K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐÁNH TAM CÚC

Ấy là lúc mọi công việc bề bộn đã xong. Tết đã qua được một ngày. Bánh chưng, chè kho, cỗ bàn, quần áo, đi chúc Tết,…tất cả đã đâu vào đấy một cách vui vẻ. Bây giờ, dưới ánh đèn phấn ấm cúng, trên chiếc ổ rơm còn thơm mùi lúa đồng, trong khói nhang thơm ngát,…chị tôi mới bóc cỗ tam cúc còn mới ra và nói : Nào…

Bao giờ cũng thế, chị ngồi một góc ổ rơm, tôi ngồi ghé bên cạnh để được lây cái hương thơm từ người chị, tóc chị tỏa ra mùi bồ kết, mùi nước lá mùi già, mùi xà phòng thơm thoảng từ tấm áo phin nõn trắng tinh chị chỉ mặc trong ba ngày Tết…và thứ hương gì mà tôi không hiểu nổi, chỉ biết từ đôi vai tròn của chị, từ cái miệng tươi như hoa…

Con tượng vàng béo múp. Con mã điều hơi giống con dê. Con tốt đỏ đi đất, đầu đội nón dấu, tay cầm giáo. Con pháo cong cong. Con xe có hình hộp…Con chui sấp, con lật ngửa… Tiếng gọi một, gọi đôi, lúc tứ tử trình làng…Mỗi lúc được ăn “kết”, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ. Lại có lúc “ cả làng ” cười phá lên vì tướng bà bị …té re… làm cho ba gian nhà như mở hội, và hương vị Tết càng nồng ấm, đúng là vui như Tết, mặc cho ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng vang kí cốp tiếng guốc ai về muộn.

Tiền đánh tam cúc chỉ là mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt, vậy mà mọi người say mê lạ.

Càng chơi má chị tôi càng hồng lên. Có lẽ vì hơi ấm của ổ rơm, của ánh đèn, của khói nhang, của tiếng cười, của mùa xuân, của ánh mắt ai nhìn trộm…làm chị xao xuyến một điều gì…

Tết qua đi. Ổ rơm dẹp lại. Chị cho tôi cỗ bài còn mới. Bon trẻ con chúng tôi cũng đánh tam cúc, mặc dầu mỗi ngày nó thiếu dần đi một vài cây, đánh lung tung, gọi lung tung, chẳng biết đứa nào được, đứa nào thua, vẫn vui dù không thể bằng tết, có chị tôi bên cạnh.

Tôi đã mong biết bao nhiêu lại đến Tết sang năm, chờ chị tôi đến tối mùng một, giở cỗ bài mới không biết chị mua từ lúc nào, và nói : Nào…

(Theo Băng Sơn )

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Trong câu chuyện, cậu bé và chị gái đánh tam cúc vào thời gian nào?

a. Vào ngày Ba mươi Tết.

b. Vào sáng mùng một Tết.

c. Vào tối mùng một Tết.

1
9 tháng 12 2021

Theo mình là câu B ( nếu sai thì xin lỗi ).

14 tháng 3 2020

a, Tiền làm gì bằng mấy que tăm hoặc mấy que diêm, có khi là mấy cùi cau khô long hạt ?

b, Con tượng vàng như thế nào ?

c, Khi nào, chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười, không khí lại càng thêm vui vẻ ?

d, Bao giờ cũng thế, chị ngồi ở đâu ?

22 tháng 3 2020
  1. a) Tiền là gì chỉ là mấy que hoặc mấy diêm,có khi là mấy cùi cau khô long hạt ?
  2. b) Con tượng vàng như thế nào ?
  3. c) Khi nào,chị lại ôm choàng lấy tôi mà cười,không khí lại càng thêm vui vẻ ?
  4. d) Bao giờ cũng thế,chị ngồi ở đâu ?
HOA TÓC TIÊNThầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao...
Đọc tiếp

HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.

trả lời các câu hỏi sau

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đau ?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt

b. Do cây xanh tốt quanh năm

c. Do tóc các cô tiên không bao giờ bạc

2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy có màu gì ?

a. Màu hồng cánh sen

b. Màu hồng cách sen nhẹ. 

C. Màu trắng tinh khiết

3. Tác giả so sáng mùi thơm của hoa tóc tiên với gì. ?

a.mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

b. Mùi thơm mát của sương đêm 

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ?

a. Một thứ lụa mỏng manh ccac tóc cô tiên

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

c. Mùi hương ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương

5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến

           Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt

.....................………………......................................................................................

