K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

4 tháng 3 2023

"Tĩnh dạ tứ" của tác giả Lý Bạch 

3 tháng 3 2023

+ Cây tre Việt Nam 

Tác giả:Thép Mới

+ Cô Tô 

Tác giả:Nguyễn Tuân

+ Sông Nước Cà Mau 

tác giả:Đoàn Giỏi

13 tháng 4 2022

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

22 tháng 6 2021

thank you bạn 

7 tháng 8 2021

Nếu sức mạnh của thơ nằm ở khá năng gợi cảm và truyền cảm của nó thì có thể coi "ông đồ" của Vũ Đình Liên là một bài đầy chất thơ ít có bài thơ nào ngăn ngủi chỉ có năm khổ ngũ ngôn như thế mà để đọng lại một ấn tượng thấm thía, gợi lên cả một hoài niệm ngậm ngùi đến như vậy. Nỗi ngậm ngùi về một nét đẹp truyền thống đã mất đi. Nỗi cảm thương cho một lớp người lỗi thời dù đã chìm lịm đần vào dĩ vãng. Đó là nội dung chính của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ. Đó cũng là đặc điểm khiến cảm hứng nhân văn này đọng bền, in sâu vào tâm trí bạn đọc, càng về sau này hình như càng giàu sức ngân vang hơn. Có phải nhân vật ông đồ ở đây cũng tương tự một cổ vật, mà thời gian càng trôi, giá trị càng lớn?

Ta thấy trong cảm hứng của Vũ Đình Liên có hai nốt lớn: sự cảm phục thích thú trước vẻ đẹp chữ nghĩa ông đồ, và nỗi cảm thương man mác trước "cái di tích liều tuỵ đáng thương của một thời tàn" - như chính lời tác giả tự bộc lộ.

 

Lòng cảm phục của nhà thơ hướng về những nét chữ "Như phượng múa rồng bay" của một bút pháp có "hoa lay". Những nét "phượng múa rồng bay" ấy đủ khiến mọi người "tấm tắc ngợi khen tài", và chinh phục luôn cả nhà thơ. vẻ đẹp ấy trên nền cảnh "hoa đào nở" ứng với thời tiết gợi cảm đầu năm và trong không khí xuân về Tết đến, càng như được hoà quyện thêm một hơi men cuốn hút.

Nhưng sự cảm phục ấy ở đây chỉ như một tiền đề, một nguyên nhân phát sinh nỗi buồn liếc hoài cổ, rất thấm đậm trong bài. Càng ngợi khen, cảm phục bao nhiêu vẻ đẹp "phượng múa rồng hay" kia, nhà thơ càng buồn nhớ bâng khuâng bấy nhiêu trước cảnh hiu quạnh chợ chiều mỗi năm mỗi vắng - người thuê viết nay đâu? Đặc biệt hai dòng thơ sau mang một sức mạnh tâm tình, một sắc thái "thi lại ngôn ngoại" đầy dư vị, ôm ba:

Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu...

 

Thật là những hình ảnh có hồn, những dòng thơ chứa chất tâm sự. Nói là cái buồn của giấy, kì thật là nỗi xót xa cùa người trước cảnh phai làn của cái đẹp. Nói là mực đọng trong nghiên, chỉ là nội cách thể hiện nỗi sầu thương trước một hiện tượng đáng trân trọng đang sắp tiêu vong.

Đến hai khổ thơ cuối bài thơ, tình cảm của tác giả hướng hẳn về con người đã tạo ra vẻ đẹp trên kia. Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đó, nhưng hầu như hị quên lãng hẳn, đến nỗi "qua đường" không ai hay" mới đáng buồn, tội nghiệp làm sao! Chỉ còn "lá vàng rơi trên giấy" trong khi "ngoài kia mưa bụi bay" như muốn vùi kín, xoá nhoà đi tất cả vẻ đẹp đáng trân trọng của một thời. Cả một lớp người quá "đát"! Cả mội nếp sinh hoạt văn hoá đặc sắc không còn.

Cuối cùng, bóng dáng những ông đồ đã mất hẳn. Họ đã mất một mẫu người "xưa". Tiếng gọi hồn "những người muôn năm cũ" ấy, có thể tác giả chỉ nhằm vào mội thế hệ đã hết thời. Nhưng ta vẫn nghĩ nỗi cảm thương, lòng tiếc nuối mong mỏi đó không chỉ dành cho những ông đồ, dành cho cả những nét đẹp văn hoá cổ truyền đang bị mất dần. Nỗi tiếc nhớ mong mỏi đó trong nliững nãm gần đây ngày càng gặp được nhiều hơn những nỗi niềm đồng vọng của thế hệ hôm nay ý thức hướng về nguồn. Những dịp Tết mới rồi, cùng với việc phục hồi các lễ hội dân gian; một số nơi như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức triển lãm thư pháp, "cho chữ" ở Văn Miếu... Hỡi tác giả hài thơ bất hủ Ông đồ, bây giờ cũng đã thành "người muôn năm cũ" ở thế giới bên kia! Giấy đỏ mấy năm nay đã thắm lại rồi; mực lại lóng lánh trong nghiên cho khóa tay phóng bút những vế đôi mừng xuân khi hoa đào nở đấy. Người có vui chăng?

