K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2016

câu 1:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước

câu 2:

Mở bài:

- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.

Thân bài:

- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.

* Vẻ đẹp chung của những người lính

- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.

- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.

- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.

* Vẻ đẹp riêng.

Đồng chí

- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.

- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”

- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.

- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.

- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:

.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.

Đồng chí.

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.

- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.

- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.

- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.

Kết bài :

- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .

- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.

19 tháng 11 2016

oe

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

a)

- Trạng ngữ: Với hai lần bật cung liên tiếp.

- Danh từ trung tâm: cung

- Từ chỉ lượng ở phía trước: Với hai lần

b)

- Trạng ngữ: Sau nghi lễ bái tổ

- Danh từ trung tâm: nghi lễ bái tổ

- Phó từ chỉ thời gian: Sau

c)

- Trạng ngữ: Sau hồi trống lệnh

- Danh từ trung tâm: hồi trống lệnh

- Phó từ chỉ thời gian: Sau

26 tháng 9 2016

là Danh từ 

26 tháng 9 2016

Danh từ

26 tháng 2 2023

a. Trạng ngữ là CDT: Từ ngày công chúa bị mất tích.

DT trung tâm: công chúa.

Thành tố phụ: từ ngày - bị mất tích.

b. Trạng ngữ là CDT: Khi tiếng trống chầu vang lên.

DT trung tâm: tiếng trống chầu.

Thành tố phụ: khi - vang lên.

26 tháng 3 2019

1. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

-bà tôi:chủ ngữ lớn

-là một đầu bếp giỏi:vị ngữ lớn

-trong vị ngữ có:+ một đầu bếp:chủ ngữ

+giỏi:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần phụ ngữ

2. Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.

⇒-Bài phóng sự anh mới viết :chủ ngữ lớn

- rất hấp dẫn:vị ngữ lớn

-trong chủ ngữ có:+Bài phóng sự :chủ ngữ

+anh mới viết:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ

3. Ai cũng tin tưởng Hòa sẽ tiến bộ.

-Ai cũng tin tưởng Hòa :chủ ngữ lớn

-sẽ tiến bộ:vị ngữ lớn

-trong chủ ngữ có:+ai:chủ ngữ

+cũng tin tưởng Hòa:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ

4. Chiếc cặp da anh mới mua kiểu cách thật lạ mắt.

-Chiếc cặp da anh mới mua :chủ ngữ lớn

- kiểu cách thật lạ mắt:vị ngữ lớn

-trong -chủ ngữ có:+Chiếc cặp da :chủ ngữ

+anh mới mua:vị ngữ

-vị ngữ có:+kiểu cách :chủ ngữ

+thật lạ mắt:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ và vị ngữ

5. Quyển sách bố mẹ mới mua cho Nam rất bổ ích.

-Quyển sách bố mẹ mới mua cho Nam:chủ ngữ lớn

- rất bổ ích:vị ngữ lớn

-trong chủ ngữ có:+Quyển sách bố mẹ mới mua :chủ ngữ

+rất bổ ích:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ

6. Gió lớn làm một cây cột điện bị đổ.

-Gió lớn làm một cây cột điện :chủ ngữ lớn

-bị đổ:vị ngữ lớn

-trong chủ ngữ có:+Gió lớn:chủ ngữ

+làm một cây cột điện:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ

7. Căn nhà tôi ở rất đơn xơ.

-Căn nhà tôi ở :chủ ngữ lớn

-rất đơn xơ:vị ngữ lớn

-trong chủ ngữ có:+Căn nhà tôi:chủ ngữ

+ở:vị ngữ

⇒mở rộng thành phần chủ ngữ

10 tháng 9 2021

*Truyện viết về ai?
- Truyện viết về hai anh em Thành - Thủy.
*Viết về việc gì?
- Câu chuyện kể về cuộc chia tay đầy xúc động giữa hai anh em Thành và Thủy vì bố mẹ ly hôn mà mỗi người một ngả : Thành ở lại thành phố với bố, Thủy về quê cùng mẹ.
*Vì sao hai anh em phải chia đồ chơi và búp bê?
- Vì hai anh em sắp phải chia tay nhau.
*Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi”. Từ đó, em có nhận xét gì về tâm trạng của hai anh em?
- Những chi tiết miêu tả tâm trạng của hai anh em khi mẹ nói: “…hai anh em liệu mà chia đồ chơi ra đi” là:
+ Vừa nghe thấy thế, em tôi... vì khóc nhiều.
+ Đêm qua, lúc chợt tỉnh... hai cách tay áo.
+ Sáng nay dậy sớm... lên vai tôi.
+ Cảnh vật... thế này.
⇒ Tâm trạng của 2 anh em lúc ấy rất đau lòng, buồn bã. Những việc như thế không phải những việc Thành và Thủy đáng phải chịu.
*Tình cảm của Thủy đối với anh Thành được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Các chi tiết thể hiện tình cảm hai anh em:
+ Chia sẻ giúp đỡ : Thủy đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh; Thành giúp em học bài, luôn đón em học về.
+ Gần gũi, yêu thương : Vừa đi vừa trò chuyện, nắm tay thân mật; Khi chia đồ chơi, muốn nhường hết cho người kia; Khi chia tay bật khóc.
(Note: Đây là bài mình viết tay, không hề chép mạng nên hơi lâu xíu. Mong bạn ủng hộ ^^)

