Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Cờ:
- Chúng em đang chơi cờ.
- Lá cờ Tổ quốc bay phấp phới giữa trời.
b) Đông
- Đàn kiến rất đông.
- Mùa đông đến rồi.
Tôi có dáng người nhỏ bé
Bạn ấy thật nhỏ nhen
<=> Trong tùy trường hợp mà ý nghĩa có thể đổi được
1. Sao con cún này nhỏ bé quá vậy?
2. Bạn học đâu ra thói nhỏ nhen đấy thế?
- Nhỏ bé là để chỉ hình thái bên ngoài, đặc điểm của một vật nào đó. Có thể thay bằng: nhỏ xíu, tí hon...
- Nhỏ nhen là tính từ chỉ tính cách của con người. Có thể thay bằng: ích kỷ, nhỏ mọn...
Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ sau
thật thà <=> gian dối
giỏi giang <=> kém cỏi, yếu kém
cứng cỏi <=> mềm yếu
hiền lành <=> ác độc
nhỏ bé <=> to lớn, rộng lớn
vui vẻ <=> tức giận
cẩn thận <=> ẩu đả
siêng năng <=> lười nhác, lười biếng
nhanh nhẹn <=> chậm chạp
đoàn kết <=> chia rẽ
Đặt hai câu với các từ vừa tìm được
( Mình đặt ví dụ thôi, bạn tham khảo nhé! )
1. Đoàn kết là sức mạnh tinh thần lớn nhất.
2. Chia rẽ sẽ đem lại cho con người sự cô đơn, buồn tẻ.
Học tốt;-;
Trả lời:
Người xưa đặt xa luật tục để mọi người tuân theo mà sống cho đúng; nhằm giữ gìn và bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng.
Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Lao động, luật Báo chí, luật Bảo vệ môi trường, luật Giáo dục.
đang ăn cơm thời sự chiếu học sinh nghèo vượt khó bố mẹ chửi em rất to nhưng khi hết học sinh nghèo vượt khó rồi thời sự lại chiếu cô bé này học rất giỏi được rất nhiều giấy khen nhưng em chẳng được cái giấy khen nào thấy vạy em có cảm giác cả nhà, tổ tiên, hàng xóm... đang chửi em ngu tiếng chửi của mọi người càng ngày càng to.
Cuối cùng thời sự cũng hết nhưng em không thể nào quên cái bữa cơm "Tình cảm" ấy...
Một câu chuyện tình cảm của con bạn và em ớ thế là bạn bè cùng chung hoàn cảnh đúng là bạn tốt...
HAHAHA có ai thấy mấy cái câu trả lời này hơi"mặn" ko?
Chủ đề: Học sinh không đội mũ bảo hiểm
Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện như xe máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đang trở thành một vấn nạn gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ.
Thế giới hiện đại với sự bùng nổ của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời của nhiều phương tiện giao thông hiện đại, trong đó có xe đạp điện. Với giá cả hợp lý, mẫu mã đa dạng thì xe đạp điện đã trở thành một phương tiện được nhiều người sử dụng. Trong đó phần lớn là giới trẻ, đặc biệt nhiều nhất là đối tượng học sinh THCS và THPT. Tuy nhiên, loại phương tiện này có thể đạt tốc độ lên tới 40 -50 km/giờ, gây ra nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Chính vì vậy, theo quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp điện bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng, hiện nay, có rất nhiều học sinh không chấp hành đúng theo quy định này. Nếu đa số các bạn học sinh đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Thì vẫn còn có một bộ phận không nhỏ khi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này vào mỗi giờ tan trường, khi mật độ giao thông quanh khu vực này trở nên đông đúc. Việc đội mũ bảo hiểm đôi khi chỉ để đối phó, nếu có sự giám sát của nhà trường, sau khi ra khỏi phạm vi trường học lập tức tháo ra. Một số bạn học sinh còn đội mũ mà không đóng quai một cách cẩn thận dễ gây ảnh hưởng đến người khác vì mũ có thể rơi ra đường gây cản trở giao thông. Nhiều bạn còn đem theo mũ bảo hiểm nhưng không đội mà để ở giỏ xe, chỉ khi nhìn thấy lực lượng cảnh sát giao thông từ xa mới dừng lại đội mũ.Vậy nguyên nhân nào khiến cho tình trạng trên vẫn tiếp tục tiếp diễn? Đầu tiên phải nhắc đến ý thức của chính người học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ quy định phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện. Hoặc có những học sinh nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng nếu xảy ra tai nạn mà không đội mũ bảo hiểm. Một số học sinh còn cho rằng đội mũ bảo hiểm sẽ làm mất thẩm mĩ, gây nóng bức chật chội. Có những học sinh cá biệt cho rằng không đội mũ bảo hiểm là khác người, nên không đội mũ để gây sự chú ý. Ngoài ra, nguyên nhân cũng xuất phát từ chính nhà trường khi chưa có những biện pháp tuyên truyền một cách hiệu quả để học sinh nghiêm túc chấp hành. Lực lượng cảnh sát cũng chưa xử phạt một cách nghiêm khắc mà đã số chỉ nhắc nhở hay bỏ qua cho những hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà hiện tượng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm ngày càng tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu xảy ra tai nạn bản thân người điều khiển phương tiện sẽ gặp phải những chấn thương nghiêm trọng đến não bộ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng làm mất đi nét đẹp văn minh đô thị. Đặc biệt, học sinh THCS và THPT là những đối tượng dễ dàng sa ngã, nếu thấy bạn mình không đội mũ bảo hiểm sẽ học theo, tạo nên một tấm gương xấu cho những học sinh khác. Chính vì vậy theo em, gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề trên. Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con cái để khuyên bảo nhắc nhở các em việc thực hiện tốt quy định. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh. Còn xã hội cần tích cực tuyên truyền tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Đối với lực lượng cảnh sát an ninh cần nghiêm khắc xử lí cách hành vi không chấp hành để có tính răn đe, giáo dục. Đối với bản thân em là một học sinh cũng cần phải ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định.
Đội mũ bảo hiểm - một hành động nhỏ bé nhưng cũng góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Mỗi học sinh hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước an toàn khi tham gia giao thông từ những hành động nhỏ bé ấy.
Chọn chủ đề này vì: Thấy đây là một vấn đề phổ biến
truền thống làng e đc lưu giữ đời này qua đời khác ( đã vừa ý bạn chưa nà :33)
- Nhân dân ta có truyền thống lao động cần cù.
- Ông đã truyền bá nghề nuôi tôm cho bà con.
- Mỗi dân tộc đều có một phong tục khác nhau.
- Mọi người truyền tụng công đức của bà.
- Các dân tộc, tập quán đều có một cách sử phạt khác nhau .