K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2021

Tham khảo:

Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.

Mở đầu là hai câu hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.

Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.

Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.

Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.

21 tháng 11 2016

Ca dao dân ca, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương bức xạ hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu về ca dao dân ca không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam mà còn làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha. Ca dao dân ca là kết tinh thuần tuý của tinh thần dân tộc, là nét đẹp trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm. Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại. Phân tích các họa tiết hoa văn trên trống đồng, nhiều người đã tìm thấy ở đây hình ảnh lễ thờ nữ thần Mặt Trời cũng là nữ thần Nông nghiệp. Trong lễ hội này đã sử dụng các hình thức âm nhạc, thanh nhạc múa hát và các nhạc khí.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao".

Câu nói, làn điệu, giọng hát là những đòi hỏi bức thiết nảy sinh trong đời sống xã hội, qua thời gian, những câu nói hay, những làn điệu hấp dẫn đã được nhân dân sưu tập và gìn giữ. Cùng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội và trí tuệ của nhân dân đúc kết nên. Qua lời ca, câu hát, ca dao và dân ca Việt Nam là những câu nói đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức ở mỗi con người. Càng đi sâu vào tìm hiểu ca dao dân ca, chúng ta sẽ thấy được những nét tài hoa, óc sáng tạo đầy tinh thần thẩm mỹ. Tuy nhiên ở mỗi loại hình lại có những đặc điểm riêng biệt.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca đi thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc. Nhưng cũng không phải tất cả câu hát của dân ca là ca dao. Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiều, còn ca dao chỉ có một số chức năng nhất định".

Ca dao dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu. Nó có thể là một câu nói triết lý bao hàm một nội dung giáo dục của ai đó. Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, có thể nói ca dao dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất. Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người". Có một câu ca dao rất ý nghĩa, không chỉ nói lên quan niệm triết lý của người Việt Nam mà đó còn là một câu nói thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhau, thể hiện sức mạnh của tập thể.

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao".

Chất trí tuệ, giàu tư tưởng tình cảm trong ca dao dân ca là những nguồn nhựa sống bổ sung cho văn hóa dân gian thêm phong phú và đậm đà bản sắc. Tuy cũng là câu nói, giọng điệu cùng với một cái nôi xuất phát nhưng không phải câu ca dao nào cũng có thể trở thành dân ca và ngược lại, ở mỗi thể loại lại có thêm những ưu thế bổ sung ứng dụng trong từng hoàn cảnh của thực tế đời sống. Theo cách hiểu thông thường, ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca. Như vậy giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ ràng. Ca dao là những câu nói phổ thông trong dân gian. Ca dao người Việt thường được cấu tạo bằng hai câu lục bát, một thể thơ rất âm điệu tiếng Việt. Khi có nhiều câu kết thành một đoạn ngắn thì gọi là dân ca, vì vậy ranh giới giữa ca dao và dân ca là một sợi chỉ rất mỏng manh. Ca dao là lối văn truyền khẩu, trước tiên là do một người vì xúc cảm mà phát hiện ra, rồi vì lời hay, ý đẹp mà lan truyền trong dân gian và truyền mãi từ đời này qua đời khác. Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.

"Có cha, có mẹ có hơn
Không cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

Câu thơ không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con. Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta. Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè.

"Anh em như chân, như tay
Như chim liền cánh, như cây liền cành".

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động.

"Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".

Chính vì khả năng dễ nói, dễ tiếp thu, ca dao đã đi vào đời sống của nhân dân một cách rất tự nhiên và trong mọi hoàn cảnh.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Qua ca dao dân ca những hình ảnh của miền quê như trở nên gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh. Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, của gió Lào cát cháy, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi dậy con khôn lớn. Những lời hát ru của mẹ đã hòa đồng với tâm hồn trẻ thơ, vừa đằm thắm nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần trầm tư sâu lắng. Trong câu hát của mẹ có ánh trăng soi rọi như đưa con vào giấc ngủ êm đềm, có áng mây trôi bồng bềnh trên đỉnh núi, có dòng sông bên lở bên bồi, có mặt biển long lanh ánh bạc và những con thuyền thấp thoáng ngoài khơi xa. Nghe lời ru của mẹ, trẻ thơ như được tiếp thêm nguồn dự trữ lớn lao về lòng yêu quê hương, đất nước, chắp cánh cho tuổi thơ của con thêm vững bước và sáng ngời niềm tin.

Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao dân ca được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời. Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dậy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dậy bảo rất sâu sa. Đó là những câu hát được truyền tải bằng âm thanh giọng điệu ngôn ngữ với nội dung nghệ thuật phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Giống như đại thi hào Macxingocki đã nhận định: "con người không thể sống mà không vui sướng được. Họ phải biết cười đùa, họ sáng tạo nên những bài hát vui tươi, họ thích nhẩy múa". Bởi vậy, ca dao dân ca là sản phẩm văn hoá tinh thần và cần thiết đối với mỗi dân tộc, con người.

Trong câu hát ru của người mẹ Thanh Hoá, câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau" như một lời nhắn nhủ của người mẹ với đứa con thơ về tình nghĩa đạo lý ở đời, phải ăn ở thuỷ chung trước sau như một, đầy ắp tình thương và tình người. Từ thực tế cuộc sống những câu hát dân gian, những lối nói chân thành chất phác nhưng cũng không kém phần triết lý sâu sẵc, thực tế là những cái hay, cái tinh tuý của dân tộc được kết tinh từ cuộc sống hàng ngày. Trong ứng xử giao tiếp ông cha ta đã có vô vàn những câu nói đúc kết về những lối nói, những hành vi ứng xử khéo léo, lịch sự và duyên dáng.