12 tháng 9 2021

cảm ơn bạn nhiều :3

6 tháng 4 2018

mn giúp mk vs mk đg cần gấp nhanh lên nha mk k cho

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Phần

Chủ ngữ là cụm danh từ

Danh từ trung tâm

Cụm C-V

a

Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi

Bộ quần áo bà ba

má nuôi tôi/ vừa khâu cho tôi

b

Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc

Chuyện

bác Hai và chú/ kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

a) Số từ: bảy chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc”.

b) Số từ: hai mươi chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người”.

c) Số từ: mười lăm bổ sung ý nghĩa thời gian cho danh từ trung tâm “cuộc chiến đấu”.

d) Số từ: hai, ba chỉ thứ tự cho danh từ trung tâm “hệ thống liên lạc phụ”.

1 tháng 11 2023

a) Số từ: bảy + danh từ con bạch tuộc=> xác định số lượng chính xác con bạch tuộc xuất hiện.

b) Số từ: hai mươi + danh từ người => xác định số lượng người chính xác.

c) Số từ: mười lăm+ danh từ phút => xác định thời gian chính xác.

d) Số từ: thứ hai và thứ ba => biểu thị thứ tự.

- Từ ghép chỉ số từ: hai mươi, mười lăm, thứ hai, thứ ba. 

+ Hiện tượng biến đổi thanh điệu trong các từ ghép là: hai tiếng cùng thanh ngang (hai mươi) hoặc tiếng thứ nhất là thanh trắc, tiếng thứ hai là thanh ngang (thứ hai) hoặc phụ âm đầu một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là 

+ Phụ âm đầu cấu tạo trong số từ: có sự biến đổi từ phụ âm thanh hầu sang phụ âm môi (h->m: hai mươi), hoặc từ âm môi sang âm lưỡi: m-> l (mười lăm).

vote cho t nhé, camonn!

Nhà văn NBH có viết:' Đường đi không khó, không khó ở ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông 'Em hiểu câu trên ntn? LHBT?                                                                                        Bài làm:B1+2: Tìm hiểu đề+Tìm ý:B3: Lập dàn ý:- Câu danh ngôn được hiểu ntn?  + Đường đi: Con đường đi (Nghĩa đen)                           ...
Đọc tiếp

Nhà văn NBH có viết:

' Đường đi không khó, không khó ở ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông '

Em hiểu câu trên ntn? LHBT?

                                                                                        Bài làm:

B1+2: Tìm hiểu đề+Tìm ý:

B3: Lập dàn ý:
- Câu danh ngôn được hiểu ntn?

  + Đường đi: Con đường đi (Nghĩa đen)

                                         đời (Nghĩa bóng)

  + Sông, núi: Những khó khăn con người gặp phải

  + Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người

→ Ý nghĩa câu danh ngôn là: ....................................................................

- Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi?

  + Vì núi dẫu cao thì cũng có đỉnh, cao đến mức nào con người cũng có thể vượt qua

  + Vì sông có rộng đến mấy cũng không trở thành trở ngại đối với con người

→ Trong cuộc đời ta phải đối mặt với nhiều khó khăn trở ngại nhưng khó khăn của cuộc đời chỉ là những thử thách ý chí nghị lực của ta, nó không thể làm ta lùi bước nếu ta quyết tâm

  Vì sao đường đi khó vì lòng người ngại núi e sông?

   + Khi người ta không có quyết tâm, không có ý chí thì mọi trở ngại dù là nhỏ nhất cũng khó có thể vượt qua

→ D/c: 1. Tục ngữ có câu: ' Có chí thì nên '

            2. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khi đất nước đối mặt với những kẻ thù hùng mạnh thì nhờ ý chí, nghị lực của nhân dân nên đã giành được độc lập như ngày nay

            3. BH đã dạy thanh niên: ' Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền

                                                       Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên '

- Từ cách hiểu câu danh ngôn, em rút ra bài học gì cho bản thân? (LHBT)

  + Từ cách hiểu câu danh ngôn, em rút ra bài học rằng phải rèn luyện ý chí từ những việc làm nhỏ nhất

B4: Viết bài

.....................................................................................................................................................................................

Các bạn đọc kĩ sẽ thấy có chỗ ghi ý nghĩa câu danh ngôn là gì, trả lời hộ Hon nhann

Hon đã vạch ý, làm dàn bài hộ và tìm dẫn chứng luôn rồi, mọi người viết bài hộ Hon nha (Tại dốt quá mà =))) )

Bạn nào trả lời hộ tớ câu này Hon tặng 1 điều bất ngờ!!! (Nhớ là Hon biết design)

 

2
8 tháng 5 2016
Được sinh ra trên đời là một diễm phúc đối với mỗi con người. Thế nhưng để tồn tại và sống cho đúng nghĩa, con người luôn phấn đấu để thật sự “thành người” là cả một quá trình đấu tranh. Đế nói về một quan niệm sống cần phải có nghị lực, ý chí, Nguyễn Bá Học có một đúc kết thật hay: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông

“Không có việc gì khó,

 

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển;

Quyết chí ắt làm nên”.

Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quôc tế, … Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động  trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, … Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.

Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.

Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.

Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.

Cầm vàng mà lội qua sông,

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.

tham khảo nha banj^^ chúc bạn học tốt vui