K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2023

- Thiếu sự ủng hộ của quần chúng: Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo này đã nỗ lực tuyên truyền và khích lệ lòng yêu nước trong quần chúng, nhưng họ không nhận được sự ủng hộ rộng rãi và tích cực cần thiết từ xã hội. Đa số người dân vẫn còn mắc kẹt trong tình trạng thụ động và sợ hãi trước áp lực từ thực dân Pháp.

- Thiếu chiến lược chiến đấu hiệu quả: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh chưa có một chiến lược chiến đấu rõ ràng và toàn diện để chống lại thực dân Pháp. Họ thiếu phương án đấu tranh dài hạn, không đồng nhất về các phương pháp, và không có sự tổ chức chặt chẽ.

- Sự phản ứng quyết liệt từ phía thực dân Pháp: Thực dân Pháp đã triển khai các biện pháp quân sự và chính sách cải cách để đàn áp và kiềm chế những nỗ lực cứu nước. Họ sử dụng quân đội mạnh mẽ và các biện pháp hành chính để đảm bảo sự kiểm soát và ổn định.

- Phân chia và xung đột trong phong trào cứu nước: Sự không thống nhất và xung đột giữa các tầng lớp và nhóm người yêu nước đã làm yếu đi sức mạnh và hiệu quả của phong trào cứu nước. Sự chia rẽ này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho thực dân Pháp kéo dài quyền thống trị.

- Thiếu sự hỗ trợ quốc tế: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh không nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ cộng đồng quốc tế hay các nước khác trong việc cứu nước. Sự thiếu vắng hỗ trợ quốc tế đã làm suy yếu khả năng chiến đấu của phong trào cứu nước.

7 tháng 3 2016

Cuộc vận động Duy Tân 1898:

* Hoàn cảnh

- Nửa sau thế kỉ XIX nhà Thanh kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước đế quốc... Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé và chia cắt.

- Thái độ ươn hèn của nhà Thanh và tình trạng lạc hậu của Trung Quốc là nguyên nhân xuất hiện trào lưu tư tưởng mới muốn cải cách đất nước để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài.

- Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929) khởi xướng phong trào Duy Tân (1898)

* Nội dung

- Về kinh tế: Lập ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai mỏ, khuyến khích tư nhân kinh doanh, công khai công bố dự án xuất nhập của nhà nước.

- Về chính trị: Sửa đổi hiến pháp, cho nhân dân quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản sách báo, lập hội học, thủ tiêu một số đặc quyền của tầng lớp quý tộc người Mãn.

- Về văn hóa giáo dục: Sửa đổi lại chế độ thi cử, lập nhiều trường học, mở trường Đại học Bắc Kinh.

- Về quân sự: Trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

* Nguyên nhân thất bại:

Do lực lượng tiến hành còn yếu.

Vua Quang Tự ủng hộ Duy Tân nhưng không có thực quyền (do sự chống đối quyết liệt của đại đa số quan lại phong kiến Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu).

* Tính chất:

Phong trào được xem là một cuộc cách mạng tư sản.

* Kết quả

Phong trào tiến hành được 103 ngày thì thất bại bởi thế lực chủ cựu phản động của triều đình Mãn Thanh phá hoại.

* Ý nghĩa:

- Cuộc vận động Duy Tân có ý nghĩa đã khơi dậy tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạch hậu nhằm làm thay đổi chế dộ phong kiến Trung Quốc, đưa Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Mang tính thời đại, góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của Trung Quốc lúc bấy giờ.

8 tháng 10 2017

+Hoàn cảnh
- Nửa sau thế kỉ XIX nhà Thanh kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước đế quốc... Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé và chia cắt.
- Thái độ ươn hèn của nhà Thanh và tình trạng lạc hậu của Trung Quốc là nguyên nhân xuất hiện trào lưu tư tưởng mới muốn cải cách đất nước để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài.
- Khang Hữu Vi (1858-1927), Lương Khải Siêu (1873-1929) khởi xướng phong trào Duy Tân (1898)

+Nội dung
- Về kinh tế: Lập ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai mỏ, khuyến khích tư nhân kinh doanh, công khai công bố dự án xuất nhập của nhà nước.
- Về chính trị: Sửa đổi hiến pháp, cho nhân dân quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản sách báo, lập hội học, thủ tiêu một số đặc quyền của tầng lớp quý tộc người Mãn.
- Về văn hóa giáo dục: Sửa đổi lại chế độ thi cử, lập nhiều trường học, mở trường Đại học Bắc Kinh.
- Về quân sự: Trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây

+Nguyên nhân thất bại:
Do lực lượng tiến hành còn yếu.
Vua Quang Tự ủng hộ Duy Tân nhưng không có thực quyền (do sự chống đối quyết liệt của đại đa số quan lại phong kiến Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu).

+Tính chất:
Phong trào được xem là một cuộc cách mạng tư sản

+hệ quả: Phong trào tiến hành được 103 ngày thì thất bại bởi thế lực chủ cựu phản động của triều đình Mãn Thanh phá hoại.

+Ý nghĩa:
- Cuộc vận động Duy Tân có ý nghĩa đã khơi dậy tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạch hậu nhằm làm thay đổi chế dộ phong kiến Trung Quốc, đưa Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Mang tính thời đại, góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của Trung Quốc lúc bấy giờ.

14 tháng 7 2018

- Chứng minh:

+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"

+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt dich

+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..

+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, NguyễnTrung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...

+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

14 tháng 7 2018

Cảm ơn bạn

16 tháng 4 2019

Bất kì một cuộc cải cách nào muốn thành công bên cạnh những nền tảng về cơ sở kinh tế - xã hội, thì bản thân người muốn tiến hành cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối. Đây chính là nguyên nhân quyết định sự thành - bại của 1 cuộc cải cách. Ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn nên dù có muốn tiến hành cải cách cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sau phong trào “Đảo mạc”, Thiên hoàng đã giành lại được quyền lực tuyệt đối để tiến hành cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868.

Đáp án cần chọn là: A