K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2018

Đáp án D

Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện và ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiến hành đổi mới

=> Loại trừ đáp án: D

26 tháng 7 2021

Tạm thời điểm khác trong công cuộc đổi mới của ĐCS VN có gì khác với Liên Xô thì mình chưa tìm ra, mới được phần thành tựu thôi nha bạn :v

Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới 1968-1991

- Thành tựu kinh tế:

+ Lương thực thực phẩm đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1989 đã có dự trữ và xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống.

+ Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng; lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

+ Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức. Từ năm 1986 – 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng có giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn năm 1989), dầu thô… tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.

+ Kiềm chế lạm phát từ 20% (1986) còn 4,4% (1990).

+ Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. Khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ; tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

 - Chính trị:

+ Bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.

+ Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

2 tháng 1 2018

Đáp án A

Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Hậu quả: Chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở tất cả cả các nước Đông Âu, kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới.

- Nguyên nhân:

       + Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

      + Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

       + Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

     + Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 

- Cơ sở hình thành: chung 1 mục tiêu là xây dựng XHCN; chung hệ tư tưởng Marx - Lenin; do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

- Hoạt động:

    + Hội đồng tương trợ Kinh tế - SEV (8 - 1 - 1949).

    + Tổ chức Hiệp ước Vác - sa - va (5 - 1955).

 


 

30 tháng 4 2018

Đáp án cần chọn là: D

Sự thất bại của công cuộc cải tổ Liên Xô đã để lại cho Việt Nam nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Bài học đầu tiên đó là việc xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp, đúng đắn. Thấm nhuần tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin và kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhạy bén với sự thay đổi của tình hình để đề ra những chủ trương, chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?-------------------Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?----------------Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào...
Đọc tiếp

Câu 1: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) có gì khác so với công cuộc cải tổ do Đảng ta đề xướng?

-------------------

Câu 2: Cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ 1945-1991? Ý nghĩa của sự giúp đơc đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta?

----------------

Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi và khu vực mĩ latinh chia làm mấy giai đoạn? Vai trò, vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự nghiệp phát triển quan hệ quốc tế?

------------------

Câu 4: Nét khác biệt cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu phi, mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Tại sao lại có sự khác biệt đó?

-----------------

Câu 5: So sánh đặc điểm giải phóng dân tộc ở châu phi và châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai (tổ chức lãnh đạo, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập, kết quả và quá trình xây dựng đất nước)

0
5 tháng 1 2021

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao đọng trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

 

5 tháng 1 2021

ừm cảm ưn bạn nha mình còn mắc mỗi chỗ liên hệ 

7 tháng 10 2023

Tham khảo

Về kinh tế:

- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.

Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.

- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới

 Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.

* Về khoa học - kỹ thuật:

- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

* Đối ngoại:

- Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách chung sống hòa bình, quan hệ với tất cả các nước 

- Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do của các dân tộc áp bực. 

=> Cần noi theo ý chí quyết tâm của họ