PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ, TẠM VẮNG

1. Họ và tên : Đỗ Ngọc Phương Trinh

2. Sinh ngày : 12- 08- 1978

3. Nghề nghiệp và nơi làm việc : Giáo viên Trường Trung học Phổ thông Trần Khai Nguyên - 275 Nguyễn Trí Phương - TP. Hồ Chỉ Minh.

4. CMND số : 028504912

5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 19/01/2013 đến ngày 19/6/2013

6. Ở đâu đến hoặc đi đâu : A_9/20 Nguyễn Cửu Phú xã Tân Kiên - huyện Bình Chánh

7. Lí do : Thăm người thân

8. Quan hệ với chủ hộ : Chị gái

9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo : Nguyễn Trần Khánh (6 tuổi)

10. Ngày 19 tháng 01 năm 2013

   Cán bộ đăng kí                                Chủ hộ

   (Kí, ghi rõ họ, tên)                         (Hoặc người trình báo)

                                                             Khanh

                                                            Trần Ngọc Khanh

I/ Chính tả (4 điểm)               Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải...
Đọc tiếp

I/ Chính tả (4 điểm)

              Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Tả một loài cây mà em thích.

74
16 tháng 12 2017

Nhà thơ Đặng Hiển đã chọn một tình huống khá đặc biệt: Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội. Bài thơ dung dị với lối kể chuyện tự sự thật cảm động khi hiện lên hình ảnh: "Hai chiếc giường ướt một - Ba bố con nằm chung".

Bây giờ, cuộc sống đã khá hơn nhưng cách đây vài chục năm trước ở thời điểm nhà thơ viết bài thơ này thì đời sống còn khá chật vật nhất là những Khu tập thể công nhân viên chức. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống: "Vẫn thấy trống phía trong - Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế, người này nghĩ về người kia có một linh giác nào đó giao cảm nối họ với nhau: "Nghĩ giờ này ở quê - Mẹ cũng không ngủ được".

"Cơn mưa dài" ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn lòng như lửa đốt: "Thương bố con vụng về - Củi mùn thì lại ướt". Bây giờ chúng ta nấu bằng bếp ga, bếp điện; ngày đó cuộc sống thiếu thốn phải nấu bằng củi gỗ, mùn cưa - thứ nhiên liệu thô sơ này ướt đẫm thì khó mà nhen đỏ được. Tác giả chọn chi tiết thật đắt, thật sống động nói về cái ăn, cái ngủ thiết thực của con người làm bối cảnh để nổi bật lên tình thương yêu gắn bó với nhau, nương tựa vào nhau vượt lên những khó khăn vật chất.

Nhà thơ Đặng Hiển tiếp tục cái mạch kể thật thà về chuyện chị hái lá cho thỏ, em chăm đàn ngan và: "Bố đội nón đi chợ - Mua cá về nấu chua". Bố đội nón hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu cả canh chua cho con - Một món ngon ẩm thực rất quen thuộc ở nông thôn. Hình ảnh "Bố đội nón" thật ngồ ngộ thương thương mà thẫm đẫm tình người.

Bài thơ là một loạt ứng xử về các mối quan hệ giữa: Bố và con, con và mẹ, vợ và chồng giữa con người và thế giới và vật nuôi thật ấm cúng. Vắng mẹ, nhưng mẹ vẫn phảng phất đâu đây trong mỗi việc làm của con, của bố. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch, ảo hoá lung linh bừng sáng khi: "Thế rồi cơn bão qua - Bầu trời xanh trở lại". Đây là quy luật của tự nhiên, nhưng "Mẹ về như nắng mới - Sáng ấm cả gian nhà". Là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Nắng có thể là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

Viết về mẹ là một đề tài quen thuộc dễ có sự trùng lặp về cấu tứ. Nhà thơ Đặng Hiển đã dùng lối "đòn bẩy" để nâng hình ảnh người mẹ lên qua bóng dáng, việc làm, tình cảm của những người thân là một tứ thơ độc đáo. Đây là một thành công của anh góp vào trang thơ viết về mẹ một nốt trầm sâu thẳm, một gam màu sáng ấm, một bức tranh quê gần gũi yêu thương và cảm động.

ĐÔNG VỀ ... Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về.  Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta...
Đọc tiếp

ĐÔNG VỀ ...
 Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về. 

 Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta lười bước chân ra khỏi giường để đi chợ ban sớm. Hôm nay, khu chợ tôi thường ngồi bán hàng cho mẹ vì thế vắng khách đi hẳn. Mặc dù đã mặc chiếc áo thu đông mới mua của nhà MEO, nhưng gió to khiến tôi thu mình lại vì lạnh buốt da thịt.

Đông về, bếp củi lửa đằng sau thường ngày tôi chả mấy khi bước xuống, thì nay nó lại là nơi tôi ngồi sưởi ấm, thực ra là đun nước để tắm. Cái bếp củi mẹ tôi làm ngày ấy, tôi là đứa vẽ bậy bằng than củi lên tường nhiều nhất, và cũng là nơi tôi thấy nó còn chút gì đó cổ kính của làng quê Bắc Bộ. Mùi khói bếp tuy làm cay nơi sống mũi, nhưng cảm giác có hơi ấm và ảo diệu lạ kì.

Đông về, có lẽ thứ mà tôi thích nhất là mỗi tối được ủ trong chăn ấm cùng những người thân yêu của mình, là chiếc găng tay ấm nóng nhưng gió vẫn có thể xuyên qua, là nồi lẩu quây quần cùng bè bạn. Đông rét thật đấy nhưng ôi chao, sao tôi yêu mùa Đông đến thế. Mùa đông đẹp lạ, đẹp lùng, tuy buồn nhưng man mác niềm vui. Tôi yêu mùa Đông bởi cái nắng chẳng còn gay gắt như những ngày hè đổ lửa, cũng chẳng có những bữa mưa phùn nồm ẩm khó chịu. Nhưng sao đẹp bằng trời Thu được, nhỉ nhưng tôi vẫn thích hehehe.

 Bạn yêu mùa đông bởi điều gì ? Còn tôi, tôi yêu những lớp áo tầng tầng lớp lớp như cục bông  ấm áp. Tôi nhớ lắm mùa đông của năm trước, khi vào những ngày lạnh nhất trong năm, tôi và lũ bạn rủ nhau lên Hồ Tây " lộng gió" để vi vu. Nhanh thế nhỉ, tôi vừa mới trượt đại học xong mà, vừa mới lên HN để đi làm thôi mà vậy mà giờ đã đến mùa đông năm sau, đã đặt chân vào học viện X. 

Bạn có kỉ niệm gì đáng quý với mùa đông không? Mùa đông tôi hay lượn vài vòng trong chăn ấm :)), lượn qua nhà Meo mua đồ Đông và lướt mạng nghe người ta kể về mùa đông. Mùa đông lạnh, cũng vì thế người ta muốn xích lại gần nhau, chắc vậy mà mới có bài hát " Mùa đông là quá lạnh để có thể xa nhau..." . Mùa đông vì thế mà được nhìn đặc sản cơm chó nhiều hơn. 

Mùa đông,cũng sẽ sát lắm những ngày cuối năm, vì thế mà cuộc sống hối hả, người người chạy đôn chạy đáo với mong muốn có được cái Tết an lành. Nhiều khi, tôi cũng sợ mùa Đông bởi nó khiến người ta phải bận rộn quá, bận rộn kiếm ăn, bận rộn để có tiền về quê, có tiền sắm Tết... Nhưng dù sao tôi vẫn yêu nó khôn cùng.... 

Còn với bạn, mùa đông là gì nhỉ ?
mọi người ơi bài này được không ạ?

0
Ai trả lời được những câu này nhanh và chính xác thì mình sẽ tick luôn : Câu 1 : Một đàn chuột điếc đi trên đường. Hỏi đàn chuột đó có bao nhiêu con ? Câu 2 : Một nhà tù có rất nhiều tù nhân. Ngày nào cũng thế, tất cả tù nhân đi ra ngoài rồi lại đi vào, tại sao ? Câu cuối : Một gia đình giàu có có một cậu con trai, họ còn thuê đầu bếp, cô giúp việc và cô trông trẻ. Một ngày hai bố...
Đọc tiếp

Ai trả lời được những câu này nhanh và chính xác thì mình sẽ tick luôn :

 Câu 1 : Một đàn chuột điếc đi trên đường. Hỏi đàn chuột đó có bao nhiêu con ?

 Câu 2 : Một nhà tù có rất nhiều tù nhân. Ngày nào cũng thế, tất cả tù nhân đi ra ngoài rồi lại đi vào, tại sao ?