Phó Giáo sư, Phó Tiến sỹ Mai Ngọc Chừ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia phát biểu: "Trước hết tôi xin nói về lời chào, người Việt Nam rất coi trọng lời chào. Người ta thường nói:"Tiếng chào cao hơn mâm cỗ". Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian. Ví dụ:

"Gặp nhau ăn một miếng trầu
Mai ra đường cái gặp nhau ta chào"
Hoặc: "Đôi ta như đá với dao,
Năng liếc thì sắc, năng chào thì quen".

Nhưng năng chào cũng chưa đủ, chào phải đúng lúc, đúng chỗ:

"Gặp nhau đường vắng thì chào
Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng".

Câu thơ, giọng hát với cái đích là phục vụ nhân sinh. Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, cho nên ca dao dân ca không chỉ là những bài hát ngắn dài, vần, vè về câu chữ, nhịp điệu trầm bổng du dương để quên nguôi cảnh buồn tẻ, trống trải mà thực tế nội dung ý nghĩa còn mang tính nhân văn sâu sắc.

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".

Bên cạnh ý nghĩa là công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ, câu ca dao này còn được hiểu rộng ra với những nét nghĩa rất phong phú.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn học dân gian, Viện Văn học phát biểu: "Để hiểu câu ca dao như thế nó vừa lớn, vừa rộng, vừa có tính dân tộc, bởi vì núi được công nhận là cao, rộng, công cha đối với con là không phải bàn. Mình có đặc điểm khác các nước là làm nông nghiệp, việc bám vào quê hương, đất tổ, bám vào đất, nước là truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn bám vào quê hương và trong quê hương đó là do cha mẹ mình, tổ tiên mình sáng tạo ra, do vậy tấm lòng của mình phải hướng về cha mẹ, không thể xa rời được. Nghĩa đấy cũng như nước trong nguồn, chảy mãi. Công cha, nghĩa mẹ để lại mãi mãi cho mình, con cháu. Tình cảm con người đối với cha mẹ đều được công nhận trên thế giới, nhưng ở Việt Nam có đặc điểm riêng là làm lúa nước, phải bám đất, bám làng nên tình làng nghĩa nước, tình cha, nghĩa mẹ luôn đi với nhau rất trọn vẹn. Từ tình cha mẹ rồi mới đến tình làng nghĩa nước, tình yêu tổ quốc, 3 cái đó quyện chặt với nhau. Vì vậy công cha như núi Thái Sơn có thể hiểu là cha cụ thể nhưng cũng có thể là cha Tổ quốc, mẹ cũng thế, có thể hiểu là đất nước. Vì vậy đất nước mình cũng là cha mẹ mình, tổ tiên mình. Tổ tiên, đất nước, cha mẹ, tất cả hòa làm một trong câu ca dao đó".

Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.

Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.

Bạn tham khảo nha! CHúc bn hc tốt!

3 tháng 11 2021

bạn có thể phân tích theo các ý sau ha: 

1/ motif "thân em": người phụ nữ 

2/ biện pháp so sánh "thân em" với "miếng trầu khô" có ý nghĩa gì? 

3/ "kẻ thanh", "người thô" đều là ẩn dụ, bạn cần chỉ ra hai đối tượng này có đặc điểm như thế nào? 

4/ "mỏng" và "dày" là đối, trái nghĩa, nó nổi bật ý gì? tại sao? 

9 tháng 11 2019

Bài làm

Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở nằm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.

Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như

Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm - một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.

Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.

10 tháng 11 2019

Sơ đồ tư duy vẻ đẹp người lao động qua ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

12 tháng 11 2019

Tiếng cưới tự trào, vui tươi hóm hỉnh (bài 1)

* Lời dẫn cưới của chàng trai:

- Sử dụng biện pháp liệt kê, chàng trai đưa ra một loạt vật dẫn cưới: voi, trâu bò, chuột béo.

- Lối nói khoa trương, cường điệu, phóng đại: Chàng trai định dẫn cưới bằng những lễ vật rất có giá trị.

⇒ Chàng trai đang tưởng tượng về một lễ cưới linh đình, sang trọng. Đó là ước mơ của những chàng trai thôn quê về một ngày vu quy sung túc.

- Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo: Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai.

- Thủ pháp tương phản đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo để nói về hiện thực: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân.

⇒ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng vì lí do chấp hành pháp luật, lo cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có.

⇒ Cách nói thể hiện sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu, thông minh của chàng trai.

- Chi tiết hài hước: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng”

+ Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị

+ Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, có hại và bị người nông dân ghét bỏ.

+ Sự bất thường của chi tiết: Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng.

⇒ Chi tiết hài hước vừa đem lại tiếng cười sảng khoái, vừa thể hiện sự vui tươi, hóm hỉnh của chàng trai, một tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, yêu đời.

* Lời thách cưới của cô gái

- Thái độ của cô gái

+ Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”.

⇒ Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém bạn đời

+ Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang”

⇒ Ý nhị, khiêm tốn, thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai

- Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang

⇒ Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh

- Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình:

+ Cách nói giảm dần: To – nhỏ - mê – rím – hà

⇒ Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì.

+ Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà

⇒ Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa.

→ Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó. Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt, cô gái thấu hiểu cảnh ngộ của hai gia đình mà vui vẻ đón nhận vì cô là người coi trọng tình nghĩa hơn của cải.

22 tháng 3 2018

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao:

   + Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp, nói quá

- Đặc điểm khác biệt: Lấy những sự vật gần gũi cụ thể với người lao động để gọi tên, trò chuyện, so sánh: khăn, con sông, chiếc cầu, vườn hồng…

- Trong khi đó thơ bác học trong văn học sử dụng trang trọng hơn, có nhiều nét phức tạp hơn