Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?
a, Này ,cậu ơi sau khi sinh hoạt đâu tuần thì chúng ta có thể nói chuyện được,nhé ?
b,Nhà cậu trông thật tuyệt đấy .
c,LINH ơi là Linh ,sao lại thế chứ ?
d,Ồ chơi diều cũng vui mà nhỉ ?
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạnCâu hỏi tỏ ý khen : Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy ?
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
Câu hỏi tự trách mình : Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.
Câu hỏi để nêu ý kiến : Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé !
- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!
- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!
b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ !
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !
- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !
- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ !
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !
- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !
Dùng câu hỏi để làm gì ? | Dùng trong những tình huống nào ? |
a) Để tỏ thái độ khen, chê | M: - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu"Bé ngoan". Em khen bé: "Sao bé ngoan thế nhỉ?" - Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?" |
b) Để khẳng định, phủ định | M: - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: "Học võ làm gì? Học bơi không thiết thực hơn à?" - Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?” |
c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn | M: - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo:"Em ra sân chơi cho chị học bài được không?" - Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ? |
Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học. Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.
Sáng thứ sáu tuần trước là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Tổ bạn Hoa thì nhặt rác sau vườn. Tổ bạn Học cùng cô giáo khơi thông rãnh nước chảy. Được phân công, bạn nào cũng hồ hởi với nhiệm vụ của mình. Các bạn làm việc rất tích cực và hăng say. Ai cũng muốn làm thật nhanh thật sạch để được tuyên dương. Các bạn vừa làm, vừa nói chuyện rôm rả. Nắng vàng chiếu vào những khuôn mặt xinh tươi làm cho đôi má bạn ửng hồng. Nhóm em, bạn nào cũng nhanh tay nhặt cỏ, nhặt lá bỏ vào sọt. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Chả mấy chốc, bồn hoa đã sạch tinh cỏ dại. Những bông hoa đủ màu sắc rung rinh trước gió vẫy chào như thầm cảm ơn chúng em. Cô hiệu trưởng đi ngang qua, thấy chúng em đang thu dọn dụng cụ lao động. Cô khen: Các em giỏi lắm! Các em làm việc như vậy có vui không?. Một tiếng "Có ạ" đồng thanh vang lên. Bạn nào bạn ấy cũng tự hào vì mình đã góp phần nhỏ bé của mình để cho ngôi trường thêm xanh, sạch, đẹp. Em thêm yêu ngôi trường em. Em nhớ mãi buổi lao động này.
a) Kể về hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi ở trường. "Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng nô đùa của tụi trẻ chúng tôi. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ nhảy dây... diễn ra sôi nổi. Một số không ham thích các trò chơi thì tụm năm tụm bảy dưới các gốc cây cổ thụ, tán chuyện trên trời dưới đất, cười nói rôm rã"
b) Tả các bạn trong lớp em. "Lớp 4B của em có 45 bạn. Mỗi người mỗi dáng vẻ, mỗi tính nết khác nhau. Hòa thì mập mạp đi đứng có vẻ chậm chạp nhưng cái miệng thì nhanh nhảu, tía lia. Hà thì dong dỏng cao, ít nói, lầm lì nhưng lại dễ gần dễ mến. Phượng thì chanh chua đanh đá nhưng không thù ghét ai bao giờ. Mấy bạn nam thì nghịch ngợm hay trêu chọc các bạn nữ nhưng rất tốt bụng"
c) Giới thiệu các bạn trong tổ em với chị phụ trách mới: "Trong tổ em gồm chín bạn, bốn nam, năm nữ. Chúng em học chung với nhau từ lớp một cho đến bây giờ. Nhà lại cùng chung một ấp nên chúng em rất gần gũi, gắn bó với nhau. Tổ trưởng là bạn Mỹ Hằng học giỏi nhất tổ. Còn đây là Hương, Hiền hai cây đơn ca số một của khối bốn, rất nhí nhảnh và hồn nhiên. Loan và Hường ít nói, sống chân tình với bạn bè. Bốn bạn nam là Cường, Dũng, Phong, Đạt nhanh nhẹn tháo vát và ai cũng khỏe như đầu máy xe lửa".
Đặt câu phù hợp với các tình huống đã cho
a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chúng mình sẽ nói chuyện được không?
b. Sao mà nhà bạn gọn gàng ngăn nắp thế?
c. Có gì khó đâu. Sao mình lại lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích đấy chứ?