10 tháng 3 2022

tham khảo

1. Mở bài

4.Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

Câu 1: hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn lúc ở trong tù của Bác Hồ. Với tâm hồn thi sĩ như Bác thì một chút hoa và rượu là nguồn cảm hứng tuyệt vời để thi sĩ sáng tác nên cảnh thiếu thốn về vật chất này như một nỗi cực hình đối với nhà thơ.

Câu 2: trước cảnh thiếu thốn ở trong tù như thế nhưng cảnh đẹp giữa đêm khuya vắng vẻ đã làm tâm hồn Bác cũng phải xao xuyến khó mà hững hờ. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.

Câu 3 + 4: Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Hai câu thơ được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ.

→ Bài thơ mang đến cho chúng ta cái nhìn, cách cảm về một góc độ khác của chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh sự thông minh, trí tuệ giúp nước nhà giành độc lập, Bác còn là một thi sĩ có tâm hồn bay bổng, hòa mình cùng với thiên nhiên, với cảnh đẹp dù trong hoàn cảnh éo le nhất.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Văn mẫu tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan của Bác trong bài thơ Ngắm Trăng

Nói về con người và tâm hồn Bác, chúng ta biết Bác là nơi hội tụ những gì tốt đẹp nhất lưu lại từ quá khứ và những mơ ước tương lai, là kết tinh những phẩm chất quí giá của lịch sử và thời đại. Cho nên ở “Nhật kí trong tù” có bài hồn hậu, trong trẻo như thơ dân gian, nhưng cũng có bài trang trọng, bát ngát như thơ Đường, thơ Tống, cốt cách Á đông mà vẫn hiện đại: Bài “Ngắm trăng” tiêu biểu về đặc sắc nghệ thuật này của thơ “Nhật kí trong tù”:

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không biết tự bao giờ, ánh trăng đã toả sáng bàng bạc trong hầu hết những bài thơ phương Đông. Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sâu xa của vầng trăng trở thành một “mô típ trữ tình”, bởi sự gần gũi với tâm hồn con người á đông - một sự hoà quện, đồng cảm tự bên trong giữa con người và thiên nhiên. Trong cái bát ngát lung linh của vầng trăng - khoảng trời, phải chăng con người lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu trong chính bản thân mình, trong sự im lặng mênh mang và huyền diệu của ánh trăng? ... Bác Hồ của chúng ta rất yêu thiên nhiên, tâm hồn và thơ của Người tràn đầy ánh trăng, ánh trăng rất sáng, rất trong, rất đẹp.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn.

Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống: ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á Đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Trăng và người trong mối giao cảm tri âm, tri kỉ. Người hướng ra ngoài song sắt để đến với trăng, và trăng theo người toả sáng vào trong tù. Con người và ánh trăng này rõ ràng là hết sức mới mẻ, hiện đại. Trăng và người như hai người bạn cùng yêu nhau, vượt qua các song sắt tàn bạo, cái hoàn cảnh khổ đau, ngăn trở của nhà tù. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của người làm thơ, ánh trăng và tư thế vọng nguyệt kia biểu hiện chất thép của một người chiến sĩ cách mạng, đứng ở trên mọi gian khổ tù đày. Có thể nói rằng, Bác đã đưa ánh trăng toả sáng vào trong nhà tù hay chính tâm hồn người đã toả sáng trên vầng trăng của bài thơ này.

Cùng một vầng trăng, mà biết bao mặc cảm, buông xuôi, chán chường trong thơ Nguyễn Khuyến “song thưa để mặc bóng trăng vào”, hay cái ngậm ngùi, thoát li của Tản Đà với “trần thế em nay chán nữa rồi”. Trong cái bát ngát của vầng trăng thơ Bác, chúng ta lắng nghe và phát hiện ra cái chất người vĩnh cửu: một tình yêu phóng khoáng, nồng nàn, say đắm thiên nhiên, cuộc sống; một ý chí, một tinh thần cách mạng kiên cường luôn luôn hướng ra ánh sáng cuộc đời. Ánh trăng của Người không chỉ bàng bạc những nỗi niềm, tấc lòng con người như thơ xưa, ánh trăng của Người gắn bó thiết tha với con người và toả ánh sáng ra cuộc đời, trong sự hoà nhập vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Con người yêu thiên nhiên, đón nhận thiên nhiên và mang vẻ đẹp thiên nhiên tô điểm cho cuộc sống của mình, từ tình yêu thiên nhiên thêm nguồn sức sống để chiến đấu cho hạnh phúc, vẻ đẹp của con người. Bài thơ ngân lên một chất thơ mới, rất hiện đại, chỉ có thể có được từ tâm hồn, từ nhân sinh quan cộng sản. Bài thơ là một sự vang hưởng giữa tâm hồn con người với thiên nhiên, sự vang hưởng làm tươi thắm và nảy nở những điều cao đẹp hơn, những hạt giống của hạnh phúc trong cuộc sống con người. Nói một cách khác, tình yêu này, sự rung cảm này, chất thơ này trở thành một nguồn năng lượng vô tận cho hành động, sức sống, đi suốt cuộc đời mỗi người.

mấy câu trên có trong sgk