K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2017

Vectơ cường độ điện trường của một hệ điện tích điểm Q1, Q2, Q3, ……, Qi…, Qn gây ra tại một điểm M cách các điện tích khoảng cách lần lượt là r1M, r2M,…, riM,…, rnM được xác định bằng tổng vectơ của cường độ điện trường gây ra bởi các điện tích điểm trong hệ gây ra tại điểm đó.

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

Trong đó:

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

20 tháng 4 2017

Giải.

Ta xác định được vectơ cường độ điện trường →EE→ gây bởi điện tích điểm q tại điểm M:

→E=→Fq0=14πσ0.qσr2.→rrE→=F→q0=14πσ0.qσr2.r→r (**)

Từ (**) ta nhận thấy:

Nếu q là điện tích dương thì vectơ cường độ điện trường →EE→ do nó gây ra sẽ cùng hướng với bán kính →rr→ (hình a) nghĩa là →EE→ hướng ra xa điện tích q.

Nếu q là điện tích âm, thì vectơ cường độ điện trường →EE→ do nó gây ra sẽ ngược hướng với bán kính →rr→ ( nghĩa là →EE→ hướng vào điện tích q.

Trong cả 2 trường hợp trên, cường độ điện trường tại M đều có dạng:

E=14πσ0.|q

18 tháng 8 2023

Điện thế tại mặt đất là: \(V_d=0\)

Hiệu điện thế cách mặt đất 5m là: 

\(U=V_M-V_d=V_M-0=V_M\)

Mà: \(U=E\cdot d\)

\(\Rightarrow U=5\cdot114=570V\)

Điện thế cần xét là 570V

20 tháng 4 2017

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

E=F/q

Đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.

5 tháng 7 2018

• Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.

• Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

Giải bài tập Vật Lý 11 | Giải Lý 11

• Đơn vị cường độ điện trường trong hệ SI là V/m.

19 tháng 1 2018

Đáp án: C

Độ lớn cường độ điện trường không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử

24 tháng 9 2019

Đáp án C. Vì cường độ điện trường đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó mà không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố bên ngoài nào khác

3 tháng 4 2019

Chọn đáp án C.

Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, độ lớn cường độ điện trường không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử.

27 tháng 3 2017

Chọn đáp án C

Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, độ lớn cường độ điện trường không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích thử.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
5 tháng 11 2023

a) Phương của cường độ điện trường này trùng với đường nối của điện tích với điểm đang xét.

Chiều của cường độ điện trường hướng ra xa điện tích (do Q là điện tích dương).

Độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng 1 cm là:

\(E = \frac{{\left| Q \right|}}{{4\pi {\varepsilon _0}{r^2}}} = \frac{{{{3.10}^{ - 9}}}}{{2\pi {\varepsilon _0}}}\)(V/m)

Độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng 2 cm là

\(E = \frac{{\left| Q \right|}}{{4\pi {\varepsilon _0}{r^2}}} = \frac{{{{15.10}^{ - 10}}}}{{4\pi {\varepsilon _0}}}\) (V/m)

Độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng 3 cm là

\(E = \frac{{\left| Q \right|}}{{4\pi {\varepsilon _0}{r^2}}} = \frac{{{{5.10}^{ - 10}}}}{{3\pi {\varepsilon _0}}}\) (V/m)

b) Càng gần điện tích thì cường độ điện trường càng mạnh, càng xa điện tích thì cường độ điện trường càng yếu. Phù hợp với công thức thể hiện mối quan hệ giữa cường độ điện trường và khoảng cách từ điện tích đến điểm xét: độ lớn cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điện tích đến điểm xét.

c) Cường độ điện trường do một điện tích điểm dương gây ra có:

- Phương: trùng với đường nối của điện tích với điểm đang xét.

- Chiều: hướng ra xa điện tích.

- Độ lớn: tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ điện tích điểm đó đến điểm xét.