K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2022

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:

Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?

- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:

Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?

- Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:

Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)Trang trí cho góc học tập, căn phòng

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.

tham khảo

chúc bn hok tốt

 

18 tháng 2 2022

Tk :

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Dạo này, mẹ của em thường phải đi trực ca đêm ở bệnh viện, vì vậy buổi sáng em phải tự mình thức dậy và chuẩn bị đến trường. Để em có thể thức dậy đúng giờ, mẹ đã mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức mới.

b. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:

Đó là chiếc đồng hồ thuộc hãng gì? Do nước nào sản xuất?Chiếc đồng hồ có hình dáng gì? Kích thước bao nhiêu?Em đặt chiếc đồng hồ ở vị trí nào trong phòng?Màu sắc và chất liệu chủ yếu của chiếc đồng hồ?

- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:

Kim giây, kim phút, kim giờ, kim hẹn giờ có màu gì? Độ dài, kích thước ra sao? Tốc độ di chuyển như thế nào?Nút xoay để điều chỉnh các kim nằm ở đâu? Sử dụng như thế nào?Nút tắt tiếng chuông báo thức nằm ở đâu? Hình dáng, kích thước như thế nào?Chiếc đồng hồ báo thức hoạt động cần bao nhiêu cục pin? Mỗi lần thay pin mới có thể sử dụng được bao lâu? Việc thay pin có khó khăn không? Em có thể tự làm được không?

- Chức năng của chiếc đồng hồ báo thức:

Hẹn giờ báo thức (ngủ dậy, giờ học bài, giờ đi chơi…)Xem giờ trong ngày (như những chiếc đồng hồ treo tường khác…)Trang trí cho góc học tập, căn phòng

c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thức

Mẫu: Em thích chiếc đồng hồ báo thức lắm. Vì nó vừa đẹp lại còn tiện lợi. Em sẽ giữ gìn đồng hồ thật cẩn thận để nó luôn đẹp như mới.

Dàn ý Tả chiếc đồng hồ báo thức mẫu 2

a. Mở bài

- Giới thiệu về chiếc đồng hồ báo thức mà em muốn tả:

Ai mua, tặng cho em chiếc đồng hồ báo thức đó? Nhân dịp gì?Em đã dùng chiếc đồng hồ đó lâu chưa? Em có thích nó không?

b. Thân bài

- Miêu tả bao quát chiếc đồng hồ:

Đồng hồ có hình gì? Kích thước ra sao? (có thể so sánh với đồ vật khác để xác định kích cỡ của đồng hồ)Đồng hồ được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì?Đồng hồ theo kiểu dáng như thế nào? (đơn giản, cầu kì, dễ thương…)

- Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ: tả theo từng bộ phận của đồng hồ:

Phần mặt số: tả phần họa tiết nền, các chữ số, kim giờ, kim giây, kim phút…Phần nút bấm điều chỉnh: màu sắc, kích thước, vị trí, chức năng của các nútPhần đựng pin: vị trí, kích thước, nắp đậy, loại pin cần dùng…

- Chức năng của chiếc đồng hồ: xem giờ, đặt báo thức, trang trí góc học tập…

c. Kết bài

Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thứcEm sẽ làm gì để giữ gìn chiếc đồng hồ luôn mới và sạch đẹp
18 tháng 2 2022

tham khảo :
 1. Mở bài:

Chiếc đồng hồ báo thức là một vật dụng gần gũi với em nhất.

2. Thân bài:

Đồng hồ có mặt trong gia đình em từ lâu lắm.Đồng hồ là một khối hình hộp chữ nhật.Vỏ bằng nhựa màu trắng sữa, đế nhựa màu cánh gián bóng loáng.Mặt số màu trắng.Quanh mặt số có viền màu đen.Có bốn kim: Kim giờ to, ngắn; Kim phút nhỏ, dài hơn kim giờ; Kim giây bé nhất; Kim báo thức màu xanh nhạtPhía sau của đồng hồ có các nút để lấy'giờ.Mở nắp nhỏ phía sau là chỗ gắn pin.Tiếng kim chạy rất êm, đến gần nghe tích tắc, tích tắc.Tiếng nhạc chuông báo thức trong trẻo, ngân vang.

