Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụm danh từ là sự kết hợp danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Đặc biệt hơn là cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ nhưng nó vẫn hoạt động như một danh từ.
Một vài ví dụ về cụm danh từ để bạn dễ hiểu: cả ba đứa con đều thông minh, những sinh viên nghèo...
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, … Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
NHỚ TICK NHA
refer
Qua truyện Thánh Gióng, em hiểu rằng nhân dân Việt Nam luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người. Họ có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước. Điều này được thể hiện rất cụ thể thông qua chi tiết Thánh Gióng 3 năm vẫn chưa biết nói biết cười cứ đặt đâu nằm đấy nhưng chỉ khi nghe sứ giả tìm người tài giúp nước, biết được đất nước đang nguy nam thì tiếng nói thốt lên đầu tiên chính là tiếng nói đòi đánh giặc. Một điều nữa, em hiểu được đó là nhân dân ta luôn đoàn kết để chống lại bất kì kẻ thù nào, bởi đoàn kết là sức mạnh, có được sức mạnh, sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc, chúng ta nhất định giành chiến thắng. Điều này được thể hiện thông qua chi tiết dân làng cùng nhau góp gạo nuôi Gióng ở trong truyện. Em cảm thấy tự hào và biết ơn vô cùng về tình thần yêu nước của dân tộc Việt Nam ta khi có giặc ngoại xâm.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/qua-truyen-thanh-giong-em-co-suy-nghi-gi-ve-tinh-than-yeu-nuoc-cua-nhan-dan-ta-khi-dat-nuoc-co-ngoai-xam-a94896.html#ixzz7NyyLeJaX
Lần đầu tiên đi học ở ngôi trường cấp 2 là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời của tôi. Tôi còn nhớ rõ ngày đó, khi tôi bước vào khuôn viên trường mới, cảm giác hồi hộp và phấn khích tràn đầy trong lòng.
Lớp học của tôi nằm ở tầng hai của tòa nhà. Khi bước vào lớp, tôi đã thấy một không gian rộng lớn với hàng ghế xếp thành từng hàng ngang. Mỗi bàn ghế có một số và tên của học sinh đều được gắn trên mặt bàn. Tôi cảm thấy hơi lạ lẫm vì chưa từng trải qua môi trường học tập như vậy trước đây.
Ngay từ lúc đầu, tôi cảm nhận được không khí trong lớp rất ấm áp và thân thiện. Cô giáo của chúng tôi đã chào đón tất cả học sinh mới và giới thiệu về các quy định và quy tắc của trường. Tôi cảm thấy mình nhanh chóng được hòa nhập vào môi trường học tập mới này.
Cùng với đó, tôi cũng được làm quen với những người bạn mới. Chúng tôi đã cùng ngồi chung một bàn và giao lưu với nhau. Dần dần, tôi cảm thấy thoải mái hơn và có thể trò chuyện với những người bạn mới một cách dễ dàng.
Buổi học đầu tiên ở ngôi trường cấp 2 cũng là lúc tôi được tìm hiểu về các môn học mới. Môn học trở nên khá phức tạp hơn so với cấp 1, nhưng cô giáo của chúng tôi đã cố gắng giải thích tất cả một cách rõ ràng và dễ hiểu. Tôi cảm thấy mình có thể thích nghi và học tập tốt tại ngôi trường mới này.
Trải qua lần đầu tiên đi học ở ngôi trường cấp 2, tôi cảm thấy háo hức hơn bao giờ hết với những thử thách và cơ hội mà nó mang lại. Dù có một chút khó khăn, nhưng tôi tin rằng với sự cống hiến và nỗ lực, tôi sẽ có thể đạt được những thành công tốt đẹp trong những năm học tiếp theo.
Cứu em đi
Câu 1 :
Phương thức biểu đạt: tự sự
Ngôi kể thứ 3
Câu 2:
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..
- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".
Câu 3:
truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó là chế ngự thiên tai, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
Câu 4:
Một số truyện dân gian khác liên quan đến thời đại các vua Hùng như:
-Sự tích trầu cau
-Hùng Vương chọn đất đóng đô
-Vua Hùng dạy dân cấy lúa
-Vua Hùng trồng kê tra lúa
-Chử Đồng Tử