Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHẦN LỊCH SỬ
A/ Phần trắc nghiệm:
*HS xem lại tất cả các bài tập trong vở bài tập Lịch sử. ( từ bài 12 đến bài 16)
B/ Phần tự luận: Trả lời được nội dung sau:
1/ Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?
2/ Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? Ý nghĩa của sự ra đời nhà nước Văn Lang?
3/ Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang và rút ra nhận xét.
4/ Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc.
5/ Trình bày những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
6/ Hãy nêu những chuyển biến về kinh tế nước ta dưới thời Bắc thuộc.
7/ Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc.
8/ Xem lại các BT phần Luyện tập và vận dụng SGK.
PHẦN ĐỊA LÍ
A/ Phần trắc nghiệm:
*HS xem lại tất cả các bài tập trong vở bài tập Địa lí. ( từ đầu HK 2 đến hết tuần 25)
B/ Phần tự luận: Trả lời được nội dung sau:
1/ Nêu đặc điểm của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.
2/ Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ rừng? Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng.
3/ Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2 SGK/ 176. Nêu một số đặc điểm của thiên nhiên
Việt Nam.
4/ Tại sao để bảo vệ đất ta cần phải phủ xanh đất trống đồi trọc?
5/ Nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Nêu
biện pháp bảo vệ sinh vật.
a.Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?
⇒ Địa hình Hy Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn ⇔ không thuận lợi nông nghiệp.
b.Ngày nay,những thành tựu văn hóc nào của Hy Lạp cổ đại vẫn được ứng dụng trong cuộc sống?
⇒ lịch, các định luật, định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ đại như đấu trường Cô-li-dê vẫn còn tồn tại đến nay.
Câu 30. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biển.
Câu 31. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?
A. Nghề rèn sắt. B. Nghề đúc đồng.
C. Nghề làm giấy. D. Nghề làm gốm.
Câu 32. Tầng lớp nào trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc ?
A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hoá.
B. Địa chủ người Việt.
C. Nông dân làng xã.
D. Hào trưởng bản địa.
Câu 33. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 34. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở
A. vùng cửa sông Bạch Đằng.
B. Phong Châu.
C. vùng cửa sông Tô Lịch.
D. Phong Khê.
Câu 35. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở
A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).
B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).
Câu 36. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến
Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên
Nhiều năm kham khổ liên miên
Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?
A. Mai Thúc Loan.
B. Lý Bí.
C. Triệu Quang Phục.
D. Phùng Hưng.
Câu 37. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:
“Người Hà Tĩnh, mặt đen như mực,
Từng chiêu binh ra sức chống Tàu
Nghệ An chiếm được buổi đầu
Tấm gương tung dũng đời sau còn truyền”
A. Mai Thúc Loan.
B. Lý Nam Đế.
C. Triệu Quang Phục.
D. Phùng Hưng.
Câu 38. Địa bàn nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hiện nay thuộc địa phương nào?
A. Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. B. Huyện Phúc Thọ, Hà Nội.
C. Huyện Mê Linh, Hà Nội. D. Huyện Đông Anh, Hà Nội.
Câu 39. “Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào?
A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Bà Triệu. D. Lê Chân.
Câu 40 . Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã
A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.
D. Tìm cách xóa bỏ tập quán lâu đời của nhân dân ta
tham khảo
C1
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.
2.
Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.
Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.
Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.
3.
- Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.
Từ những đặc điểm đã nêu ở trên về vị trí, ý nghĩa của thành Cổ Loa cho thấy đó là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Thục Phán An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào Thủ đô Hà Nội bây giờ, Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Những tính chất đặc trưng một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, quân thành, thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi.
Em không đồng ý với ý kiến trùng tu lại Cửa Bắc- Hà Nội
Vì Cửa Bắc – Thành cổ Hà Nội có những vết đạn pháo do thực dân Pháp đánh chiếm để lại năm 1882. Những vết đạn đó chính là tư liệu hiện vật có giá trị lịch sử minh chứng lại quá trình đấu tranh và bảo vệ của nhân dân Hà Nội. Việc trùng tu và xóa bỏ đi những vết đạn pháo đó là chúng ta đang làm mất dần đi những vết tích của lịch sử.