3. Kết bài:

Chiếc đồng hồ luôn lặng lẽ đếm thời gian.Đồng hồ giúp em làm việc đúng giờ giấcKhông để thời gian trôi đi vô ích.
5 tháng 11 2023
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ… (Ca dao) Hồ Tây là hồ lớn nhất và là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở thủ đô Hà Nội, rộng đến 500ha. Con đường vòng quanh hồ dài gần hai chục kilômét, là con đường thơ mộng, quanh năm tươi mát, thu hút khách nhàn du. Thuở xa xưa, Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng còn sót lại sau khi đổi dòng. Còn về tên gọi, Hồ Tây mang nhiều tên khác nhau qua nhiều thời kỳ dựa qua nhiều truyền thuyết. Theo truyện “Hồ Tinh” thì hồ mang tên đầm Xác Cáo, theo truyện “Không lộ đúc chuông” thì hồ mang tên Trâu Vàng, thời Hai Bà Trưng, hồ mang tên Lãng Bạc, có nghĩa là hồ có nhiều sóng lớn; thời Lý – Trần mang tên hồ Dâm Đàm vì mặt hồ có nhiều sương mù… Năm 1573, vua Lê Thế Tông vì kỵ huý tên mình là Duy Đàm cho nên đổi tên hồ thành Hồ Tây, đến thời Trịnh Tạc đến Tây Vương cũng vì chữ huý nên đổi tên hồ thành Đoái Hồ (Đoái cũng như Đoài, có nghĩa là phía Tây). Khi Trịnh Tạc mất thì hồ lại mang tên cũ là Hồ Tây, tức hồ nước nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long.  Năm 1620, cư dân các thôn Trúc Yên, Yên Hoa, đắp một bờ đập ngăn đôi một phần hồ gọi là “Cố Ngự Yển”, có nghĩa là đập vững chắc, về sau đọc chệch thành “Cổ Ngư”. Cổ Ngư ngày nay chính là đường Thanh Niên, đã ngăn Hồ Tây thành một cái hồ nhỏ nữa nằm ở hướng Đông Nam gọi là Hồ Trúc Bạch. Các triều đại phong kiến xưa đều lấy Hồ Tây làm trung tâm vui chơi, giải trí, nghỉ mát của các vua chúa, quần thần. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, Hồ Tây vẫn là nơi hội tụ dân cư đông đúc. Chung quanh hồ thuở xưa có đến 21 phường, nổi tiếng nhất là phường Thuỵ Khuê, Thạch Lâm, Báo Ân, Hồ Khẩu… chung quanh hồ còn xây dựng nhiều lâu đài nguy nga, tráng lệ như cung Từ Hoa, cung Dâm Đàm, cung Thuý Hoa thời Lý, điện Hàn Nguyên, cung Ngọc Đàn thời Trần. Cảnh đẹp Hồ Tây đã từng thu hút biết bao khách làng thơ… Một thi sĩ đời Vĩnh Hựu nhà Lê đã có tập thơ “Tây Hồ Bát Cảnh”. Đến thế kỷ XVIII, Thám hoa Nguyễn Quý Đức có bài “Vịnh Tây Hồ”, nhà văn đời Tây Sơn có bài phú nổi tiếng bằng chữ nôm, đó là bài “Tụng Tây Hồ phú ”, danh nho Ngô Thì Sỹ có bài “Tây Hồ phong cảnh phú ”, danh sĩ Nguyễn Văn Siêu thời nhà Nguyễn có bài “Du Tây Hồ”, Cao Bá Quát có bài “Du Tây Hồ”, “Tây Hồ ngẫu hứng”.v.v.. Mỗi nhà thơ nhìn hồ Tây mỗi người một vẻ và lúc nào cũng nhắc đến trăng và hoa, vì chung quanh hồ là những làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nghi Tàm, Yên Hoa, Trích Sài, Nhật Tân, Quảng Bá… Quanh hồ Tây còn nổi tiếng những làng nghề cổ truyền như lụa Trúc Bạch, giấy dó Yên Thái, Hồ Khẩu… Nhiều Di tích Lịch sử và Văn hoá nằm rải rác quanh hồ như: làng Nghi Tàm quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan, làng Nhật Tân với chùa Tào Sách, làng Xuân Đỉnh với Đền Sóc thờ bà Gióng, làng Xuân La với Chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô – thứ phi của vua Lê Thánh Tông, làng Kẻ Bưởi với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý, làng Thuỵ Khuê với chùa Bà Đanh, đền Quán Thánh chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ từng nổi tiếng là thắng cảnh của Thăng Long xưa… Hồ Tây rộng và trống trải nên thường có gió lốc dậy sóng. Nước hồ màu xanh pha chút nâu bởi trong hồ có nhiều động thực vật phù du. Trước đây, Hồ Tây có nhiều sen, vào mùa hạ nở hoa, đưa hương thơm lừng, nhưng nay thì không còn nhiều như xưa. Đặc sản của Hồ Tây có chim sâm cầm, vịt trời, cốc đen, chim ngói, cá chép, tôm hồng… Theo số liệu của các nhà khoa học thì Hồ Tây có tới 58 loài chim trú ngụ, nổi tiếng là chim sâm cầm và 35 loài cá ngon. Chim sâm cầm ngày nay không còn, cá chép mình đỏ, cá trắm đen, tôm hồng cũng hiếm. Du khách đến Hà Nội thường tìm đến đường Cổ Ngư thưởng thức món bánh tôm, bánh bột rán có điểm mấy con tôm hồ Tây ăn với rau sống, nước mắm ớt thì thật không sao quên được. Rồi những quán cóc bên lối vào phủ Tây Hồ như ốc luộc, ốc nấu thả, ốc hấp, bún ốc… dư vị cũng đậm đà.  Với bề dày lịch sử, Hồ Tây có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, cảnh quan thiên nhiên thật tuyệt vời đã trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
2 tháng 4 2022

a) Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

+ Em thấy nó ở đâu?

+ Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,... )

b) Thân bài: tả bao quát đến chi tiết

+ Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )

+ Cây khoảng bao nhiêu tuổi?

+ Thân, lá, hoa có màu gì?

 

+ Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,... )

+ Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)

+ Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)

+ Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,... )

+ Kỉ niệm của em với cây?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ

Tham khảo:

https://vndoc.com/lap-dan-y-ta-cay-da-co-thu-164612

17 tháng 2 2022

Tham khảo

 

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ báo thức em muốn tả

Đồng hồ đó là do ai mua (tặng) cho em? Nhân dịp gì?Chiếc đồng hồ đó đã được đặt ở đâu? Em sử dụng bao lâu rồi?

b. Thân bài

- Tả khái quát chiếc đồng hồ báo thức:

Đồng hồ báo thức thuộc hãng gì?Hình dáng, chất liệu, kích thước, cân nặng của chiếc đồng hồ? (nếu không rõ có thể áng chừng hoặc bỏ qua)Màu sắc chủ đạo của chiếc đồng hồ là gì?

- Tả chi tiết chiếc đồng hồ báo thức:

Đồng hồ gồm các bộ phận nào? (phần thân, chỗ lắp pin, các kim đồng hồ, nút bấm…)Thân đồng hồ có hình gì? Mặt kính phía trước trong suốt và có họa tiết gì không?Phần nền để viết số của đồng hồ có màu gì? Trang trí như thế nào? Các con số được viết dạng chữ số bình thường hay số La Mã?Các kim đồng hồ có kích thước, màu sắc, tốc độ di chuyển và tác dụng là gì?Phần để pin đồng hồ nằm ở đâu? Có hình dáng như thế nào? Có dễ lắp và tháo pin không?Nút hẹn giờ nằm ở đâu? Có hình gì? Có dễ nhận biết không?Nút điều khiển các kim trong đồng hồ nằm ở đâu? Màu sắc và hình dáng như thế nào? Cách sử dụng ra sao? 

- Công dụng của chiếc đồng hồ:

Xem giờ, đặt giờ báo thức để đi học, làm bàiTrang trí bàn học, phòng ngủKỉ vật tình bạn, món quà ý nghĩa,...

c. Kết bài:

Tình cảm của em dành cho chiếc đồng hồ báo thứcEm đã làm những gì để giữ gìn chiếc đồng hồ báo thức?
17 tháng 2 2022

TK:

a. Mở bài

- Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:

Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?

Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?

Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?

b. Thân bài

- Miêu tả chiếc bình hoa:

Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?

Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)

Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)

Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)

Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)

- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:

Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?

Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?

c. Kết bài

Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa

Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy

21 tháng 12 2022

Trong gia đình em có rất nhiều thành viên đó là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị và em. Ai em cũng yêu cũng quý nhưng có lẽ người em yêu quý và kính trọng nhất đó chính là bà nội của em.

Bà em đã cao tuổi rồi, năm nay bà đã ngoài tám mươi. Bà có dáng người nhỏ nhắn với tấm lưng đã dần còng xuống theo thời gian năm tháng. Nước da bà nhăn nheo nổi rõ những đường gân xanh và sạm đen vì nắng. Đôi bàn tay bà thô ráp chai sạn vì cả đời chăm sóc nuôi nấng cho con cho cháu nên người. Mái tóc của bà vẫn óng vẫn mượt nhưng đã bạc trắng như cước. Bà có khuôn mặt hiền từ phúc hậu với nước da nhăn nheo. Bà luôn nở nụ cười khi thấy em làm việc tốt. Hàm răng bà đen bóng như hạt na vì bà rất thích nhai trầu. Hàm răng ấy không còn nguyên vẹn mà đã rụng đi mấy chiếc. Giọng nói của bà rất trầm ấm. Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa mà đã mờ dần. Khi muốn tìm vật gì bà phải dùng đến kính.

