K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2019

Đáp án C.

Giải thích: Đặc điểm cơ bản đặc trưng cho nền kinh tế Hoa Kì là: Thứ nhất Hoa Kì có qui mô kinh tế đứng đầu thế giới sau năm 1890 (năm 2004 qui mô là 11667,5 tỉ USD, trong khi đó cả châu Âu cũng chỉ có 14146,7 tỉ USD); Thứ hai là Hoa Kì có nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, các loại hình hợp tác tiêu thụ, tập đoàn sản xuất công nghiệp,… tạo nên các liên kết chặt chẽ,… và cuối cùng là nền kinh tế Hoa Kì có tính chuyên môn hóa cao, tính chuyên môn hóa thể hiện rất rõ trong ngành nông – công nghiệp của Hoa Kì.

25 tháng 8 2017

Đáp án C

SGK/41 – 42, địa lí 11 cơ bản

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới

2 tháng 10 2019

a)

1. Gia tăng dân số

NHIỀU BẠN ĐỌC Mgid Khớp gối của bạn đang bị tổn thương? Trị tại nhà với mẹo này Blogchiasevn Tất cả các ký sinh trùng sẽ ra khỏi cơ thể bạn sau một đêm Thedetoxantlb Bạc, rụng tóc làm bạn mất tự tin. Đã có cách 1 lần đen tới già An Xuân

– Dân số:296,5 triệu người (2005) thứ 3 trên TG (sau TQ, AĐ)

– Dân số đặc biệt tăng nhanh trong suốt thế kỉ XIX -> LĐ dồi dào (chủ yếu do nhập cư)

– Dân nhập cư đem lại nguồn tri thức,vốn,lực lượng lao động lớn

– Dân số có xu hướng già hóa => tăng các khoản chi phí xã hội

– Tỉ lệ gia tăng tư nhiên thấp

– Tuổi thọ trung bình 78 tuổi (2004)

– Thành phần dân cư: đa dạng, phức tạp,trong đó 83 % là người có nguồn gốc châu âu

=> Nền văn hóa phong phú, song quản lí XH gặp nhiều khó khăn

2. Phân bố dân cư

– Phân bố không đều:

+ Đông đúc ở Đông Bắc, ven biển và đại dương

+ Thưa thớt ở vùng Trung tâm và vùng núi hiểm trở phía tây

– Tỉ lệ dân thành thị cao 79 %

– Xu hướng: di chuyển từ vùng ĐB đến phía Nam và ven bờ TBDương

2 tháng 10 2019

Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương
- Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.

2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện.
+ Công nghiệp khai khoáng.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.

3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu:

+sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, trái cây, bắp)

+vật tư công nghiệp (hóa chất hữu cơ)

+hàng tiêu dùng (xe ô tô, thuốc chữa bệnh)

+hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính, thiết bị viễn thông)

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, như:

+ Quy mô GDP của Trung Quốc tăng nhanh và liên tục; trở thành nước có quy mô GDP đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ.

+ Liên tục trong nhiều năm nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định.

+ Trung Quốc đã trở thành một trong những nước thu hút FDI hàng đầu thế giới.

- Những thành tựu trên đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc về kinh tế vị thế của Trung Quốc về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, đối ngoại quốc phòng ngày càng được khẳng định trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái quát về nền kinh tế tri thức:

Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được phát triển chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)...

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm của kinh tế tri thức:

Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp. Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.

Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ. Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao. Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.

Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ. Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.

Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa. Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.

Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; nền kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...

3. Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:

Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.

Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất, nổi bật có các ngành cần nhiều tri thức.

Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.

Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Từ khi bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1996, kinh tế của Cộng hoà Nam Phi phát triển nhanh chóng trong suốt hơn một thập niên.

+ Từ 2012 đến nay, tăng trưởng kinh tế chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng của dịch bệnh… Tuy nhiên, cộng hòa Nam Phi vẫn là một trong những nền kinh tế lớn ở châu phi. Và là quốc gia duy nhất ở châu phi nằm trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới (G20).

- Cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi có sự chuyển dịch đáng kể, trong đó ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp.

8 tháng 7 2019

Hoa Kì có các nền kinh tế thị trường điển hình với những biểu hiện:

   - Hoạt động kinh tế dựa trên khả năng thực hiện cung – cầu.

   - Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao.

   - Phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ trong nước.

16 tháng 7 2019

Đáp án A.

Giải thích: Nền kinh tế tri thức dựa trên hàm lượng chất xám, kỹ thuật, công nghệ cao phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Bắc Mĩ, Tây Âu). Các quốc gia đang phát triển có trình độ kỹ thuật kém, chỉ số HDI thấp nên nền kinh tế tri thức không phát triển (các nước Châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á,…).

2 tháng 1 2019

Đáp án A.

Giải thích: Nền kinh tế tri thức dựa trên hàm lượng chất xám, kỹ thuật, công nghệ cao nên phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Bắc Mĩ, Tây Âu). Các quốc gia đang phát triển có trình độ kỹ thuật kém, chỉ số HDI thấp -> nền kinh tế tri thức không phát triển (các nước Châu Phi, Nam Mỹ, Đông Nam Á…). Như vậy, nhận xét nền kinh tế tri thức diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển là không đúng.