K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2023

           10 bạn trả lời đúng tích

  ( không tính người sai, phải rõ ràng )

 

4 tháng 12 2023

....

 

29 tháng 2 2016

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

      Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

          Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

           Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

          Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca".

Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980).

Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa :

          Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội.

          Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng  quan hệ đối ngoại.    

 

18 tháng 11 2019

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo “phương án Maobáttơn” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo.

- Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong những năm 1948-1950. Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

14 tháng 9 2018

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Việt Nam bước vào giai đoạn thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền.

- Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

- Tiến lên Chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho độc lập và thống nhất của đất nước thêm bền vững.

- Độc lập và thống nhất đất nước không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật phát triển hợp với quy luật của cách mạng nước ta.

29 tháng 2 2016

- Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

+ Xây dựng lực lượng chính trị :

Nhiệm vụ cấp bách là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc. Năm 1942, khắp các châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.

 Ở Bắc Kì và miền Trung, các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứu quốc", nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập.

 Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam". Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập và đứng trong Mặt trận Việt Minh.

Đảng cũng tăng cường vận động binh lính Việt và ngoại kiều Đông Dương chống phát xít.

+ Xây dựng lực lượng vũ trang :

 Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.

 Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (2-1941), phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (7-1941 đến 2-1942). Tháng 9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.

 Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị - quân sự…

+ Xây dựng căn cứ địa cách mạng :

 Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai

 Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa.

- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

 Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh –Phúc Yên) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được thành lập.

 Ở Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (2-1944).

 Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban “xung phong Nam tiến” được lập ra để  liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi

Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”

Ngay 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đã giành hai thắng lợi ở trận Phay Khắt và Nà Ngần.

19 tháng 11 2021

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc quan hệquoocs tế phát triển theo bốn xu hướng sau: một là: xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế (từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước lớn tránh xung đột trực tiếp, đối đầu nhau. Các xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp. Hai là: sự tan rã của Trật tự hai cực Ianta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm (nhưng Mĩ lại chủ trương "thế giới đơn cực" để dễ bề chi phối, thống trị thế giới). Ba là: từ sau Chiến tranh lạnh dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng KH - KT, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm (các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng nhau hợp tác và phát triển như Liên minh châu Âu- EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN mà VN là một thành viên từ tháng 7 - 1995. Bốn là: tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái: Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á..(nguyên nhân là do những mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ. Ở nhiều nơi, các cuộc xung đột diễn ra nghiêm trọng, kéo dài làm cho đất nước không ổn định  và gây bao đau khổ cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình và ổn định hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.

23 tháng 6 2017

* Bảo vệ biên giới Tây Nam:

- Tháng 5 - 1975 Khơme đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó chiếm đảo Thổ Chu.

- Ngày 22 - 12 - 1978, chúng huy động bộ binh, pháo binh tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới phía Tây Nam nước ta.

- Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân dân ta đã tiêu diệt và quét sạch bọn chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta.

- Theo yêu cầu của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân đội Việt Nam kết hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công, tiêu diệt Pôn Pốt.

- Ngày 7 - 1 - 1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.

* Bảo vệ biên giới phía Bắc:

- Ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

- Để bảo vệ Tổ quốc, quân dân ta đã đứng lên chiến đấu, đến ngày 18 - 3 - 1979, Trung Quốc rút khỏi nước ta.

11 tháng 10 2018

* Diễn biến:

- Tháng 3 - 1947, Pháp cử Bôlae làm Cao ủy ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công căn cứ Việt Bắc, tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Tháng 10 - 1947, Pháp mở chiến dịch tiến công Việt Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tân công mùa đông của giặc Pháp”.

- Tháng 11 - 1947, quân ta tiến công và bao vây Pháp ở hầu hết các mặt trận và giành được thắng lợi vào ngày 19 - 12 - 1947.

* Kết quả:

- Buộc Pháp phải rút lui khỏi nhiều khu vực như Chợ Đồn, Chợ Rã,..

- Thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô.

- Bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh.

* Ý nghĩa:

     + Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới.

     + Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, “dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp. Buộc Pháp phải đánh theo chiến lược của ta, đánh lâu dài với ta.

28 tháng 4 2016

-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

28 tháng 4 2016

-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

3 tháng 4 2019

Đáp án B