 Câu cuối : Một gia đình giàu có có một cậu con trai, họ còn thuê đầu bếp, cô giúp việc và cô trông trẻ. Một ngày hai bố mẹ đi ăn đám cưới, để cậu con trai ở nhà. Khi trở về thì thấy cậu con trai nằm chết lê liệt giữa nhà. Khi cảnh sát điều tra thì họ đều khai :

 Người giúp việc : Lúc đó tôi đang dọn phòng tắm.

 Cô trông trẻ : Tôi thì ủi quần áo, chuẩn bị sách vở cho cậu chủ để ngày mai cậu chủ đi học.

 Đầu bếp : Tôi thì làm rơi quả trứng xuống sàn và dùng chổi lau nhà.

Sau khi nghe những bằng chứng, cảnh sát đã tìm ra ngay thủ phạm ! Hãy tím tên sát nhân đó !

6
18 tháng 8 2018

1, chuột điếc là hư tai, hư tai là 24.

2, mik đóan  là   :  đi lao động ở ngoài tù vì ko lao động sẽ bị đánh.

3, mik chịu thua

18 tháng 8 2018

chuột điếc là hư tai hư tai là hai tư 24 con

câu 2 ko bít

đầu bếp là thủ phạm

MÔN TIẾNG VIỆT I. Đọc hiểu:                                              HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN  Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này....
Đọc tiếp

MÔN TIẾNG VIỆT 
I. Đọc hiểu:                                              HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN  Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.  Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền   Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên.Miệng túi không hiểu sao lại mở.Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng  một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : -Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.           Thế là người mẹ được  chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.   
 
Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1: Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? a. Giàu có, sung sướng. b. Nghèo khó, vất vả. c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn. Câu 2: Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? a. Ngày đêm chăm sóc mẹ. b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho  mẹ. c. Tất cả những việc làm trên. Câu 3: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? a. Thầy thuốc giỏi. b. Bà tiên. c. Bà lão tốt bụng. Câu 4: Vì sao bà tiên lại nói: “ Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì? a. Khuyên người ta nên thật thà. b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà 
 
 MÔN TIẾNG VIỆT 
I. Đọc hiểu:                                              HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN  Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.  Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền   Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên.Miệng túi không hiểu sao lại mở.Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng  một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : -Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.           Thế là người mẹ được  chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.   
 
Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1: Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? a. Giàu có, sung sướng. b. Nghèo khó, vất vả. c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn. Câu 2: Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? a. Ngày đêm chăm sóc mẹ. b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho  mẹ. c. Tất cả những việc làm trên. Câu 3: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? a. Thầy thuốc giỏi. b. Bà tiên. c. Bà lão tốt bụng. Câu 4: Vì sao bà tiên lại nói: “ Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì? a. Khuyên người ta nên thật thà. b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà 
 
 MÔN TIẾNG VIỆT 
I. Đọc hiểu:                                              HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN  Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường.  Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền   Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên.Miệng túi không hiểu sao lại mở.Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng  một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “ tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : -Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.           Thế là người mẹ được  chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau.   
 
Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1: Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? a. Giàu có, sung sướng. b. Nghèo khó, vất vả. c. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn. Câu 2: Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? a. Ngày đêm chăm sóc mẹ. b. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho  mẹ. c. Tất cả những việc làm trên. Câu 3: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? a. Thầy thuốc giỏi. b. Bà tiên. c. Bà lão tốt bụng. Câu 4: Vì sao bà tiên lại nói: “ Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” a. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. b. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. c. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. Câu 5: Ý nghĩa câu chuyện là gì? a. Khuyên người ta nên thật thà. b. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. c. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà 
 
 

5
17 tháng 10 2021

SORRY BÀI CỦA BẠN BỊ HỎNG PHÔNG CHỮ.BN CÓ THỂ SẮP XẾP LẠI DC KO,MẮT MN KÉM KO NHÌN RÕ

17 tháng 10 2021

Câu 1:B

Câu 2:C

Câu 3: Cô bé ko bị bệnh, mẹ cô bé bị.

Câu 4:B

Câu 5:C

Nếu bạn rảnh có thể vào kênh mình ủng hộ nhé.Thanks!

https://www.youtube.com/channel/UCOgxcE6E2JgJcvpbQTFzZsQ