K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2017

Cuộc sống gian khổ của người dân Cao Bắc Lạng được thể hiện qua các hình ảnh:

    + Mấy năm: thời gian kéo dài

    + Quên tết… quên rằm

    + Chạy hết núi khe, cay đắng…

    + Lán sụp, nát cửa, vắt bám

    + Mẹ địu em chạy, con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải

    + Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li biệt

    + Cha ngã xuống, phủ mặt cho chồng, máu đầy tay

→ Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên tạo ấn tượng mạnh vì nó tác động người đọc

- Tội ác của giặc Pháp:

    + Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng

    + Áp quần bị vơ vét

    + Cha bị bắt, bị đánh chết

    + Chôn cất cha bằng khăn của mẹ, liệm bằng áo của con

    + Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt

→ Giặc Pháp tàn bạo, ác độc, qua đó thể hiện sự căm thù đến tột độ và muốn trả thù của tác giả

12 tháng 12 2019

Đáp án D

Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

25 tháng 4 2017

a, Vẻ đẹp của thượng lưu được tác giả miêu tả:

- Mang vẻ đẹp sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm, có lúc dịu dàng, say đắm

    + Sự mãnh liệt hoang dại của con sông được thể hiện qua biện pháp so sánh: bản trường ca rừng già, hình ảnh đầy ấn tượng, sự mãnh liệt thể hiện qua ghềnh thác, cuộc sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn

- Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm: màu sắc rực rỡ

- Dòng sông được nhân hóa, cô gái di-gan phóng khoáng, man dại, rừng già hun đúc cho cô gái bản lĩnh dan dạ, tâm hồn tư do và trong sáng

b, Đầu bài viết người đọc cảm nhận sự tài hoa từ ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng, kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… hấp dẫn về con sông mang nét thơ mộng

- Kết thúc tác giả thể hiện trọn vẹn con sông, tâm hồn sâu thẳm của nó, dẫn dắt, mở sang đoạn tiếp

5 tháng 12 2017

Về chính trị:“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”.

Đáp án cần chọn là: B

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.

h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.

1
3 tháng 6 2018

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.

8 tháng 6 2016

Trong cuộc thi "Long An quê hương tôi"

8 tháng 6 2016

ban doan dung roi, hj

11 tháng 3 2016

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:

"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.

- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...)

=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt

- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh...

=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh.

3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”

- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.

- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.

4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.

Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.

23 tháng 3 2017

Không gian:

- Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

- Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả đều không quên nguồn cội: “Hàng năm ăn đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

=> Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một đất nước thân thương đối với mỗi cá nhân con người.

Đáp án cần chọn là: D

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 

Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp.

Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?

(…)

Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao.

                                                  Nhóm tác giả (hanhtrinhdelta.edu.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?”

Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao”

Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0