Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài "Sang thu" gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu.
Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.
Hình ảnh đám mây, cầu nối giữa hai mùa trong khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thông qua quan sát tinh tế, kĩ lương còn có ngòi bút nghệ thuật bay bổng mới có thể tạo được những câu thơ thật đẹp, khiến cho người đọc lâng lâng trước khoảnh khắc sang mùa.
Biện pháp nhân hóa:
+ Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
+ Chim vội vã - nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
+ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã - Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên nhưng liên tưởng thú vị.
Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài “Sang thu” gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu.
Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.
Hình ảnh đám mây, cầu nối giữa hai mùa trong khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thông qua quan sát tinh tế, kĩ lương còn có ngòi bút nghệ thuật bay bổng mới có thể tạo được những câu thơ thật đẹp, khiến cho người đọc lâng lâng trước khoảnh khắc sang mùa.
Biện pháp nhân hóa:
+ Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
+ Chim vội vã – nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
+ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã – Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên nhưng liên tưởng thú vị.
Mở đầu khổ hai của tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”.
Với hình ảnh “sông dềnh dàng”, tác giả dùng biện pháp nhân hoá kết hợp với từ láy “dềnh dàng” để khắc hoạ dòng sông trôi chậm hơn, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản và sông “dềnh dàng” bởi khi sang thu mưa ít hơn, dòng sông không phải chở những dòng nước lũ. Thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá cùng tính từ “vội vã” để cho thấy chim vội vã bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn vì mùa thu trời nhanh tối hơn. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối lập với hình ảnh “chim vội vã”, từ đó thể hiện sự vận động tương phản của sự vật và sự phong phú của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa. Hơn nữa, phó từ “được lúc”, “bắt đầu” thể hiện thu vừa mới chớm, từ đó cho thấy khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Tiếp đến, ông viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật nhân hoá “vắt nửa mình” để cho thấy mây mỏng và mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Đám mây như ranh giới giữa hai mùa: hạ và thu, một nửa nghiêng về mùa hạ, một nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây như còn vương vấn, bịn rịn chưa muốn chia tay mùa hạ, chưa vội sang thu. Cũng giống như con người vẫn còn chùng chình, lưu luyến tuổi trẻ, chưa muốn sang thu của cuộc đời. Ôi, khổ thơ đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hoá cùng với tính từ, nghệ thuật đối lập, phó từ, cảm nhận tín hiệu thu về trong không gian dài cao rộng của Hữu Thỉnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Trong hai câu thơ "Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh, cách diễn đạt của tác giả thể hiện sự tinh tế và sáng tạo qua một số điểm đặc sắc:
Hình ảnh cụ thể và tượng hình:
Chuyển tiếp mùa sắc sảo:
Tính chất lãng mạn và cảm xúc:
Sử dụng hình ảnh và biểu cảm:
Cách diễn đạt của Hữu Thỉnh trong câu thơ "Có đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" rất đặc sắc nhờ vào việc sử dụng hình ảnh cụ thể, sự chuyển giao mùa sắc sảo, và việc thể hiện cảm xúc lãng mạn thông qua hình ảnh đám mây. Những yếu tố này tạo nên một bức tranh thiên nhiên chuyển mình đầy thơ mộng và cảm xúc.