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2018

1. c

2. a

3. a

4. b

5. Thầy thường sai tôi: Em ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt ấy giúp thầy!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG      An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.Ma-ri hào hứng:      - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG

      An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.

Ma-ri hào hứng:

      - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.

An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :

      - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.

Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:

      - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.

An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:

      - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.

Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:

      - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!

Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:

      - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.

      - Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?

      - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!

Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.

Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.

(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

 Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?

A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp

B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng

C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la

2
21 tháng 10 2018

Đáp án B

2 tháng 12 2021

bằng b nhé 

Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn sau :   Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:         Hoa cà phê thơm lắm em ơi         Hoa cùng một điệu với hoa nhài            Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng         Như miệng em cười...
Đọc tiếp

Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn sau :

   Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

         Hoa cà phê thơm lắm em ơi

         Hoa cùng một điệu với hoa nhài

 

         Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

         Như miệng em cười đâu đây thôi.

   Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

   M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.

1
29 tháng 12 2018

 Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

         Hoa cà phê thơm lắm em ơi

         Hoa cùng một điệu với hoa nhài

         Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

         Như miệng em cười đâu đây thôi.

   Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

   M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ,...
Đọc tiếp

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.

(Băng Sơn)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?

A. Những thanh tre và đất sét.

B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.

C. Quần áo cũ và những miếng xốp.

D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.

2
27 tháng 7 2018

Đáp án B

22 tháng 3 2022

B

Kỉ niệm mùa hèTôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều...
Đọc tiếp

Kỉ niệm mùa hè

Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió.
Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,... trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây.
Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng "bụp", mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận:
- Em... xin lỗi. Chị... chị có sao không?
Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt:
- Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này...! Diều này...!- Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh cái diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc.
Bỗng tôi có nghe tiếng con gái:
- Này, bạn!
Thì ra là một "đứa" con gái trạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng:
- Gì?
- Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế.
Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe tiếng bạn ấy nói với thằng bé:
- Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về.
Tôi ân hận nghĩ:
- Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa.

I. Đọc bài và trả lời câu hỏi

A, Theo em, bạn nhỏ đã học được bài học gì?

A: Phá đi niềm vui người khác lại là niềm vui cho chính mình

B:Biết lỗi nhưng cố tình tìm lí do dể bào chữa.

C: Niềm vui của người khác là niềm vui của chính mình. Không nên phá hoại niềm vui người khác và nên sửa chữa.

20
29 tháng 9 2017

Đáp án đúng là: C

Niềm vui của người khác cũng có thể là niềm vui của mình

Không nên phá hoại và làm tổn thương niềm vui của người khác

28 tháng 9 2017

câu c là đáp án chính xác

Điền vào chỗ trống :a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc xCái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ..... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ..... xúm ..... lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ..... lá cây, cái mũ có ngôi ....., khẩu ..... đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho...
Đọc tiếp

Điền vào chỗ trống :

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ..... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ..... xúm ..... lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ..... lá cây, cái mũ có ngôi ....., khẩu ..... đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : "..... nhỉ ?" Cứ như là nó ..... để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

   Trời vẫn còn ..... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. ..... dính vào đế dép, ..... chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt ..... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến ..... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua ..... tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, ..... từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, ..... bổng tôi qua các ..... thềm.

1
27 tháng 3 2018

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

   Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh xắn bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : "xinh nhỉ ?" Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

   Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.

Điền vào ô trống:a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x ?Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh....bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong.... xúm....lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu....lá cây, cái mũ có ngôi....khẩu....đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một...
Đọc tiếp

Điền vào ô trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x ?

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh....bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong.... xúm....lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu....lá cây, cái mũ có ngôi....khẩu....đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : ".... nhỉ ?". Cứ như là nó để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

Theo HẢI HỒ

b) Tiếng chứa vần ât hay âc ?

Trời vẫn còn.... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét.... dính vào đế dép, chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt.... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến.... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua....tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó,....từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, bổng tôi qua các.... thềm.

Theo TRỌNG CAO

1
6 tháng 5 2019

a. xinh xinh - trong xóm - xúm xít - màu xanh - ngôi sao - khẩu súng - sờ - xinh nhỉ? - sợ.

b. lất phất - đất - nhấc - bật lên - rất nhiều - bậc tam cấp - lật - nhấc bổng - bậc thềm.