Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cuối năm 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh đối với các thuộc địa Bắc Mĩ. Thực dân Anh ra lệnh đóng cảng Bô-xtơn, làm ngưng trệ các hoạt động thương mại, nạn thất nghiệp lan tràn. Tháng 4-1774, Anh ban bố 5 đạo luật đàn áp, gây nên phong trào đấu tranh chống Anh mạnh mẽ.
- Từ 5-9 đến 26-10-1774, tại Phi-la-đen-phi-a đã diễn ra Đại hội lục địa lần thứ nhất, các đại biểu nhất trí yêu cầu mà Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Vua Anh không chấp nhận mà còn chuẩn bị trừng phạt.
- Tháng 4-1775, chiến tranh giữa các thuộc địa và chính quốc đã nổ ra. Lúc đầu quân khởi nghĩa chịu nhiều thất bại vì lực lượng non yếu, thiếu sự tổ chức chặt chẽ; đến đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm được Bô-xtơn.
Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều:
- Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.
- Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.
⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
- Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.
- Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.
Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.
* Cuộc nội chiến Nam – Bắc Triều:
- Lúc nhà Mạc tập trung lực lượng đối phó với cuộc nổi dậy trong nước, Nguyễn Kim, một tướng cũ nhà Lê đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.
- Từ năm 1539 đến năm 1543, Nguyễn Kim đánh Thanh Hóa, Nghệ An, xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung hưng.
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh kiểm thay thế vị trí, tiếp tục chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh năm quyền chi phối Triều Lê, thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh – Nghệ (gọi là Nam Triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc Triều).
- Cuộc nội chiến Nam – bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592), tàn phá đất nước nặng nề.
- Năm 1592 Nam Triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam- Bắc triều về cơ bản chấm dứt.