Mặc dù tuổi đã cao sức đã yếu nhưng bà không bao giờ nhờ vả ai, cái gì bà cũng tự làm hết sợ phiền hà đến người khác. Bà luôn dạy em những điều hay lẽ phải. Em còn nhớ có lần có ăn mày đến xin gạo mà nhà chỉ còn một ít bà cũng cho người ta hết. Bà bảo người ta khó khăn mình giúp được bằng nào thì giúp. Bà có một kho tàng thức, có điều gì thắc mắc em hỏi, bà đều trả lời hết. Bà rất đọc thơ văn cho em nghe. Buổi tối đến em được bà ôm vào lòng được nghe bà kể chuyện cổ tích được bà ru ngủ. Đến ngày sinh nhật em bà còn tự tay may cho em con búp bê nhỏ nhắn xinh xắn mà em rất thích.

Em rất yêu quý bà nội của em. Em mong bà sống lâu hơn trăm tuổi.

21 tháng 12 2022

tả em bé đc ko

30 tháng 10 2021

Tham khảo 
 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.
30 tháng 10 2021

Tham khảo

 

I. Mở bài (Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm)

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về Hồ Gươm.Trong chuyến tham quan vừa rồi, em được cùng các bạn tới thăm khu di tích lịch sử Hồ Gươm.Hồ Gươm không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước mà còn là một di tích lịch sử thiêng liêng, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

II. Thân bài

1. Tả cảnh bao quát

Từ xa xa, Hồ Gươm hiện ra trước mắt đầy vẻ uy nghiêm và tráng lệ.Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại, trên những chiếc ghế đá những du khách đã ngồi kín hết các chỗ.Xung quanh hồ, những hàng cây lộc vừng, cây liễu rủ bóng xuống dưới mặt hồ. Chúng khiến cho Hồ Gươm thêm đẹp hơn, thêm mềm mại hơn.

2. Tả cảnh chi tiết

Bốn mùa, nước Hồ Gươm lúc nào cũng xanh tươi.Trước đây, những cụ rùa sống ở trong hồ. Nhưng giờ đây, các cụ rùa đã chết cả. Hiện tại, Hồ Gươm đang có thí điểm nuôi thiên nga trắng và thiên nga đen trong hồ.Trong lòng hồ có hai đảo nổi lên trên mặt nước. Chúng ta vẫn quen gọi đó là đảo Ngọc và đảo Rùa.Hồ Gươm khác biệt hoàn toàn với những hồ khác bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Thêm vào đó là những cụm di tích lịch sử khiến những du khách khi đến đây đều háo hức ghé thăm.Cụm di tích đầu tiên chính là Tháp Bút và Đài Nghiên.

+ Đúng như tên gọi Tháp Bút, di tích lịch sử này có hình dáng giống như một chiếc bút lông mà các sĩ tử thời xưa hay dùng. Các du khách đến đây đặc biệt là học sinh, sinh viên đều muốn được chạm tay vào Tháp Bút để cầu may.

+ Đài Nghiên chính là tượng trưng cho nghiên mực dùng để đựng mực viết thời xưa.

Cầu Thê Húc: cầu được làm bằng gỗ, được sơn màu đỏ nỗi bật lên giữa trời. Chiếc cầu được xây cong cong như hình con tôm và là lối đi dẫn đến đền Ngọc Sơn.Đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc. Ngôi đền này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc mới. Đền có hai ngôi nối liền với nhau. Ở phía Bắc là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Ở phía Nam là đình Trấn Ba.Tháp Rùa: được xây dựng trên Đảo Rùa. Đứng từ cầu Thê Húc thể nhìn thấy rõ Tháp Rùa nằm giữa sông nước mênh mông. Tháp Rùa mang một dáng vẻ rêu phong và là biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

III. Kết bài

Nhắc đến Hồ Gươm là mọi người sẽ nhớ ngay về Sự tích Hồ Gươm với truyền thuyết vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho rùa vàng.Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến truyền thống hiếu học, là niềm tự hào của dân tộc.Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh thiêng liêng của Tổ quốc mà ai đã một lần đặt chân tới đây đều sẽ nhớ mãi.