K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a.

Làm bộ: chỉ sự giả vờ, không thật.

Đặt câu: Anh ấy làm bộ như mình không liên quan

Làm dáng: chú ý về vẻ bề ngoài, làm đẹp.

Đặt câu: Mới còn nhỏ, nhưng Bình đã biết làm duyên, làm dáng.

Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Cô Hoa đã nhiều tuổi, nhưng vẫn làm cao.

b.

Nhẹ nhàng: chỉ thái độ hoặc hành động hoặc tính chất nhỏ nhẹ, không gây tiếng động, tạo sự nhã nhặn, gợi sự nhàn hạ trong công việc.

Đặt câu: Thời tiết mùa thu thật nhẹ nhàng, mát mẻ

Nhè nhẹ: hơi nhẹ, gợi sự chuyển động lướt qua nhẹ nhàng.

Đặt câu: Bước đi của cô giáo em nhè nhẹ.

Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Sau khi đã hoàn thành công việc tôi thấy thật nhẹ nhõm.

c.

Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Nhưng bông hoa nho nhỏ khoe sắc trong vườn

Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Cô ấy, tính cách rất nhỏ nhen

Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Đây chỉ một việc hết sức nhỏ nhặt.

7 tháng 5 2023

a.

- Làm bộ: sự giả vờ.

Đặt câu: Anh ấy thích cô nhưng vì ngại không dám thổ lộ nên làm bộ như không có tình cảm vậy.

- Làm dáng: làm đẹp.

Đặt câu: Bạn A lớp tôi làm dáng ghê lắm.

- Làm cao: sự kiêu ngạo, chảnh.

Đặt câu: Thích vậy mà còn làm cao.

b.

- Nhẹ nhàng: có tính chất nhẹ, không gây cảm giác nặng nề hoặc chỉ đức tính con người.

Đặt câu: Đây quả thật là công việc nhẹ nhàng!

- Nhè nhẹ: hơi nhẹ.

Đặt câu: Gió thổi nhè nhẹ qua từng kẽ lá.

- Nhẹ nhõm: cảm giác thanh thản, khoan khoái, không bị vướng bận hay nặng nề bởi thứ gì.

Đặt câu: Làm xong bài tập về nhà khiến mình thở phào nhẹ nhõm.

c.

- Nho nhỏ: hơi nhỏ.

Đặt câu: Những bông hoa nho nhỏ đang tỏa ngát hương.

- Nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh.

Đặt câu: Mình còn chút vốn liếng nhỏ nhoi, bạn cầm lấy để làm việc cần thiết nhé!

- Nhỏ nhen: hẹp hòi, hay chú ý đến những việc nhỏ nhặt.

Đặt câu: Sau câu chuyện tối qua mới thấy lòng dạ anh ấy thật nhỏ nhen.

- Nhỏ nhặt: những điều không đáng kể.

Đặt câu: Tuy chỉ có chút phần quà nhỏ nhắt nhưng ở đó chất chứa tình thương của tất cả mọi người

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0
2 tháng 5 2017

Ý kiến thích hợp nhất là ý kiến d. Bởi các ý kiến khác đều không phù hợp lí giải cho hình ảnh “Tráp đựng kiếm có tiếng kêu”.

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

12 tháng 4 2018

Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

    + Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

    + Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

15 tháng 5 2019

Đáp án D, bởi vì cả đáp án B, C đều đúng, đáp án A sai

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Câu a2, b2, c2 đã thay đổi trật tự từ so với câu a1, b1, c1. Việc thay đổi như vậy không phù hợp. Vì:

- Với câu a2, b2 không đảm bảo được về lô-gíc ngữ nghĩa của câu.

- Câu c2 không đảm bảo về ngữ pháp trong câu.

3 tháng 6 2017
  1. Những chân lý được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo:
  • “Việc nhân nghĩa côt ở yên dân” – một chân lý đến đời này vẫn còn luôn đúng đắn là phải luôn luôn đặt quyền lợi và lợi ích của nhân dân lên hàng đầu. Không thể cậy quyền cậy thế mà bao che cho nhau rồi làm hại dân lành.
  • Người nhân nghĩa là người lo được cho nhân dân cuộc sống yên ấm, hòa bình.
  • Đất nước ta dẫu có trải qua bao đời, bao thăng trầm thì sau cùng vẫn giữ vững nền độc lập.

Như vậy, Nguyễn Trãi vừa khẳng định yếu tố nhân nghĩa là lấy dân làm chủ, vừa khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc.

  1. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như tuyên ngôn độc lập vì:
  • Trước hết Nguyễn Trãi đã lấy lợi ích của nhân dân ra làm điều đầu tiên trong tư tưởng nhân nghĩa. Mọi việc đều vì sự yên ấm của nhân dân.
  • Sau đó, ông khẳng định chủ quyền và nền độc lập của dân tộc đã trải qua bao đời, bao sử sách, dẫu có thăng trầm thì nền độc lập ấy cũng vẫn vững vàng.
  1. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ đanh thép, những chứng cứ xác thực để làm minh chứng cho nền độc lập của dân tộc. Cùng với đó là những phép so sánh chính xác, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.

Những chứng cứ ông đưa ra ở đây đều rất chính xác trong sử sách:

“Lưu cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”