K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
  • Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
  • Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
  • Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô.
  • Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
  • Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
  • Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
  • Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược.
  • Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
  • Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
  • Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê.
  • Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê.
  • Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược, lập ra Nhà Tây Sơn.
  • Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.
9 tháng 6 2018

1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.

2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....

Bài 1 :

- Con rồng cháu tiên 

- Bánh chưng bánh dày

- Thánh  gióng 

- Sơn Tinh , Thủy Tinh

- Sự tích hồ gươm 

Bài 2 :

Trong truyền thuyết  , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs  mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........

..Học tốt ..

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 11 2018

Truyền thuyết thường thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Ví dụ:

- Truyền thuyết Thánh Gióng: Gióng sau khi đánh tan lũ giặc rồi bay về trời. Thực chất là nhằm muốn phong thánh cho một vị anh hùng có công với dân tộc. Người anh hùng có công lớn đánh đuổi được ngoại xâm giữa lúc vận nước gặp nguy nan như Gióng thì sẽ bất tử cùng non sông, dân tộc.

- Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy:

+ chi tiết Thần Kim Quy/ sứ Thanh Giang hiển linh giúp An Dương Vương xây thành. Chi tiết kì ảo này thể hiện sự tôn kính của nhân dân với vị vua anh minh lỗi lạc có công với dân tộc. Vì thế trước tấm lòng và sự kiên trì của An Dương Vương (thành xây 9 lần mà vẫn đổ) nên sứ Thanh Giang hiện lên giúp đỡ vị vua và nhân dân trong công cuộc dựng nước.

+ chi tiết cuối truyện khi An Dương Vương vì chủ quan mà mất nước, phải rút chạy ra biển Đông. Nhân dân đã sáng tạo ra chi tiết kì ảo: sứ Thanh Giang lại cho An Dương Vương mượn sừng tê bảy tấc rẽ sóng đi xuống biển. Như vậy, nhân dân rất tôn trọng vị anh hùng có công với dân tộc nên đã không để An Dương Vương chết trong tay giặc, bị giặc bắt một cách nhục nhã mà bất tử hóa cùng non sông. Nhưng sự hóa thánh (thần) của An Dương Vương không vinh quang, thăng hoa như Gióng là bay về trời mà là: rẽ nước đi xuống biển. 

=> Các chi tiết kì ảo trên đều thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử

...

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 11 2023

- Tờ lịch nhắc tới sự kiện ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập

- Em nắm các sự kiện chuẩn bị cho quá trình soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập có thể tóm lược lại các sự kiện đó như bảng sau:

Mốc thời gian

Sự việc tương ứng

Ngày 4/5/1945

Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ngày 22/8/1945

Hồ Chí Minh rời Tân Trào về Hà Nội (ở tại nhà 48 Hàng Ngang)

Ngày 26/8/1945

Chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng 

Ngày 27/8/1945

Tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ

Ngày 28- 29/8/1945

Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền tập trung soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 30-31/8/1945

Góp ý và sửa chữa lần cuối bản Tuyên ngôn Độc lập

14h ngày 2/9/1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại vườn hoa Ba Đình trước hàng chục vạn đồng bào.

- Ở tờ lịch chỉ cung cấp thời gian, và những thông tin cơ bản về ngày Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam(1945) còn ở văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” người viết đã trình bày rất rõ ràng cụ thể chi tiết quá trình chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập đó như thế nào. 

29 tháng 7 2018

lên mạng có nhiều lắm nha bạn

chúc bạn học tốt

29 tháng 7 2018

không có nhé bạn tô minh vũ

25 tháng 2 2019

1 . Trang phục: Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch: Lượm cũng được trang bị như các chiến sĩ Vệ quốc hồi đẩu kháng chiến. Chiếc xấc đựng tài liệu có quai đeo chéo qua vai; còn chiếc mũ ca lô thi đội lệch về một bên, thể hiện nét tinh nghịch, hiếu động của tuổi thơ.Dáng điệu loắt choắt {bé nhỏ) nhưng cử chỉ nhanh nhẹn, tự tin. Thái độ hồn nhiên, vui vẻ. Lời nói mộc mạc chân thành.

2 .  Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

3 . ( Mk ko bt )

5 tháng 10 2016

1.Thạch Sanh,Lang Liêu,Tấm Cám,...                                                                                                                                                 2.C

1 tháng 4 2019

(1)- Thạch Sanh, Mai anh tiêm, Ba Lưỡi Rìu, Bánh Chưng Bánh Dày, Cây Tre Trăm Đốt, Ai Mua Hành Tôi, Con Chim Khách nhiệm màu, Ăn Khế Trả Vàng, Tấm Cám, Vua Heo, Lang Liêu,...

(2)- C và D

2 tháng 6 2020

- Bà Triệu là người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn.

- Câu nói của bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”.

- Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt, kiên quyết đấu tranh chống ách đô hộ giành lại độc lập cho dân tộc.



 

27 tháng 5 2020

Bà Triệu là con người khảng khái,bất khuất,có í chí và lòng yêu nước